Bài 3 + 4
Bài 3. Trình bày nội dung cơ bản của cặp phạm trù cái chung và cái riêng. Ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù này.
CÁI RIÊNG là phạm trù triết học, dùng để chỉ một sự vật, một hiện tượng, một quá trình nhất định
CÁI CHUNG là phạm trù triết học, dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính giống nhau, được lặp lại trong nhiều sự vật, nhiều hiện tượng, nhiều quá trình riêng lẻ.
CÁI ĐƠN NHẤT là phạm trù triết học, dùng để chỉ những mặt, thuộc tính, quá trình chỉ có ở một kết cấu vật chất (sự vật, hiện tượng, quá trình) nhất định, mà không lặp lại ở kết cấu vật chất khác. (thí dụ : chỉ tay của mỗi người).
Quan hệ biện chứng giữa CÁI RIÊNG, CÁI CHUNG và CÁI ĐƠN NHẤT
- Cái riêng, cái chung, cái đơn nhất đều tồn tại khách quan
- CÁI CHUNG chỉ tồn tại trong CÁI RIÊNG, thông qua cái riêng mà biểu hiện sự tồn tại của mình
- CÁI RIÊNG chỉ tồn tại trong mối liên hệ với CÁI CHUNG, đưa tới cái chung (thí dụ của Lênin: Ivan là người, Ivan là "cái riêng", người là "cái chung").
- CÁI RIÊNG là cái toàn bộ, phong phú hơn CÁI CHUNG. CÁI CHUNG là cái bộ phận, nhưng sâu sắc hơn CÁI RIÊNG. (Từ thí dụ trong sách, s/v tự tìm thêm thí dụ)
- CÁI ĐƠN NHẤT và CÁI CHUNG có thể chuyển hoá lẫn nhau, trong quá trình phát triển của sự vật. (thí dụ).
3- ý nghĩa phương pháp luận
3.1- Vì CÁI CHUNG chỉ tồn tại trong những CÁI RIÊNG, thông qua cái riêng mà biểu hiện mình, nên muốn phát hiện CÁI CHUNG của chúng, phải thông qua việc nghiên cứu nhiều CÁI RIÊNG cụ thể.
3.2- Vì CÁI CHUNG là cái sâu sắc, cái bản chất, chi phối CÁI RIÊNG, nên trước khi nghiên cứu cụ thể CÁI RIÊNG nào đó, cần nắm bắt CÁI CHUNG trước, để khỏi mất phương hướng
3.3- Vì CÁI CHUNG chỉ tồn tại trong những CÁI RIÊNG khác nhau, dưới dạng đã bị cải biến, nên khi vận dụng CÁI CHUNG vào CÁI RIÊNG cần phải được "cá biệt hoá" cho thích hợp.
3.4- Không được tuyệt đối hóa mặt nào. Nếu tuyệt đối hóa CÁI CHUNG sẽ rơi vào giáo điều, rập khuôn, kinh viện, "tả khuynh". Nếu tuyệt đối hóa CÁI RIÊNG sẽ rơi vào chủ nghĩa kinh nghiệm, và về tư tưởng là xét lại, hữu khuynh.
3.5- Vì CÁI ĐƠN NHẤT và CÁI CHUNG có thể chuyển hóa lẫn nhau, nên trong thực tiễn, cần tạo điều kiện cho CÁI ĐƠN NHẤT trở thành CÁI CHUNG, nếu điều đó có lợi cho con người. Và làm cho CÁI CHUNG bất lợi trở thành CÁI ĐƠN NHẤT.
Bài 4. Trình bày nội dung cơ bản của cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả. Ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù này.
Nguyên nhân là phạm trù triết họcchỉ sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau.
Kết quả là những biến đổi xuất hiện do tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau gây ra.
Cần phân biệt nguyên nhân với nguyên cớ và nguyên nhân với điều kiện. Nguyên cớ và điều kiện không sinh ra kết quả, mặc dù nó xuất hiện cùng với nguyên nhân.
phép biện chứng duy vật khẳng định mối liên hệ nhân quả có tính khách quan, tính phổ biến và tính tất yếu.
Tính khách quan thể hiện ở chỗ: mối liên hệ nhân quả là cái vốn có của bản thân sự vật, không phụ thuộc vào ý thức của con người. Dù con người biết hay không biết, thì các sự vật vẫn tác động lẫn nhau và sự tác động đó tất yếu gây nên biến đổi nhất định.
Tính phổ biến thể hiện ở chỗ: mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và trong xã hội đều có nguyên nhân nhất định gây ra. Không có hiện tượng nào không có nguyên nhân, chỉ có điều nguyên nhân đó đã được nhận thức hay chưa mà thôi. Tính tất yếu thể hiện ở chỗ: cùng một nguyên nhân nhất định, trong những điều kiện giống nhau sẽ gây ra kết quả như nhau. Tuy nhiên trong thực tế không thể có sự vật nào tồn tại trong những điều kiện, hoàn cảnh hoàn toàn giống nhau.
Giữa nguyên nhân và kết quả có quan hệ biện chứng với nhau.
Nguyên nhân là cái sinh ra kết quả, nên nguyên nhân luôn luôn có trước kết quả, còn kết quả bao giờ cũng xuất hiện sau khi nguyên nhân đã xuất hiện.
tuy nhiên không phải hiện tượng nào nối tíêp nhau về mặt thời gian cuãng là quan hệ nhân quả
Sự tác động trở lại của kết quả đối với nguyên nhân: kết quả do nguyên nhân sinh ra, nhưng khi xuất hiện, kết quả lại có ảnh hưởng trở lại đối với nguyên nhân. sự ảnh hưởng đó thể hiện theo hai hướng: thúc đẩy sự hoạt động của nguyên nhân hoặc cản trở sự hoạt động của nguyên nhân
Nguyên nhân và kết quả có thể thay đổi vị trí cho nhau: điểu này có nghĩa là sự vật, hiện tượng nào trong mối quan hệ này là nguyên nhân và trong mối quan hệ khác là kết quả và ngược lại.
- Những biểu hiện của việc vận dụng ý nghĩa phương pháp luận trong nhận thức và thực tiễn:
Mối liên hệ nhân quả có tính khách quan và tính phổ biến nghĩa là không có sự vật và hiện tượng nào trong thế giới vật chất lại không có nguyên nhân. Nhưng không phải con người nhận thức nay được mọi nguyên nhân.
Một kết quả có thể do nhiều nguyên nhân sinh ra. Những nguyên nhân này có vai trò khách nhau đối với việc hình thành kết quả. vì vậy trong hoạt động thực tiễn chúng ta cần phải loại bỏ các nguyên nhân thứ yếu để tìm ra nguyên nhân cơ bản, chủ yếu; nguyên nhân bên trong nguyên nhân bên ngoài; nguyên nhân chủ quan, nguyên nhân khách quan... Do kết quả có tác động trở lại nguyên nhân. Vì vậy, trong hoạt động thực tiễn chúng ta cần phải khai thức, tận dụng các kết quả đã đạt được để tạo điều kiện thúc đẩy nguyên nhân phát huy tức dụng nhằm đạt mục dích.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top