10 chat va luong
1.1. Khái niệm
1.1.1. Khái niệm chất
Chất là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự
vật và hiện tượng, là sự thống nhất hữu cơ các thuộc tính làm cho nó là nó mà
không phải là cái khác.
Chất là chất của mỗi sự vật, hiện tượng tồn tại khách quan, cái làm nên sự vật,
để phân biệt nó với vô vàn các sự vật, hiện tượng khác cùng tồn tại trong thế giới.
Quan hệ giữa chất và thuộc tính, thuộc tính là đặc trưng (khía cạnh) của chất
được bộc lộ ra trong các mối quan hệ với sự vật khác. Mỗi sự vật có nhiều thuộc
tính, mỗi thuộc tính lại là sự tổng hợp của những đặc trưng và trở thành một chất.
Điều đó có nghĩa sự vật có thể có nhiều chất. Ph. Ăngghen: “Những chất lượng
29
không tồn tại, mà những sự vật có chất lượng, hơn nữa, những sự vật có vô vàn
chất lượng mới tồn tại ”.
Chất của sự vật không chỉ được xác định bởi chất của các yếu tố cấu thành sự
vật mà còn được xác định bởi trật tự sắp xếp, phương thức liên kết giữa các yếu tố.
1.1.2. Khái niệm lượng
Lượng là phạm trù triết học để chỉ tính quy định vốn có của sự vật biểu thị số
lượng, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển của sự vật cũng
như các thuộc tính của nó.
Lượng và chất thống nhất với nhau trong mỗi sự vật tồn tại khách quan, do đó
lượng cũng mang tính khách quan, phong phú như chất.
Trong thực tế, lượng có thể được xác định bằng những đơn vị, các đại lượng
và được nhận thức thông qua các đơn vị và đại lượng ..., có những lượng không
được xác định bằng đơn vị, đại lượng, nhưng chúng ta vẫn nhận thức được nhờ ở
khả năng trừu tượng hóa.
Sự phân biệt giữa chất và lượng chỉ là tương đối.
1.2. Mối quan hệ biện chứng giữa chất và lượng
- Lượng đổi dẫn đến chất đổi.
Bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng đều là một thể thống nhất giữa chất và
lượng. Trong quá trình tồn tại và phát triển của sự vật, chất và lượng cũng không
ngừng biến đổi. Sự thay đổi của lượng và chất không diễn ra độc lập với nhau, mà
chúng có quan hệ chặt chẽ với nhau.
Khi sự vật còn tồn tại trong một chất xác định, nghĩa là sự vật còn tồn tại trong
khuôn khổ của một độ.
Độ là phạm trù triết học dùng để chỉ sự thống nhất giữa lượng và chất, là giới
hạn mà trong đó, sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi căn bản về chất của sự vật.
Độ biểu hiện khuôn khổ ổn định tương đối của sự vật, độ của sự vật có thể
thay đổi khi điều kiện thay đổi.
Trong khuôn khổ của độ, lượng biến đổi từ từ, tiệm tiến tăng dần hoặc giảm
dần, khi lượng biến đổi đạt tới giới hạn, chất của sự vật sẽ thay đổi, giới hạn đó gọi
là điểm nút.
Điểm nút là giới hạn mà tại đó sự thay đổi về lượng sẽ làm thay đổi về chất
của sự vật. Bất kỳ độ nào cũng được giới hạn bởi hai điểm nút. Ví dụ: Trạng thái
nước lỏng (chất), 0
0
c và 100
0
c là những điểm nút.
Sự thay đổi về lượng khi đạt tới điểm nút sẽ dẫn đến sự ra đời của chất mới, sự
chuyển hóa từ chất cũ sang chất mới gọi là bước nhảy.
Bước nhảy là phạm trù triết học dùng để chỉ sự chuyển hóa về chất của các sự
vật do sự thay đổi về lượng trước đó gây ra.
Các hình thức của bước nhảy diễn ra rất đa dạng: có bước nhảy toàn bộ, bước
nhảy cục bộ; bước nhảy đột biến, bước nhảy dần dần.
Như vậy, quá trình phát triển bao gồm sự tiệm tiến về lượng và thông qua
những bước nhảy vọt, tạo ra sự chuyển hóa từ chất cũ sang chất mới. Bước nhảy là
sự kết thúc một giai đoạn phát triển của sự vật và là điểm khởi đầu của một giai
đoạn phát triển mới. Nó là sự gián đoạn trong quá trình vận động và phát triển liên
tục của sự vật.
- Sự ảnh hưởng của chất mới đến lượng mới
Sự thay đổi về chất là kết quả của sự thay đổi về lượng khi đạt tới điểm nút.
Khi chất mới ra đời, chất mới tác động trở lại lượng, quy định lượng mới để tạo ra
30
phù hợp giữa chất và lượng mới. Chất mới có thể làm thay đổi quy mô tồn tại của
sự vật, làm thay đổi nhịp điệu của sự vận động và phát triển của sự vật.
1.3. Ý nghĩa phương pháp luận
Nhận thức đúng mối quan hệ biện chứng giữa sự thay đổi về lượng và sự thay
đổi về chất sẽ rút ra được ý nghĩa phương pháp luận quan trọng cho hoạt động nhận
thức và hoạt động thức tiễn.
Để có tri thúc đúng về sự vật, thì phải nhận thức cả mặt lượng và mặt chất của
nó, và đặc biệt về sự thống nhất giữa chất và lượng của sự vật đó.
Sự thay đổi về lượng và sự thay đổi về chất có mối quan hệ với nhau, do vậy
trong hoạt động thực tiễn phải hiểu đúng vị trí, vai trò và ý nghĩa của mỗi loại thay
đổi về lượng và chất, đặc biệt trong sự phát triển xã hội; phải kịp thời chuyển từ sự
thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất, từ những thay đổi mang tính tiến
hóa sang thay đổi mang tính cách mạng.
Xem xét tiến hóa và cách mạng trong quan hệ biện chứng là một trong những
nguyên tắc phương pháp luận trong việc xây dựng chiến lược và sách lược cách
mạng. Hiểu đúng mối quan hệ đó là cơ sở để chống lại chủ nghĩa cải lương, chủ
nghĩa xét lại hữu khuynh, cũng như chủ nghĩa “tả” khuynh.
Chất của sự vật còn phụ thuộc vào trật tự sắp xếp, phương thức liên kết các
yếu tố của sự vật. Trong hoạt động thực tiễn phải biết vận dụng để tạo ra sự phát
triển đa dạng về chất của các sự vật và quá trình tự nhiên. Trong hoạt động xã hội
cũng phải tạo ra sự phát triển đa dạng về chất của các tổ chức kinh tế, tổ chức xã
hội.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top