11. đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
- Khái niệm:
ĐT&PTNNL là các hoạt động để duy trì và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tổ chức, là điều kiện quyết định để các tổ chức có thể đứng vững và thắng lợi trong môi trường cạnh tranh.
Phát triển nguồn nhân lực (theo nghĩa rộng) là tổng thể các hoạt động học tập có tổ chức được tiến hành trong những khoảng thời gian nhất định để tạo ra sự thay đổi hành vi nghề nghiệp của người lao động. Phát triển nguồn nhân lực bao gồm 3 hoạt động là giáo dục, đào tạo và phát triển.
So sánh giữa đào tạo và phát triển nguồn nhân lực:
Đào tạo
Phát triển
Tập trung
Công việc hiện tại
Công việc tương lai
Phạm vi
Cá nhân
Cá nhân và tổ chức
Thời gian
Ngắn hạn
Dài hạn
Mục đích
Khắc phục sự thiếu hụt về kiến thức và kỹ năng hiện tại
Chuẩn bị cho tương lai
- Lý do để công tác ĐT&PTNNL là quan trọng và cần được quan tâm đúng mức trong các tổ chức:
+ Để đáp ứng yêu cầu công việc của tổ chức hay nói cách khác là để đáp ứng nhu cầu tồn tại và phát triển của tổ chức
+ Để đáp ứng nhu cầu học tập, phát triển của người lao động
+ ĐT&PT là những giải pháp có tính chiến lược tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp
- Vai trò và tác dụng:
+ Đối với tổ chức:
Nâng cao năng suất lao động, hiệu quả và chất lượng của thực hiện công việc
Giảm bớt sự giám sát
Nâng cao tính ổn định và tính năng động của tổ chức
Duy trì và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Tạo điều kiện để áp dụng tiến bộ kỹ thuật và quản lý vào doanh nghiệp
Tạo ra lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp
+ Đối với người lao động:
Tạo ra sự gắn bó giữa người lao động với doanh nghiệp
Tạo ra tính chuyên nghiệp của người lao động
Tạo ra sự thích ứng giữa người lao động và công việc hiện tại cũng như tương lai
Đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng phát triển của người lao động
Tạo ra cho người lao động có cách nhìn, cách tư duy mới trong công việc của họ, là cơ sở để phát huy tính sáng tạo của người lao động trong công việc
- Các phương pháp ĐT&PTNNL:
Đào tạo trong công việc:
PĐào tạo theo kiểu chỉ dẫn công việc: Người dạy giới thiệu, giải thích về mục tiêu của công việc và chỉ dẫn tỉ mỉ theo từng bước về cách quan sát, trao đổi, học hỏi và người lao động làm thử cho tới khi thành thạo dưới sự hướng dẫn, chỉ dẫn chặt chẽ của người dạy.
PĐào tạo theo kiểu học nghề: Chương trình đào tạo bắt đầu với việc học lý thuyết trên lớp, sau đó các học viên được đưa đến làm việc dưới sự hướng dẫn của công nhân lành nghề, được thực hiện các công việc thuộc nghề cần học cho tới khi thành thạo tất cả các kỹ năng của nghề.
PKèm cặp và chỉ bảo: Các cán bộ quản lý và các nhân viên giám sát có thể học được các kiến thức, kỹ năng cần thiết cho công việc trước mắt và tương lai thong qua sự kèm cặp, chỉ bảo của những người quản lý giỏi hơn. Có 3 cách kèm cặp: kèm cặp bởi người lãnh đạo trực tiếp, kèm cặp bởi 1 cố vấn, kèm cặp bởi người quản lý có kinh nghiệm hơn.
P Luân chuyển và thuyên chuyển công việc: chuyển người quản lý từ công việc này sang công việc khác để nhằm cung cấp cho họ những kinh nghiệm làm việc ở nhiều lĩnh vực khác nhau trong tổ chức
Ưu điểm của đào tạo trong công việc:
Không yêu cầu không gian hay những trang thiết bị đặc thù
Ý nghĩa thiết thực vì học được làm việc và có thu nhập trong khi học
Mất ít thời gian đào tạo
Cho phép học viên thực hành những gì mà tổ chức mong đợi ở họ sau khi kết thúc đào tạo
Cho phép học viên được làm việc với những đồng nghiệp tương lai của họ
Nhược điểm của đào tạo trong công việc:
Lý thuyết được trang bị không có hệ thống
Học viên có thể bắt chước những thao tác, kinh nghiệm không tiên tiến của người dạy
Đào tạo ngoài công việc:
PTổ chức các lớp cạnh doanh nghiệp:Các doanh nghiệp tổ chức các lớp đào tạo với các phương tiện và thiết bị dành riêng cho học tập. Chương trình đào tạo gồm 2 phần: lý thuyết và thực hành. Phần lý thuyết được giảng dạy tập trung do các kỹ sư, cán bộ kỹ thuật phụi trách. Phần thực hành được tiến hành tại các xưởng thực tập do các kỹ sư, công nhân lành nghề hướng dẫn
PCử người đi học ở các trường chính quy
PCác bài giảng, hội nghị hoặc hội thảo
PĐào tạo theo kiểu chương trình hóa với sự trợ giúp của máy tính:Các chương trình đào tạo được viết sẵn trên đĩa mềm của máy tính, học viên chỉ việc thực hiện theo hướng dẫn của máy tính.
PĐào tạo theo phương thức từ xa: Người học và người dạy không trực tiếp gặp nhau tại một địa điểm và cùng thời gian mà thông qua các phương tiện nghe nhìn trung gian.
PĐào tạo theo kiểu phòng thí nghiệm:bao gồm các buổi hội thảo học tập, trong đó sử dụng các kỹ thuật như bài tập tình huống, diễn kịch, mô phỏng trên máy tính, trò chơi quản lý hay bài tập giải quyết vấn đề
PMô hình hóa hành vi: Phương pháp diễn kịch nhưng các vở kịch được thiết kế sẵn để mô hình hóa hành vi hợp lý trong các tình huống đặc biệt
PĐào tạo kỹ năng xử lý công văn, giấy tờ: Người quản lý nhận được một loạt các tài liệu, các bản ghi nhớ, các tường trình, báo cáo, lời dặn dò từ cấp trên và các thông tin khác, họ có trách nhiệm phải xử lý nhanh chóng, đúng đắn
- Trình tự xây dựng chương trình ĐT&PTNNL:
+B1: Xác định nhu cầu: Là xác định khi nào, ở bộ phận nào cần phải đào tạo, dào tạo kỹ năng nào, cho loại lao động nào và bao nhiêu người. Tổ chức phải căn cứ vào phân tích công việc và đánh giá thực hiện công việc để phân tích nhu cầu lao động của tổ chức, các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng cần thiết, phân tích trình độ hiện có của người lao động, từ đó có cơ sở để xác định nhu cầu đào tạo
+B2: Xác định mục tiêu đào tạo: là xác định kết quả cần đạt của chương trình đào tạo, bao gồm: những kỹ năng cụ thể cần đào tạo và trình độ kỹ năng có được sau đào tạo; số lượng và cơ cấu học viên; thời gian đào tạo
+B3: Lựa chọn đối tượng đào tạo: là lựa chọn người cụ thể để đào tạo, dựa trên nghiên cứu và xác định nhu cầu, động cơ đào tạo của người lao động, tác dụng cảu đào tạo đối với người lao động và khả năng nghề nghiệp của từng người.
+B4: Xây dựng chương trình đào tạo và lựa chọn phương pháp đào tạo: Xây dựng 1 hệ thống các môn học và bài học được dạy, cho thấy những kỹ năng, kiến thức nào được dạy và dạy trong bao lâu. Trên cơ sở đó lựa chọn phương pháp đào tạo phù hợp
+B5: Dự tính chi phí đào tạo: Chi phí đào tạo bao gồm chi phí cho việc học (học phí, chi phí đi lại…) và chi phí cho việc giảng dạy (lương giáo viên, chi phí thiết bị…)
+B6: Lựa chọn và đào tạo giáo viên: Giáo viên có thể là những người trong biên chế doanh nghiệp hoặc thue giảng viên bên ngoài. Các giáo viên cần được tập huấn để nắm rõ mục tiêu và cơ cấu của chương trình đào tạo chung.
+B7: Đánh giá chương trình và kết quả đào tạo: Chương trình đào tạo được đánh giá theo các tiêu thức: mục tiêu đào tạo có đạt hay không? Điểm mạnh, điểm yếu của chương trình? Hiệu quả kinh tế… Kết quả của chương trình đào tạo bao gồm kết quả nhận thức, sự thỏa mãn của người học, khă năng vận dụng kiến thức, kỹ năng của đào tạo, sự thay đổi hành vi…
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top