10 lời khuyên giúp bạn thành công trong học tâp
Cho dù bạn đã trở thành một sinh viên đại học hay chỉ là một học sinh cấp hai thì nắm bắt 10 kĩ năng dưới đây sẽ vẫn giúp bạn đạt được thành công trong học tập đấy! Bạn biết đấy, một ngày chỉ có 24 giờ thôi. Việc bạn sử dụng quỹ thời gian ngắn ngủi đó như thế nào sẽ quyết định năng suất làm việc của bạn.
Bạn dành rất nhiều thời gian cho việc học mà vẫn không hiệu quả?
1. Quản lí thời gian
Một học sinh THPT sẽ có khoảng 35 tiếng học tập trên lớp mỗi tuần, nhưng với một sinh viên Đại học thì chỉ có từ 15-18 tiếng. Thói quen sử dụng khoảng thời gian còn lại của bạn một cách hợp lí ngay từ bây giờ sẽ giúp bạn “quản lí” tốt thêm 20 tiếng rãnh rỗi mỗi tuần khi đã trở thành sinh viên năm nhất – lúc mà nhu cầu cho việc học và giao tiếp xã hội của bạn lớn hơn bao giờ hết.
Nếu bạn chưa từng làm được điều này thì hãy bắt đầu bằng việc lên kế hoạch hằng ngày ngay từ bây giờ. Bạn có thể viết thời gian biểu của mình vào một quyển sổ tay, cho vào túi xách và mang đi khắp mọi nơi. Bạn sẽ rất dễ “vượt kế hoạch” nếu không cẩn thận. Học cách quản lí tốt quỹ thời gian cảu mình sẽ khiến bạn thấy mỗi ngày dường như dài hơn đấy!
2. Thói quen học tập khoa học
Nếu bạn đã có được điều này thì thật là tuyệt vời nhưng nếu không, thì vẫn còn chưa muộn để bắt đầu. Một thói quen học tập tốt chỉ bao gồm những điều rất đơn giản sau:
+ Luôn chuẩn bị bài trước khi đến lớp, đi học một cách đều đặn và đừng bao giờ nghĩ đến chuyện “cúp” tiết, teen nhé!
+ Hoàn thành công việc được giao một cách cẩn thận, tỉ mỉ và đúng hạn.
+ Sắp xếp một khoảng thời gian nhất định trong ngày để học, ngay cả khi bạn không có bài tập về nhà hay tiết kiểm tra vào ngày mai.
+ Luôn đặt những dụng cụ học tập của bạn (máy tính, sách, vở ghi, laptop...) ở một vị trí thuận tiện nhất để không phải tìm kiếm nó khi bạn cần.
+ Học nhóm cũng là một ý tưởng không tồi, miễn là bạn có thái độ học tập nghiêm túc và không sa vào những chuyến “buôn dưa lê” bất tận.
3. Biết đặt mục tiêu phù hợp
Việc xác định mục tiêu là rất quan trọng và cần thiết đối với học sinh trung học phổ thông, do việc đặt ra mục tiêu giúp chúng ta thấy được ý nghĩa của công việc mà mình đang và sẽ làm. Xác định hướng đi của mình gần như quyết định sự thành công của bạn. Đặt ra một mục tiêu quá cao sẽ chỉ khiến bạn thất vọng và mất lòng tin vào bản thân.
4. Sự tập trung
Hãy lắng nghe giáo viên của bạn thật chăm chú và chắc chắn rằng bạn hiểu thầy, cô đang nói gì. Nếu bạn không nắm rõ về bất cứ điều gì hãy đưa ra câu hỏi. Các thầy, cô sẽ giải đáp nhiệt tình đến khi bạn hiểu ra vấn đề mới thôi. Đừng che giấu sự thiếu sót của bản thân, bạn nên tự hào vì mình luôn là một người ham học hỏi.
5. Học cách ghi chép hợp lí
Bạn hoàn toàn không thể viết tất cả những gì mà giáo viên giảng khi mà chúng ta nói với tốc độ khoảng 225 từ/ một phút. Nhưng bạn cần phải ghi lại những vấn đề cốt lõi.
Để đảm bảo rằng những thông tin bạn ghi lại có giá trị, hãy thử tìm câu trả lời cho bài kiểm tra trong vở ghi của mình. Nếu có, bạn đã học được cách ghi chép thông minh còn nếu không, hãy xem lại và học tập cách thức từ vở ghi của những người bạn cùng lớp hoặc nhờ giáo viên giúp đỡ trong việc nâng cao khả năng nắm bắt những ý chính.
6. Hoàn thành công việc được giao
Hằng ngày, sau mỗi tiết học, thầy, cô giao cho bạn cả “núi” bài tập về nhà. Đó quả là một công việc bận rộn và đôi khi làm bạn cực “oải”. Nhưng nếu bạn cứ tiếp tục ngồi đó than vãn, bạn sẽ chỉ thấy nó càng ngày càng nhiều lên. Đừng bao giờ chép miệng: “Mai rồi làm bù cũng chẳng sao!” Nên nhớ rằng ngày mai sẽ còn gấp đôi hôm nay. Bạn biết không? “Cách tốt nhất để vượt qua khó khăn là đi xuyên qua nó”
7. Luôn xem lại những gì đã học mỗi ngày
Hãy xem lại bài học hằng ngày chứ không phải mai kiểm tra mà đêm hôm nay bạn mới cuống cuồng lên ngồi “tụng kinh” đâu nhé! Lướt qua những gì bạn đã học khi mà bài giảng của thầy, cô vẫn còn nguyên trong đầu sẽ giúp bạn ghi nhớ rất sâu những kiến thức. Viết lại một lần nữa tất cả những gì mà bạn đã học cũng là một chiêu thức ghi nhớ không tồi đâu.
8. Nghiêm khắc với bản thân
Bạn phải nghiêm túc thực hiện những gì đã đề ra. Chỉ có như thế bạn mới có thể có đủ thời gian để làm tất cả những gì phải làm. Người sáng lập tập đoàn sản xuất đồ chơi hàng đầu thế giới Nitendo đã từng phát biểu rằng: “Mọi sự dễ dãi đều dẫn đến thất bại. Dễ dãi với người thì bạn thất bại một, nhưng nếu dễ dãi với bản thân, bạn sẽ thất bại suốt đời.”
9. Động lực cho bản thân
Bạn cần học tập và làm việc thật chăm chỉ cho dù bạn có thích môn học hoặc giáo viên đó hay không. Tự tạo cho bản thân một động lực để thúc đẩy việc học của mình là cực kì quan trọng khi bạn chẳng mấy hứng thú với môn Sử buồn tẻ hay rất sợ cô Sinh khó tính… Nếu cần, bạn hãy coi tiết học đó như một trở ngại mà bạn bắt buộc phải vượt qua. Sau đó, thật sự để tâm đến nó và bạn sẽ thấy bất ngờ khi mọi chuyện diễn ra thật trôi chảy. Bạn tài giỏi hơn những gì bạn nghĩ đấy!
10. Cam kết
Khi đã bắt đầu một việc gì đó như một khoá học tiếng Anh hay kế hoạch cho lớp tập yoga, ai cũng sẽ vô cùng hào hứng. Nhưng đôi lúc, bạn sẽ tự tìm cho mình một lí do để thoái thác những buổi lên lớp hay viện cớ quá bận rộn để làm bài tập về nhà. Hãy nhớ rằng, một khi đã tự tay mở một cánh cửa mới ra thì hãy là người đóng lại chứ đừng bao giờ để người khác làm việc đó. Thành công phụ thuộc vào bạn!
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top