Không Tên Phần 1

Câu 10: Tích lũy tư bản là gì? Những nhân tố ảnh hưởng đến quy mô tích lũy tư bản.

TÁI SX GIẢN ĐƠN - Quy mô lặp lại như cũ - thường gắn và đặc trưng của nền sx nhỏ - sử dụng toàn bộ m cho tiêu dùng cá nhân - VD: Năm t1 quy mô sx: 80c + 20v + 20m Năm t2 lặp lại như cũ TÁI SX MỞ RỘNG - Quy mô lớn hơn trước - Thường gắn và đặc trưng của nền sx lớn - Biến 1 phần m thành T phụ thêm VD: Năm t1 quy mô sx: 80c + 20v + 20m; dùng 10m vào tái sx. Năm t2: 88c + 22v +22m

Như vậy, thực chất của tích lũy tư bản là sự chuyển hóa một phần giá tri thặng dư thành tư bản hay là quá trình tư bản hóa giá trị thặng dư. Nói một cách cụ thể, tích lũy tư bản là tái sx ra tư bản với quy mô ngày càng mở rộng. Sở dĩ GTTD có thể chuyển hóa thành tư bản được là vì GTTD đã mang sẵn những yếu tố vật chất của tư bản mới.

Việc xem xét những nhân tố ảnh hưởng đến quy mô tích lũy tư bản đc chia làm 2 trường hợp:

Một là, M không đổi => quy mô phụ thuộc vào tỷ lệ phân chia khối lượng giá trị thặng dư đó thành 2 quỹ: quỹ tích lũy và quỹ tiêu dùng của nhà TB. (tỷ lệ nghịch: tăng -> giảm)

Hai là, nếu tỷ lệ phân chia đó đã được xác định thì quy mô của tích lũy tư bản phụ thuộc vào M. Khi đó, M bị phụ thuộc vào:

- Trình độ bóc lột sức lao động bằng những biện pháp: tăng cường lđ, kéo dài ngày lđ, cắt giảm tiền lương của công nhân...

- Trình độ năng suất lđ xh: Trđ ns xh tăng sẽ có thêm những yếu tố vật chất để biến GTTD thành tư bản mới nên làm tăng quy mô của tích lũy.

- Sự chênh lệch giữa tb đc sử dụng và tư bản đã tiêu dùng: Máy móc, thiết bị càng hiện đại thì sự chênh lệch này càng lớn => sự phục vụ không công càng lớn, TB lợi dụng được những thành tựu của lao động quá khứ càng nhiều => quy mô của tích lũy TB càng lớn.

- Quy mô của tư bản ứng trước:Quy mô của tb ứng trước càng lớn thì khối lượng GTTD bóc lột được càng lớn, tạo điều kiện tăng thêm quy mô của tích lũy tb.

Động cơ của tích lũy TB:

- "T ứng trước chỉ là 1 giọt nước trong dòng sông của tích lũy" (C.Mác).

- Trong tái SX mở rộng, lãi (m) đập vào vốn è vốn càng lớn è lãi càng cao

- Lao động của công nhân trong quá khứ = phương tiện bóc lột chính công nhân

Câu 11: Phân biệt tư bản cố định – tư bản lưu động.

Tư bản cố định là bộ phận tư bản được sử dụng toàn bộ vào quá trình sản xuất nhưng giá trị của nó chỉ chuyển từng phần vào sản phẩm. Đó là phần tư bản dùng để làm nhà xưởng và kiến trúc khác cần cho kinh doanh, mua máy móc và thiết bị.

+ Tư bản cố định do nhà tư bản bỏ ra một lần, nhưng giá trị của nó thì trở về tay nhà tư bản từng phần một dưới hình thức tiền tệ. Thời gian mà tư bản cố định chuyển hết giá trị của nó vào sản phẩm bao giờ cũng dài hơn thời gian một vòng tuần hoàn.

+ Trong qúa trình sử dụng, tư bản cố định bị hao mòn đi. Có hai loại hao mòn: hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình.

Hao mòn hữu hình là sự hao mòn về giá trị sử dụng đi đôi với sự hao mòn về giá trị của tài sản cố định do quá trình sử dụng hoặc do sự phá huỷ của tự nhiên gây ra. Hao mòn hữu hình làm cho máy móc thiết bị hỏng dần và đi đến hỏng phải thay thế.

Hao mòn vô hình là hao mòn thuần tuý về giá trị của tài sản cố định, là sự giảm giá trị, thậm chí bị loại bỏ do xuất hiện máy móc mới tốt hơn, rẻ hơn, có công suất cao hơn.

Để khôi phục tư bản cố định đã hao mòn phải lập quĩ khấu hao tài sản cố định. Quỹ khấu hao dùng để đổi mới tư bản cố định, nhưng trước khi làm việc đó, nó có thể được sử dụng để kinh doanh hoặc cho vay...

Để hạn chế hao mòn hữu hình các tài sản cố định cần được bảo quản, sửa chữa thường xuyên; để tránh hao mòn vô hình, tài sản cố định cần được sử dụng hết công suất, thu hồi nhanh tư bản cố định.

Tư bản lưu động là bộ phận tư bản khi tham gia vào quá trình sản xuất chuyển giá trị một lần vào sản phẩm. Đó là bộ phận tư bản dùng để mua sức lao động, nguyên liệu, nhiên liệu và các vật liệu phụ, tức là phần tư bản dùng để mua những tư liệu sản xuất không thuộc tư bản cố định.

Sự phân chia tư bản thành tư bản cố định và tư bản lưu động là đặc điểm riêng của tư bản sản xuất. Sự phân biệt giữa tư bản cố định và tư bản lưu động là chỉ có tính chất tương đối. Có những tư liệu sản xuất khi thì là tư bản cố định, khi lại là tư bản lưu động. Điều đó là tuỳ thuộc vào chức năng của nó trong quá trình sản xuất.

Câu 12: Trình bày nguyên nhân chuyển biến của CNTB từ tự do cạnh tranh sang độc quyền.

Phương thức sx TBCN phát triển qua 2 giai đoạn: gđ CNTB tự do cạnh tranh và gđ tư bản độc quyền. Vận dụng sáng tạo những nglí của CN Mác vào đk lịch sử mới của thế giới, Lênin đã chminh rằng CNTB đã bước sang giai đoạn mới là CNTB đq qua 5 đặc điểm ktế cơ bản của nó.

CNTB đq xh vào cuối tk XIX, đầu tk XX do những nguyên nhân:

- Thứ nhất, tiến bộ khoa học kĩ thuật => hình thành các xí nghiệp có quy mô lớn.

- Thứ hai, thành tựu KHKT 30 năm cuối TK XIX (lò luyện kim mới, phát hiện hóa chất mới H2SO4, thuốc nhuộm, động cơ ddieezen, máy phát điện...) làm xuất hiện những ngành sx mới đòi hỏi xí nghiệp phải có quy mô lớn, dẫn đến tăng năng suất lao động, tăng khả năng tích lũy TB,...

- Thứ ba, sự tác động của các quy luật kinh tế của CNTB ngày càng mạnh mẽ làm biến đổi cơ cấu kinh tế của xh TB theo hướng tập trung sx quy mô lớn.

- Thứ tư, cạnh tranh khốc liệt => các nhà tb vừa và nhỏ bị phá sản, các nhà TB lớn phát tài, làm giàu vs số TB tập trung và quy mô xí nghiệp ngày càng lớn.

- Thứ năm, cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1873 trong toàn bộ tg TBCN làm phá sản hàng loạt xí nghiệp vừa và nhỏ, thúc đẩy nhanh chóng quá trình tích tụ và tập trung TB.

- Thứ sáu, sự phát triển của hệ thống tín dụng TBCN trở thành đòn bẩy mạnh mẽ thúc đẩy tập trung sx.

=> Lênin khẳng định: "... cạnh tranh tự do đẻ ra tập trung sx này, khi phát triển tới một mức độ nhất định, lại dẫn tới độc quyền."

Câu 13: Trình bày những đặc điểm kinh tế của CNTB độc quyền.

- Sự tập trung sx và các tổ chức độc quyền:

+ Tích tụ và tập trung sx cao dẫn đến hình thành các tổ chức độc quyền là đặc điểm kinh tế cơ bản của chủ nghĩa đế quốc.

+ Tổ chức độc quyền là tổ chức liên minh giữa các nhà tư bản lớn để tập trung vào trong tay phần lớn việc sx và tiêu thụ một số loại hàng hóa nào đó nhằm mục đích thu được lợi nhuận độc quyền cao.

+ Những hình thức độc quyền cơ bản là: cacsten,xanhđica, tơrớt, côngxoócxiom, cônggơlômêrát.

- Tư bản tài chính và bọn đầu sỏ tài chính:

+ Sự xh, phát triển của các tổ chức độc quyền trong ngân hàng đã làm thay đổi quan hệ giữa tư bản ngân hàng và tư bản công nghiệp, làm cho ngân hàng bắt đầu có vai trò mới. Qúa trình độc quyền hóa trong công nghiệp và trong ngân hàng xoắn xuýt với nhau và thúc đẩy lẫn nhau làm nảy sinh một thứ tư bản mới, gọi là tư bản tài chính. Sự phát triển của TBTC dẫn đến sự hình thành một nhóm nhỏ độc quyền, chi phối toàn bộ đời sống kinh tế và chính trị của toàn xã hội tư bản gọi là các đầu sỏ tài chính.

+ Các đầu sỏ tài chính thiết lập sự thống trị của mình thông qua chế độ tham dự(cty mẹ - cty con – cty cháu...). Nhờ có chế độ tham dự và phương pháp tổ chức tập đoàn theo kiểu móc xích, các nhà tư bản độc quyền tài chính có thể khống chế và điều tiết được một lượng tư bản lớn gấp nhiều lần. Ngoài "Chế độ tham dự" các đầu sỏ tài chính còn sd những thủ đoạn như: lập cty mới, đầu cơ ruộng đất,... để thu được lợi nhuận độc quyền cao.

+ Thống trị về kinh tế là cơ sở để các đầu sỏ tài chính thống trị về chính trị và các mặt khác.

- Xuất khẩu tư bản:

+ Xk hàng hóa là mang hàng hóa ra nước ngoài để thực hiện giá trị và giá trị thặng dư. Còn xuất khẩu tư bản là mang tư bản đầu tư ở nước ngoài để sx GTTD tại nước sở tại.

+ Xk TB trở thành tất yếu vì trong những nước tư bản phát triển đã tích lũy được một khối lượng tư bản lớn và nảy sinh tình trạng một số "tư bản thừa" tương đối cần tìm nơi đầu tư có nhiều lợi nhuận so với đầu tư ở trong nước.

+ Xktb xét về hình thức đầu tư, có thể phân chia thành: xktb hoạt động (đầu tư trực tiếp: đưa trực tiếp hàng hóa ra nc ngoài trực tiếp kinh doanh) & xktb cho vay (đầu tư gián tiếp: cho vay để thu lợi tức). Xét về chủ sở hữu TB, có thể phân chia thành: xktb Nhà nước & xktb tư nhân.

- Sự phân chia thế giới về kinh tế giữa các tổ chức độc quyền:

+ Lịch sử phát triển của CNTB đã chứng tỏ thị trường trong nước luôn luôn gắn với thị trường nước ngoài. Đặc biệt trong giai đoạn CNTB độc quyền, thị trường ngoài nước còn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đv các nước đế quốc.

+ Sự thỏa hiệp, kí kết các hiệp định để củng cố địa vị độc quyền của các tổ chức hình thành các liên minh độc quyền quốc tế dưới dạng cácten, xanhđica, tơrớt quốc tế,...

- Sự phân chia thế giớ về lãnh thổ giữa các cường quốc đế quốc:

+ Các cường quốc đế quốc ra sức xâm chiếm thuộc địa, bởi thuộc địa là nơi bảo đảm nguồn nguyên liệu và thị trường thường xuyên, an toàn trong cạnh tranh...

+ Sự phân chia lãnh thổ và phát triển không đều của CNTB tất yếu dẫn đến cuộc chiến tranh đòi chia lại thế giới => Ctr TG t1(1914- 1918), t2 (1939 – 1945).

=> Năm đặc điểm trên có liên quan chặt chẽ với nhau, nói lên bản chất của chủ nghĩa đế quốc về mặt kinh tế là sự thống trị của CNTB độc quyền, về mặt chính trị là hiếu chiến, xâm lược.

Câu 14: Trình bày nguyên nhân ra đời và bản chất của CNTB độc quyền Nhà nước.

Nguyên nhân ra đời:

- Tích tụ và tập trung tư bản càng lớn thì tích tụ và tập trung sx càng cao, do đó đẻ ra những cơ cấu kinh tế to lớn đòi hỏi một sự điều tiết xã hội đv sx và phân phối, yêu cầu kế hoạch hóa tập trung từ một trung tâm.

- Nhiều ngành sx đòi hỏi vốn đầu tư lớn đòi hỏi nhà nước phải can thiệp

- Để xoa dịu sự đối kháng giữa giai cấp tư sản với giai cấp vô sản và ndlđ, nhà nước phải dùng chính sách: trợ cấp thất nghiệp, phát triển phúc lợi xh,...

- Phải có sự phối hợp giữa các nhà nước tư sản để điều tiết các quan hệ chính trị, kinh tế qtế.

Bản chất của CNTB độc quyền nhà nước:

- CNTB độc quyền nhà nước = các tổ chức độc quyền tư nhân + nhà nước tư sản (Nhà nước phụ thuộc vào các tổ chức độc quyền)

- Can thiệp vào các quá trình kinh tế è bảo vệ lợi ích của tư bản độc quyền

- Nhà nước trở thành chủ sở hữu tư bản khổng lồ

- Dùng quân đội, cảnh sát để trấn áp xã hội

- Điều tiết quá trình ktế, can thiệp vào tất cả các khâu: SX, phân phối, lưu thông, tiêu dùng.

Câu 15: Trình bày những hình thức biểu hiện của CNTB độc quyền Nhà nước.

* Những biểu hiện của CNTB độc quyền nhà nước

- Sự kết hợp về nhân sự giữa các tổ chức độc quyền

* Nhân sự là sự kết hợp giữa các hội chủ xí nghiệp và nhà nước

* Các hội chủ xí nghiệp trở thành lực lượng chính trị kinh tế:

* Chỗ dựa cho nhà nước tư bản độc quyền

* Tham mưu đường lối kinh tế chính trị cho nhà nước, phục vụ lợi ích của tư bản độc quyền

* Các quan chức và nhân viên chính phủ được cài vào Ban quản trị của các tổ chức độc quyền

- Sự hình thành và phát triển sở hữu nhà nước:

+ Sở hữu của nhà nước tư bản độc quyền là sở hữu tập thể của GCTS độc quyền

+ Sở hữu bao gồm những động sản, bất động sản, các xí nghiệp trong công nghiệp, giao thông, giáo dục...

+ Ngân sách nhà nước là bộ phận quan trọng nhất của sở hữu

+ Phương thức hình thành:

+ Xây dựng xí nghiệp bằng vốn ngân sách

+ Quốc hữu hóa các xí nghiệp tư nhân bằng cách mua lại, mua cổ phần của các xí nghiệp tư nhân,...

- Sự điều tiết kinh tế của nhà nước tư sản:

+ Hệ thống điều tiết: Bộ máy quản lí gắn với hệ thống chính sách, công cụ điều tiết vận động nền kinh tế quốc, hướng lợi ích cho tầng lớp tư bản độc quyền

+ Chính sách điều tiết: Chính sách chống khủng hoảng chu kì, chống lạm phát, tăng trưởng kinh tế, chính sách xh và kinh tế đối ngoại.

+ Công cụ điều tiết: Ngân sách, thuế, hệ thống tiền tệ - tín dụng, các doanh nghiệp nhà nước, kế hoạch của nhà nước, chính sách xh và kinh tế đối ngoại.

Câu 16: Trình bày khái niệm giai cấp công nhân, nội dung và đk khách quan quy định SMLS của GCCN.

- Qn của chủ nghĩa Mác – Lênin về GCCN: sp của nền đại công nghiệp TBCN / Đại biểu cho lực lượng sx tiên tiến / Đại biểu cho phương thức sx hiện đại.

- 2 đặc trưng cơ bản của GCCN:

+ Phương thức lđ: tập đoàn người lđ; trực / gián tiếp vận hành công cụ sx có tính Cnghiệp.

+ Địa vị trong QHSX: Không có TLSX chủ yếu; bán SLĐ cho nhà TB; Llượng đối kháng với GCCN.

- Quan niệm hiện nay về GCCN:

+ Xuất hiện một bộ phận công nhân ứng dụng công nghệ cao

+ Một bộ phận công nhân có TLSX nhỏ

+ Một bộ phận có cổ phần trong các xí nghiệp TBCN

- Nội dung và đặc điểm sứ mệnh lịch sử của GCCN

+ GCCN là sp của nền đại CN, lực lượng đại biểu cho sự phát triển của LLSX tiến bộ, cho xu hướng phát triên của nền sx tương lai = > xóa bỏ chế độ TBCN và mọi chế độ áp bức bóc lột

+ Giành chính quyền nhà nước

+ Xây dựng xã hội XHCN và CSCN

+ Biến TLSX tư bản tư nhân thành sở hữu nhà nước

+ Xóa bỏ mọi sự phân biệt và đối kháng giai cấp

- Điều kiện khách quan quy định sứ mệnh ls của GCCN: Luận thuyết về SMLS của GCCN đã đc Mác – Ăngghen trình bày sâu sắc trong Tuyên ngôn của ĐCS. Trong tp Mác – ĂG đã chỉ rõ:

Địa vị KTXH của GCCN trong xh TBCN:

+ đv KT: * Lực lượng sx tiên tiến nhất, quyết định phá vỡ QHSX TBCN.

* Hoàn toàn không có hoặc có rất ít TLSX, là người lao động làm thuê. M – Ă: "Vì thế họ phải chịu đựng hết sự may rủi của cạnh tranh, mọi sự nên xuống của thị trường vs mức độ khác nhau..."

* Lợi ích của GCCN đối lập trực tiếp với lợi ích của GCTS: GCTS muốn duy trì chế độ áp bức bóc lột đối với GCCN và quần chúng NDLĐ >< Lợi ích cơ bản của GCCN là xóa bỏ chế độ tư hữu tư nhân về TLSX, giành lấy chính quyền về tay GCCN và NDLĐ, dùng chính quyền đó để tổ chức xây dựng xã hội mới, tiến bộ, không áp bức bóc lột.

+ Địa vị XH: bán SLĐ, bị bóc lột / có lợi ích cơ bản thống nhất vs NDLĐ => Có thể đoàn kết

vs các GC, tầng lớp lđ trong cuộc đấu tranh... / là con đẻ của nền SX CNHĐ, đc nền sx hiện đại rèn luyện, đoàn kết và tổ chức lại thành một lực lượng XH hùng mạnh.Do bị áp bức bóc lột nặng nề => chỉ có thể giải phóng bản thân ó giải phóng toàn XH khỏi CNTB=> GC duy nhất có khả năng lãnh đạo cách mạng.

Địa vị chính trị - xã hội của GCCN:

- Là giai cấp tiên phong cách mạng <= đại biểu cho phương thức sx tiên tiến, gắn liền với những thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại, được trang bị bởi một lý luận khoa học cách mạng; luôn đi đầu trong mọi phong trào cm theo mục tiêu xóa bỏ XH cũ, lạc hậu, xd XH mới tiến bộ, nhờ đó có thể tập hợp đông đảo các giai cấp, tầng lớp khác nhau vào phong trào CM.

- Là GC có tinh thần cm triệt để nhất thời đại ngày nay: trong CMTS... sau khi giành đc chính quyền gcts quay đầu lại vs GCCN... khiến họ bị áp bức bóc lột, đời sống khó khăn=> chỉ có thể giải phóng bản thân ó giải phóng toàn XH khỏi CNTB.

- Có ý thức tổ chức kỷ luật cao: Lđ trong nền sx dây chuyền + cs đô thị tập trung... Tính tổ chức kỷ luật cao của GCCN đc tăng cường khi nó phát triển thành một lực lượng chính trị lớn mạnh; có tổ chức, đc sự giác ngộ bởi một lý luận khoa học, CM và tổ chức ra đc chính đảng có nó – ĐCS => GCCN không có ý thức tổ chức kỷ luật cao => k thể giành thắng lợi...

- GCCN có bản chất quốc tế: GCTS là ll quốc tế... Toàn cầu hóa=> Tb nước này có thể đầu tư sang nc khác, một sp có thể đc sx bởi nhiều quốc gia... => ptr đtr của GCCN phải có sự gắn bó trong nc cũng như quốc tế. Lênin: "TB là một ll qt. Muốn thắng nó, phải có sự liên minh quốc tế" / "không có sự ủng hộ của CMQTế của tgiới thì thắng lợi của CMVS là k thể có được..."

Một số người cho rằng thời đại ngày nay là thời đại của nền văn minh "hậu công nghiệp" - "văn minh trí tuệ" của "kinh tế tri thức", do đó, trí thức mới là lực lượng tiên phong, có vai trò lãnh đạo cách mạng.

Trong lịchsử phát triển không ai phủ nhận vai trò của trí thức. Trong sự nghiệp xây dựng xã hội mới, vai trò trí thức ngày càng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Song trí thức không thể đóng vai trò lãnh đạo thay thế giai cấp công nhân, vì:

Một là, trong xã hội, trí thức là các tầng lớp đặc biệt và không thuần nhất, chưa bao giờ và không bao giờ là một giai cấp đóng vai trò đại diện cho một phương thức sản xuất độc lập với một hệ tư tưởng độc lập.

Hai là, không có lợi ích đối kháng trực tiếp với giai cấp tư sản. Dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, trí thức cũng là một tầng lớp làm thuê đặc biệt, được giai cấp tư sản đào tạo, sử dụng và có một bộ phận được chế độ tư bản ưu đãi. Do đó nó không có tinh thần cách mạng triệt để như giai cấp công nhân trong cuộc đấu tranh chống giai cấp tư sản.

Ba là, trí thức bao giờ cũng là trí thức của một giai cấp nhất định và thường là của giai cấp thống trị xã hội.

Câu 17: Trình bày quy luật ra đời, vai trò của ĐCS với việc thực hiện SMLS của GCCN:

Quy luật ra đời:

Ptr đtr của GCCN chống lại GCTS đã nổ ran gay từ khi CNTB hình thành và phát triển, theo quy luật có áp bức có đấu tranh. Mặc dù ptr công nhân có thể phát triển về số lượng, quy mô cuộc đấu tranh có thể mở rộng nhưng cuối cùng đều bị thất bại vì thiếu một lý luận khoa học và cách mạng soi đường. Chỉ khi nào GCCN đạt đến trình độ tự giác thì lúc đó ptr ms mang tc cuộc đtr chtrị. Lý luận của chủ nghĩa M-L chỉ khi đi vào phong trào công nhân mới được biến thành sức mạnh vật chất để lật đổ chế độ TBCN. Như vậy, ĐCS là sự kết hợp chủ nghĩa M-L vs phong trào công nhân.

Ở nhiều nước thuộc địa, nửa thuộc địa, trong đó có Việt Nam, chủ nghĩa Mác-Lênin thường kết hợp với phong trào công nhân và phong trào yêu nước thành lập ra Đảng cộng sản. Do đó, có

thể khẳng định Đảng cộng sản Việt Nam ra đời vào đầu năm 1930 là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác-Lênin với giai cấp công nhân và phong trào yêu nước.

Vai trò: - Tổ chức lãnh tụ chính trị của GCCN: Đảng là đội tiên phong chiến đấu, là bộ tham mưu của giai cấp công nhân, là biểu hiện tập trung của lợi ích, nguyện vọng phẩm chất, tổ chức của giai cấp công nhân và của dân tộc.

- Đội tiên phong, bộ tham mưu chiến đấu: Đảng giữ vai trò tiên phong trong chính trị cũng như trong lý luận và trong hành động, có nhiệm vụ đề ra mục tiêu, phương hướng, đường lối đúng đắn phù hợp với yêu cầu phát triển khách quan của đất nước, của thời đại và phấn đấu hy sinh cho mục tiêu đó.

- Lợi ích cơ bản thống nhất với GCCN, NDLĐ và dân tộc.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: