Bài 5 + 6
Bài 5. Trình bày nội dung cơ bản của cặp pham trù tất nhiên và ngẫu nhiên. Ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù này.
- TẤT NHIÊN là phạm trù triết học, dùng để chỉ cái mà sự xuất hiện của nó là do nguyên nhân cơ bản, bên trong của kết cấu vật chất (sự vật, hiện tượng, quá trình) quyết định; và trong những điều kiện xác định, nó phải xảy ra theo một cách nhất định chứ không thể khác.
- NGẪU NHIÊN là phạm trù triết học, dùng để chỉ cái mà sự xuất hiện của nó là do sự kết hợp tình cờ của các nguyên nhân bên ngoài, hoàn cảnh bên ngoài (chứ không do những nguyên nhân bên trong) của kết cấu vật chất quyết định; -
"Cái tất nhiên" là "cái chung", song không phải mọi "cái chung" đều là "cái tất nhiên".
- "Cái tất nhiên" và "cái ngẫu nhiên" đều có nguyên nhân (khác nhau là vị trí của những nguyên nhân đó: bên trong hay bên ngoài).
- "Cái tất nhiên" và "cái ngẫu nhiên" đều bị chi phối bởi quy luật. Quy luật động lực chi phối "cái tất nhiên". 2- Quan hệ biện chứng giữa tất nhiên và ngẫu nhiên
TẤT NHIÊN và NGẪU NHIÊN đều tồn tại khách quan, độc lập với ý thức của con người, và đều có vai trò nhất định đối với sự phát triển của sự vật.
TẤT NHIÊN và NGẪU NHIÊN không tồn tại biệt lập dưới dạng thuần tuý, mà tồn tại trong sự thống nhất hữu cơ với nhau, nghĩa là:
- CÁI TẤT NHIÊN bao giờ cũng thể hiện sự tồn tại của mình thông qua vô số CÁI NGẪU NHIÊN. (s/v tự tím thí dụ minh hoạ).
- CÁI NGẪU NHIÊN là hình thức biểu hiện, đồng thời là cái bổ sung cho CÁI TẤT NHIÊN. (thí dụ).
TẤT NHIÊN và NGẪU NHIÊN có thể chuyển hóa cho nhau
Một số kết luận về mặt phương pháp luận
3.1- Trong nhận thức cũng như trong thực tiễn, khi muốn hoạch định và thực thi một công việc nào đó, cần dựa hẳn vào CÁI TẤT NHIÊN (vì sao?), đồng thời phải chú ý đúng mức CÁI NGẪU NHIÊN để đề phòng những trường hợp bất trắc.
3.2- Muốn tìm ra CÁI TẤT NHIÊN, phải thông qua việc nghiên cứu, so sánh nhiều CÁI NGẪU NHIÊN để tìm cho ra "cái chung" gắn với bản chất của sự vật. Vì chính "cái chung" đó là hình thức thể hiện của "cái tất nhiên" cần tìm.
3.3- Nói chung, cần coi trong cả CÁI TẤT NHIÊN lẫn CÁI NGẪU NHIÊN, vì trong những điều kiện nhất định hoặc trong những mối quan hệ nhất định, chúng có thể chuyển hóa cho nhau.
Bài 6. Trình bày cặp phạm trù nội dung và hình thưc. Ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù này.
- Nội dung là tổng hợp tất cả các mặt, những yếu tố, những quá trình tạo nên sự vật.
- Hình thức là phương thức tồn tại và phát triển của sự vật, là hệ thống các mối liên hệ tương đối bần vững giữa các yếu tố của sự vật đó.
2. Mối liên hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức.
Nên nội dung và hình thức luôn gắn bó chặt chẽ với nhau trong một thể thống nhất. Không có hình thức nào tồn tại thuần túy không chứa đựng nội dung, ngược lại không có nội dung nào lại không tồn tại trong một hình thức xác định. Nội dung nào có hình thức đó.
Nội dung và hình thức không tồn tại tác rời nhau, nhưng không phải vì thế mà lúc nào nội dung và hình thức cũng phù hợp với nhau.
- Nội dung giữ vai trò quyết định đối với hình thức trong quá trình vận động và phát triển của sự vật
- Sự tác động trở lại của hình thức với nội dung. Hình thức do nội dung quyết định, nhưng hình thức có tính độc lập tương đối và tác động trở lại nội dung.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top