10ChanDoanBPH
Câu 10: Chẩn đoán xác định và chẩn đoán phân biệt UPĐLTTTL.
I. Chẩn đoán xác định UPĐLTTTL: Dựa vào lâm sàng, cận lâm sàng:
1. Lâm sàng.
a. Triệu chứng cơ năng:
+ Có hội chứng rối loạn tiểu tiện: - Đái khó, đái tăng lần ( cả ngày lẫn đêm ), bí đái, đái rắt, đái buốt, đái không hết nước tiểu, đái đau cuối bãi.
+ Hội chứng rối loạn thành phần chất lượng nước tiểu như: đái đục, đái máu, đái ra mủ nếu có nhiễm khuẩn niệu.
b. Thực thể:
- Khám vùng hạ vị có cầu bàng quang.
- Thăm khám vùng thắt lưng có thể thấy thận to, hố thận đầy khi có ứ nước thận.
- Ấn vùng thận đau khi đang có viêm thận - bể thận.
- Thăm trực tràng: thấy khối u to chắc, căng, mặt nhẵn, ranh giới rõ, có cảm giác có độ đàn hồi. Ranh giới các thùy có thể còn hoặc mất.
2. Cận lâm sàng.
- Xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh.
+ Siêu âm: giúp cho chúng ta biết được các thông tin về khối lượng, hình dạng phát triển và mật độ của tiền liệt tuyến
+ XQuang
. Xq bụng không chuẩn bị (ASP): còn gọi là film hệ tiết niệu không chuẩn bị: cho phép phát hiện trường hợp sỏi cản quang hệ tiết niệu.
. Chụp niệu đồ thuốc tĩnh mạch (UIV): cho thấy hình ảnh khuyết bàng quang do u choán chỗ, hình ảnh túi thừa bàng quang, hình anh niệu quản bị đẩy lên hình lữơi câu (mehamoon). Đồng thời đánh giá độ giãn của bể thậnvà niệu quản (trong UPĐLTTTL sự dãn niệu quản thường kà đối xứng, ngược lại trong K TLT, sự giã này thường gặp ở một bên ).
. Chụp niệu đạo cản quang ngược dòng: hiện nay ít làm.
+ Thăm dò niệu động học (Urodynamic): Đo tốc độ dòng niệu (Uroflowmetry); Đo sức bóp bàng quang (Cystometry); Nghiên cứu áp lực dòng niệu để biết trương lực niệu đạo.
+ Soi bàng quang: cho phép xác định bàng quang có sỏi, có túi thừa hay không. Cho thấy hình ảnh trực tiếp của khối u. Tuy vậy trong thực hành lâm sàng phương pháp này ít sử dụng vì có nguy cơ làm nhiễm khuẩn ngược dòng.
- Xét nghiệm nước tiểu: tìm hồng cầu, bạch cầu, hay vi khuẩn.
- Xét nghiệm máu: định lượng urê, creatinine để đánh giá chức năng thận.
- Cấy khuẩn nước: tiểu để đánh giá mức độ nhiễm khuẩn và các vi khuẩn gây bệnh.
- Các xét nghiệm phát hiện các chất đánh dấu như Phosphtase acide và kháng nguyên đặc hiệu của tiền liệt như PSA ( Prostatic Specific Antigen) để phân biệt với ung thư tiền liệt tuyến.
II. Chẩn đoán phân biệt UPĐLTTTL với các bệnh:
1. Bệnh lý bàng quang
- U bàng quang
- Sỏi bàng quang
- Bàng quang thần kinh: bệnh xuất hiện ở bấtkỳ tuổi nào; Sau chấn thương cột sống tủy; Sau viêm tủy hoặc can thiệp ngoại khoa ở vùng cột sống, tủy sống. Lâm sàng: khám thấy mất cảm giác vùng tầng sinh môn, có rối loạn cơ vòng.
- Chít hẹp cổ bàng quang: Soi bang quang, X-quang, thăm khám bằng dụng cụ cho chẩn đoán chính xác.
- K bàng quang thâm nhiễm vào cơ bàng quang: bệnh nhân đái ra máu, soi bàng quang thấy U, chụp thận thuốc thấy hình khuyết trong bàng quang.
2. Bệnh lý niệu đạo
- Hẹp niệu đạo do chấn thương: bệnh nhân có tiền sử chấn thương niệu đạo;thăm khám bằng dụng cụ, nội soi, chụp niệu đạo cản quang ngược dòng cho phép đánh giá chính xác.
- Sỏi niệu đạo
- U niệu đạo
- Hẹp bao hành miệng sáo
3. Bệnh lý tuyến tiền liệt
- Viêm tuyến tiền liệt: bn có triệu chứng của viêm, đau, sốt nhất là trong giai đoạn cấp tính.
- Áp xe tuyến tiền liệt: Thăm trực tràng thấy cơ hậu môn nhão, mất trương lực. Ngón tay trỏ thăm thấy khối mủ bùng nhùng.
- K tiền liệt tuyến: Thăm trực tràng thấy có một U hoặc nhiều U nhỏ, rắn chắc, cứng, U không đều, có thể xâm lấn sang trực tràng... Chụp X-quang có hình ảnh đặc biệt ở niệu quản, niệu đạo và cổ bàng quang. Siêu âm có sự cản âm và gián đoạn ở vùng vỏ của K. Xét nghiệm chính xác là PSA và nồng độ Photphataza acid. Sinh thiết và sinh thiết dưới siêu âm qua trực tràng. Có thể chẩn đoán tương đối chắc chắn bằng CT và MRI.
- Các u vùng chậu gây chèn ép: U trực tràng, hạch, u thần kinh...
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top