Bài 7 + 8

Bài 7. Trình bày cặp phạm trù bản chất và hiện tượng. ý nghĩ phương pháp luậnc của cặp phạm trù này.

- Bản chất là phạm trù dùng để chỉ tổng hợp tất cả các mặt các mối liên hệ tất nhiên, tương đối ổn định ở bên trong sự vật quy định, sự vận động và phát triển của sự vật đó.

- Hiện tượng là những mối liên hệ biểu hiện ra bên ngoài của một bản chất nhất định.

 

b. Mối quan hệ biện chứng giữa bản chất và hiện tượng

-Bản chất và hiện tượng tồn tại khách quan mỗi sự vật đều là sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng. Bản chất và hiện tượng về căn bản phù hợp với nhau thể hiện:

+ Bất kỳ bản chất nào cũng được bộc lộ ra qua những hiện tượng tương tự và bất cứ hiện tượng nào cũng là sự bộc lộ của bản chất ở mức độ nào đó hoặc ít hoặc nhiều.

+ Bản chất nào thì hiện tượng ấy và ngược lại, bản chất là khác nhau sẽ biểu hiện ở nưững hiện tượng khác nhau. Bản chất thay đổi thì hiện tượng cũng thay đổi theo sớm hay muộn.

- Sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng là sự thống nhất mang tính mâu thuẫn.

+ Bản chất phản ánh cái chung tất yếu, quyết định sự tồn tại và phát triển của sự vật còn hiện tượng phản ánh cái cá biệt, hiện tượng phong phú hơn bản chất ngược lại bản chất sâu sắc hơn hiện tượng. Vì vậy cùng một bản chất có thể biểu hiện ra ngoài bằng vô số hiện tượng khác nhau tùy theo sự biến đổi của điều kiện và hoàn cảnh.

+ Bản chất bao giờ cũng là mặt bên trong ẩn dấu sâu xa của sự vật, còn sự vật là sự biểu hiện của bản chất đó ra bên ngoài nhưng biểu hiện dưới hình thức đã cải biến nhiều khi xuyên tạc bản chất. Hiện tượng là sự biểu hiện của bản chất cơ bản phù hợp với bản chất nhưng không bao giờ phù hợp hoàn toàn. Chúng biểu hiện bản chất không phải đăng nguyên như bản chất vốn có, mà dưới hình thức cải biến nhiều khi xuyên tạc nội dung thực sự của bản chất.

+ Bản chất tương đối ổn định, biến đổi chậm, còn hiện tượng không ổn định nó biến đổi nhanh hơn so với bản chất.

ý nghĩa.

Sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng giúp cho chúng ta có thể tìm ra quy luật vận động của sự vật thông qua hiện tượng.

Muốn nhận thức đúng đắn về sự vật không được dừng lại ở vẻ bề ngoài của sự vật, ở một vài hiện tượng đơn lẻ mà cần phải phân tích một cách tổng thể các hiện tượng để đi sâu tìm ra bản chất thực sự của nó. Không được lẫn lộn hiện tượng với bản chất. Quá trình tìm hiểu bản chất của sự vật là quá trình rất phức tạp lâu dài, đó là quá trình con người phải đi từ hiện tượng đến bản chất từ bản chất ít sâu sắc đến bản chất sâu sắc và cứ thế liên tục mãi.    

Bài 8. Trình bày khái niệm chất và lượng. Mối quan hệ biện chứng giữa chất và lượng. ý nghĩa phương pháp luận của quy luật chuyển hoá từ những thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất và ngược lại.

chất  là phạm trù TH dùng để chỉ tính quy định bên trong vốn có của sv, hiện tượng, là sự thống nhất hữu cơ của các thuộc tính, các yếu tố cấu thành sv, nói lên sv đó là gì, phản biệt nó với sv ht khác nhau

lượng là một phạm trù TH dùng để chỉ tính quy định vốn có của sv, nó biểu thị số lượng các thuộc tính, tập hợp các bộ phận, quy mô, trình độ, nhịp điệu vận động biến đổi của sv

Quan hệ biện chứng giữa chất và lượng

Mỗi sv là sự thống nhất hữu cơ giữa hai mặt chất và lượng, chúng không tách rời nhau.

Mọi sự biến đổi trong thế giới bao giờ cũng bắt nguồn từ sự thay đổi về lượng.

Biến đổi về lượng diễn ra trong độ, theo cách tăng dần hoặc giảm dần.

Độ là khoảng giới hạn mà ở đó vị trí biến đổi về lượng chưa dẫn tới sự thay đổi căn bản về chất.

Điểm nút: thời điểm xảy ra bước nhảy gọi là điểm nút. Ở đó bất kỳ sự thay đổi về lượng nào cũng dẫn tới sự thay đổi về chất, chất cũ à chất mới, xảy ra sự đứt đoạn của sự tiến triển về lượng

Đặc điểm quá trình lượng đổi: là diễn ra từ từ, dần dần, từ ít đến nhiều, thấp đến cao, hẹp đến rộng, thường khó phát hiện, khó dự báo kết quả cuối cùng.

Sv mới ra đời lại quy định 1 lượng mới phù hợp với nó, là lượng mới lại tiếp tục biến đổi, đến điểm nút lại xây ra bước nhảy mới.

Có những biến đổi về lượng dẫn ngay đến sự thay đổi về chất: nguyên tử mất e thì biến thành ion, các chất phóng xạ bắn ra các hạt anpha, bêta đều tạo ra thành chất mới.  - Có những biến đổi về lượng chưa dẫn ngay đến những biến đổi về chất.

Chiều ngược lại của quy luật

Chất mới ra đời lại quy định một lượng mới phù hợp với nó để có sự thống nhất giữa lượng và chất mới. Lượng mới lại thay đổi với quy mô và nhịp điệu mới.

Ý nghĩa phương pháp luận

1. Mọi sự thay đổi đều từ sự thay đổi về lượng, do đó muốn thay đổi về chất thì cần có bước đi, cách làm thích hợp tích lũy tuần tự về lượng, chống tư tưởng nôn nóng, tả khuynh đốt cháy giai đoạn, muốn nhảy vọt ngay về chất mà không chú trọng tích lũy về lượng

2. cần khắc phục tư tưởng bảo thủ hữu khuynh trì tuệ ngại khó ngại khổ, không phải thực hiện bước nhảy khi lượng đã được tích lũy đầy đủ

3. phải có thái độ khách quan khoa học trong thực hiện bước nhảy - Quy luật tự nhiên tự thực hiện - Quy luật xã hội chỉ được thực hiện thông qua hoạt động có ý thức và con người, vì thế bước nhảy trong xã hội còn thuộc vào nhân tố chủ quan. Nhân tố chủ quan còn phải xác định đúng quy mô, nhịp độ bước nhảy, chống chủ quan duy ý chí.        

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: