12. Các dạng báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính
- Dạng 1: Ý kiến nhận xét hoàn hảo (báo cáo chấp nhận toàn bộ): Là loại ý kiến dược đưa ra khi kiểm toán viên chấp nhận toàn bộ số liệu của doanh nghiệp là trung thực và hợp lý. Một ý kiến nhận xét hoàn hảo sẽ chỉ rõ sự hài lòng của kiểm toán viên về mọi khía cạnh tài liệu của doanh nghiệp với đầy đủ 4 điều nêu trên. Báo cáo chấp nhận toàn bộ còn được lập trong trường hợp số liệu ban đầu của doanh nghiệp đưa ra là không thích hợp, nhưng sau đó đã chấp nhận sữa chữa theo ý kiến của kiểm toán viên.
Báo cáo kiểm toán chấp nhận toàn bộ là loại báo cáo kiểm toán tốt nhất đối với doanh nghiệp được kiểm toán.
- Dạng 2: Ý kiến chấp nhận từng phần (báo cáo kiểm toán chấp nhận từng phần): Là loại ý kiến nhận xét khi kiểm toán viên nhận thấy không chấp nhận toàn bộ được vì còn nhiều điểm chưa nhận được hoặc không đồng ý với doanh nghiệp. Ý kiến chấp nhận từng phần có hai dạng ý kiến là ý kiến “tùy thuộc vào” các nguyên nhân dẫn đến nhận xét không hoàn hảo hoặc ý kiến “ngoại trừ” những trường hợp có bất đồng với quản lý doanh nghiệp về từng bộ phận của báo cáo tài chính.
· Trường hợp nhận xét “ngoại trừ” : Khi kiểm toán viên nhận thấy không thể ghi ý kiến chấp nhận toàn bộ báo cáo tài chính của doanh nghiệp được vì còn có những bất đồng với các nhà quản lý doanh nghiệp về từng bộ phận của báo cáo tài chính thì kiểm toán viên ghi ý kiến nhận xét dưới dạng “ngoại trừ”. Trong báo cáo kiểm toán, kiểm toán viên phải giải thích rõ những điểm kiểm toán viên chưa đồng tình giá trị của báo cáo kiểm toán trong trường hợp này không hề bị hạn chế vì người đọc sẽ tự đánh giá các yếu tố bất đồng ảnh hưởng như thế nào đến báo cáo tài chính của doanh nghiệp.
Cần lưu ý là khi phạm vi kiểm toán bị hạn chế hoặc các số liệu không chắc chắn thì không sử dụng ý kiến nhận xét “ngoại trừ”.
· Trường hợp nhận xét “tùy thuộc vào”: Khi kiểm toán viên nhận thấy không thể chấp nhận toàn bộ được vì phạm vi kiểm toán bị hạn chế hoặc số liệu mập mờ nhưng chưa đến mức độ ghi ý kiến “từ bỏ” thì kiểm toán viên diễn đạt ý kiến dưới dạng “tùy thuộc vào”. Loại ý kiến này không sử dụng khi có bất đồng bởi các nhà quản lý doanh nghiệp.
- Dạng 3: Ý kiến nhận xét “từ bỏ”: Khi phạm vi kiểm toán bị giới hạn nghiêm trọng hay số liệu của doanh nghiệp mập mờ ở mức độ lớn khiến cho kiểm toán viên không thể ghi ý kiến nhận xét của mình về toàn bộ các báo cáo tài chính được thì kiểm toán viên ghi ý kiến “từ bỏ”. Các phạm vi kiểm toán bị giới hạn trong trường hợp này là không thể vượt qua được hoặc có thể giải quyết được nhưng không đảm bảo vững chắc. Với báo cáo kiểm toán loại ý kiến “từ bỏ” thì doanh nghiệp sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong các mối quan hệ. Cần chú ý là ý kiến “từ bỏ” không được dùng để diễn đạt trong trường hợp có bất đồng với các nhà quản lý doanh nghiệp.
- Dạng 4: Ý kiến “trái ngược” còn được gọi là ý kiến “bất đồng”: Đây là loại ý kiến được đưa ra khi có sự bất đồng với các nhà quản lý doanh nghiệp ở mức độ lớn khiến kiểm toán viên không thể ghi ý kiến dưới dạng “ngoại trừ”. Kiểm toán viên có thể không đồng ý với các nhà quản lý doanh nghiệp về:
· Sự thích hợp của chế độ kiểm toán mà doanh nghiệp đang sử dụng
· Phương pháp áp dụng chế độ kế toán
· Sự thể hiện trung thực, hợp lý trong báo cáo tài chính
· Sự phù hợp của báo cáo tài chính với các yêu cầu pháp luật tương ứng.
Báo cáo kiểm toán trong trường hợp này cần ghi rõ thực chất của sự bất đồng, chỉ ra các khoản mục bất đồng và cố gắng tối đa để xác định được ảnh hưởng có thể xảy ra với báo cáo tài chính về mặt định hướng.
Ý kiến trái ngược không được dùng trong trường hợp có sự giới hạn về phạm vi kiểm toán hoặc số liệu mập mờ.
Báo cáo kiểm toán với ý kiến “bất đồng” là loại báo cáo không doanh nghiệp nào muốn có, vì với báo cáo kiểm toán loại này, doanh nghiệp khó có thể tồn tại và phát triển được.
ĐK để công dân VN trở thành KTV độc lập tại VN
- Có lý lịch rõ rang, phẩm chất trung thực, liêm khiết, nắm vững PL & chính sách chế độ KTế tài chính, kế toán, thống kế của nhà nước, ko có tiền án tiền sự
- Có bằng tốt nghiệp đại học or trung học chuyên nghiệp chuyên nghành tài chính kế toán, đã công tác kế toán tài chính từ 5 năm trở lên (đại học) or 10 năm trở lên (trưng học)
- Đc công nhận vào làm việc tại 1 tổ chức kiểm toán độc lập hoạt động hợp pháp ở VN & đã đc đăng ký danh sách KTV tại bộ tài chính
Công chức nhà nước đương chức ko đc đăng ký hành nghề kiểm toán trong tổ chức kiểm toán độc lập
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top