101-110-DCDT
101.Hãy phân loại hệ thống bôi trơn động cơ diesel tàu thủy theo vị trí chứa dầu bôi trơn. Kể tên các thành phần cơ bản và nhiệm vụ của chúng trong hệ thống bôi trơn các te ướt.
Theo vị trí chứa dầu bôi trơn thì hệ thống bôi trơn động cơ diesel tàu thủy được phân loại như sau :
+ Hệ thống bôi trơn các te ướt
+ Hệ thống bôi trơn các te khô
Các thành phần cơ bản trong hệ thống bôi trơn các te ướt :
1 : Phin lọc : Phin lọc thô
2 : Bơm : bơm dầu bôi trơn
3 : Van điều chỉnh áp suất
4 : Phin lọc : Phin lọc tinh
5 : Van 3 ngả và điều tiết nhiệt độ : duy tri nhiệt độ dầu nhơn ổn định
6 : Sinh hàn : làm mát dầu bôi trơn
7 : Động cơ
102.Hãy trình bày nguyên lý hoạt động của hệ thống bôi trơn các te ướt.
Dầu chứa ở phía dưới của hộp các te, được bơm (2) hút qua phin lọc thô (1) và phin lọc tinh (4)
Sau đó đi qua van 3 ngả (5), điều tiết nhiệt độ. Van này có tác dụng cảm ứng nhiệt độ dầu để điều chỉnh lượng dầu qua sinh hàn (6) nhiều hay ít, nhằm duy trì nhiệt độ ổn định của dầu nhờn trước khi vào bôi trơn cho động cơ (7). Hệ thống còn được bố trí van điều chỉnh áp suất (3). Bằng cách điều chỉnh sức căng lò xo của van này, ta có thể điều chỉnh được áp suất dầu trong hệ thống. Nếu áp suất dầu trong hệ thống cao hơn giá trị định mức, van sẽ xả bớt một phần dầu về đường hút bơm (2).
Sau khi bôi trơn lại chảy xuống hộp các te. Quá trình tuần hoàn.
103.Hãy phân loại hệ thống bôi trơn động cơ diesel tàu thủy theo vị trí chứa dầu bôi trơn. Kể tên các thành phần cơ bản và nhiệm vụ của chúng trong hệ thống bôi trơn các te khô.
Theo vị trí chứa dầu bôi trơn thì hệ thống bôi trơn động cơ diesel tàu thủy được phân loại như sau :
+ Hệ thống bôi trơn các te ướt
+ Hệ thống bôi trơn các te khô
Các thành phần cơ bản trong hệ thống bôi trơn các te khô:
1 : Phin lọc : lọc dầu thô
2 : Van điều chỉnh áp suất
3 : Bơm : bơm dầu bôi trơn
4: Phin lọc : lọc dầu tinh
5 : Van 3 ngả và điều tiết nhiệt độ : duy tri nhiệt độ dầu nhơn ổn định
6 : Sinh hàn : làm mát dầu
7 : Động cơ
8 : Bơm : bơm tuần hoàn dầu để lọc và hâm
9 : Bầu hâm : giữ nhiệt độ dầu, chống đông đặc
10 : Máy lọc : lọc dầu
104.hãy trình bày nguyên lý hoạt động của hệ thống bôi trơn các te khô.
Dầu bôi trơn được bơm (3) hút từ két dầu (11) qua bầu lọc thô (1) và bầu lọc tinh (4).
Sau đó đi qua van 3 ngả (5) điều tiết nhiệt độ. Van này có tác dụng cảm ứng nhiệt độ dầu để điều chỉnh lượng dầu qua sinh hàn (6) nhiều hay ít, nhằm duy trì nhiệt độ ổn định của dầu nhờn trước khi vào bôi trơn cho động cơ (7). Hệ thống còn được bố trí van điều chỉnh áp suất (2). Bằng cách điều chỉnh sức căng lò xo của van này, ta có thể điều chỉnh được áp suất dầu trong hệ thống. Nếu áp suất dầu trong hệ thống cao hơn giá trị định mức, van sẽ xả bớt một phần dầu về đường hút bơm (3).
Sau đó dầu chảy xuống hộp các te và chảy xuống két (11), quá trình được lặp lại tuần hoàn.
Dầu trong két (11) được bơm (8) bơm lên bầu hâm (9) để chống đông đặc trong lúc không được sử dụng, sau đó đi qua máy lọc (10) để làm sạch, rồi hồi về két (11).
105. Nêu các ưu, nhược điểm của các hệ thống bôi trơn các te khô và các te ướt.
Ưu nhược điểm hệ thống bôi trơn các te ướt :
Gọn, chiếm ít chỗ, thiết bị ít, nhưng do toàn bộ dầu bôi trơn chứa trong các te động cơ nên phải sâu để có dung tích chứa lớn, do đó làm tang chiều cao động cơ. Ngoài ra dầu trong các te luôn luôn tiếp xúc với khí cháy có nhiệt độ cao từ buồng cháy lọt xuống mang theo hơi nhiên liệu và các hơi axit làm giảm tuổi thọ của dầu. các te to và sâu lúc tàu gặp song gió dầu va đập mạnh vào trục khuỷu , nên chỉ dùng trong các động cơ nhỏ.
Ưu nhược điểm hệ thống bôi trơn các te khô :
ưu điểm là trong các te ít dầu, không có sự va đập giữa dầu với tay quay và đầu to thanh truyền, có két riêng đựng dầu nên dầu sạch sẽ, không bị tạo bọt và oxy hóa, các te nhỏ và gọn. Ngoài ra động cơ có thể làm việc lâu dài dưới địa hình dốc mà không sợ thiếu dầu do phao không hút được dầu. Tuy nhiên nhược điểm hệ thống này là khá phức tạp.
106.Trình bày nhiệm vụ của hệ thống làm mát động cơ diesel tàu thủy. Hệ thống làm mát động cơ diesel tàu thủy được phân loại như thế nào?
- Nhiệm vụ :
Hệ thống làm mát có nhiệm vụ mang một phần nhiệt từ các chi tiết của động cơ (ví dụ : sơ mi xilanh, đỉnh piston, nắp xilanh, …) bị nóng lên trong quá trình làm việc do tiếp xúc với khí cháy hoặc do ma sát ngoài.
Hệ thống làm mát còn có nhiệm vụ làm mát khi tang áp, dầu bôi trơn.
Mục đích chủ yếu của việc làm mát động cơ diesel tàu thủy là giữ cho nhiệt độ của các chi tiết động cơ ở một giá trị nhất định.
- Phân loại :
Phân loại theo đặc điểm chi tiết được làm mát
+ Hệ thống làm mát sơ mi xilanh, nắp xilanh
+ Hệ thống làm mát đỉnh piston
+ Hệ thống làm mát vòi phun
Phân loại theo công chất làm mát được sử dụng
+ Hệ thống làm mát hở
+ Hệ thống làm mát kín
107.Kể tên các loại công chất làm mát được sử dụng cho động cơ diesel; nêu các ưu, nhược điểm và phạm vi ứng dụng của các loại công chất này.
Các chi tiết của động cơ thường được làm mát là : sơ mi xilanh, nắp xilanh, piston, vòi phun, máy nén tang áp, tua bin khí xả, xupap xả, …
Để làm mát xilanh, nắp xilanh, người ta thường dùng nước ngọt hay nước biển.
Để àm mát đỉnh piston, thường dùng dầu bôi trơn hay nước ngọt.
Để làm mát vòi phun, thường phải sử dụng hệ thống làm mát riêng. Công chất làm mát có thể là nước ngọt hay nhiên liệu.
Nước có hệ số truyền nhiệt lớn, khả năng làm mát cao hơn nhiên liệu, nhưng nước có thể gây ăn mòn, han gỉ khoang làm mát và đó có thể là nguyên nhân gây tắc đường nước làm mát vòi phun.
Nhiên liệu khắc phục được những nhược điểm trên của nước ngọt, tuy nhiên, hệ số truyền nhiệt thấp hơn, khả năng làm mát kém hơn.
Hệ thống làm mát vòi phun độc lập với hệ thống làm mát sơ mi, nắp xilanh, …
Đối với hệ thống diesel không có patanh-bàn trượt, người ta dùng dầu nhờn làm mát cho đỉnh piston. Đối với các động cơ có patanh-bàn trượt, đỉnh piston thường được làm mát bằng nước ngọt, hoặc dầu nhờn, nhưng hiện nay hầu hết các động cơ dùng dầu nhờn làm mát cho đỉnh piston.
Nhiệt lượng do công chất làm mát mang đi chiếm khoảng 15-25% toàn bộ lượng nhiệt do nhiên liệu cháy sinh ra, và phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố.
Nếu nhiệt độ nước làm mát cao, tổn thất nhiệt cho nước làm mát sẽ giảm đi, cho phép giảm áp suất tiêu hao nhiên liệu, giảm ứng suất nhiệt của xilanh, nắp xilanh và các chi tiết cần làm mát khác.
Trong quá trình động cơ làm việc, cần giữ nhiệt độ nước làm mát là không đổi và gần với nhiệt độ định mức, không phụ thuộc vào phụ tải và tốc độ quay của động cơ, nhằm tránh gây ảnh hưởng xấu tới điều kiện làm việc của động cơ ở các chế độ phụ tải nhỏ.
108.Trình bày đặc điểm; các ưu, nhược điểm của hệ thống làm mát hở.
Hệ thống này dùng nước ngoài mạn tàu để làm mát trực tiếp cho động cơ sau đó lại được xả ra ngoài mạn.
Hệ thống làm mát hở thường dùng cho động cơ diesel công suất nhỏ.
Cấu tạo đơn giản, giá thành rẻ. Tuy nhiên :
Nhiệt độ của nước làm mát ra khỏi động cơ không được vượt quá 50 - 55 để tránh tạo các lớp muổi, cặn kết tủa trên bề mặt làm mát.
Nhiệt độ nước ngoài tàu thay đổi rất lớn (từ 5-30) tùy thuộc vào từng hoạt động của tàu và sự thay đổi của thời tiết, dẫn đến nhiệt độ của các bề mặt làm mát cũng thay đổi. Do đó ảnh hưởng đến độ bền của các chi tiết được làm mát, làm giảm hiệu suất của động cơ, tăng suất tiêu hao nhiên liệu.
Do nhiệt độ vách xilanh thấp như vậy, tạo điều kiện cho hơi nước ngưng tụ, kết hợp với sản phẩm cháy tạo thành các loại axit, làm tang tốc độ ăn mòn sơ mi.
Mặc dù nước làm mát đã được lọc qua phin lọc, nhưng vẫn bị bẩn (bùn, cát, …) nên các khoang làm mát xilanh và nắp xilanh bị tích bẩn, làm hạn chế quá trình trao đổi nhiệt, làm cho các chi tiết quá nóng, đặc biệt là nhóm sơ mi xilanh, nắp xilanh, hoặc gây nên những điểm nóng cục bộ, dẫn đến việc tạo ra các vết nứt ở những bề mặt làm mát.
Để giữ cho nhiệt độ nước đi vào động cơ không thấp hơn 20, người ta phải bố trí thêm các két nước nóng, hoặc dùng van tự động điều chỉnh lượng nước tuần hoàn trở lại để trộn với nước ngoài tàu khi nhiệt độ bên ngoài thấp.
Vì vậy hệ thống làm mát hở chỉ được dùng cho những động cơ có công suất nhỏ.
109.Trình bày nguyên lý hoạt động của hệ thống làm mát hở.
Nước biển từ van thông biển (6) được bơm (2) hút và đẩy 1 phần qua sinh hàn dầu bôi trơn (4) để làm mát cho dầu nhờn rồi được xả thẳng ra biển.
Phần còn lại được bơm (2) đẩy đưa đến làm mát cho động cơ, các chi tiết máy, tua bin tăng áp, … rồi sau đó gộp lại và xả thẳng ra biển.
110.Trình bày đặc điểm, các ưu điểm của hệ thống làm mát kín.
Hệ thống làm mát kín gồm 2 vòng tuần hoàn : vòng tuần hoàn nước ngọt làm mát trực tiếp cho động cơ, máy nén tang áp, tua bin khí xả … và nó tuần hoàn trong một chu trình kín.
Vòng tuần hoàn nước mặn : dùng nước ngoài tàu làm mát cho dầu nhờn, nước ngọt, khí tang áp … rồi xả ra ngoài mạn tàu.
Ưu điểm :
Giảm được tổn thất nhiệt cho nước làm mát, tang được hiệu suất chỉ thị và có ích cho động cơ.
Giảm được khả năng ăn mòn axit sơ mi xilanh và xéc măng.
Giảm ứng suất nhiệt cho các chi tiết được làm mát : sơ mi, nắp xilanh
Khi khởi động động cơ có thể tang nhanh được nhiệt độ dầu bôi trơn tuần hoàn bằng cách dùng hơi bơm nước nóng để bơm động cơ.
Thiết lập và ổn định được chế độ nhiệt có lợi nhất cho động cơ ở chế độ phụ tải định mức và các chế độ phụ tải nhỏ.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top