1 su ra doi va phat trien cua triet hoc mac le

I. SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA  

TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN 

1. Những điều kiện lịch sử của sự ra đời triết học Mác  

Triết học Mác ra đời là do những đòi hỏi của thực tiễn chính trị-xã hội và là quá 

trình phát triển hợp quy luật của triết  học và của nhận thức khoa học. Nó được 

chuẩn bị bởi những tiền đề cụ thể sau: 

1.1.Tiền đề kinh tế-xã hội 

Triết học Mác ra đời vào những năm 40 của thế kỷ XIX ở Tây Âu. Đó là thời kỳ 

chủ nghĩa tư bản bước sang giai đoạn phát triển mới nhờ tác động của cuộc cách 

mạng công nghiệp, chủ nghĩa tư bản đã khẳng định địa vị thống trị về kinh tế của 

mình. Cùng với sự phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa, giai cấp vô sản không ngừng 

phát triển cả về số lượng và chất lượng. Giai cấp vô sản đã bước lên vũ đài chính trị 

như một lực lượng độc lập. 

Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản làm cho mâu thuẫn vốn có của nó bộc lộ ngày 

càng gay gắt. Trước hết, là mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất mang tính chất xã hội 

với quan hệ sản xuất có tính chất tư hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa. Mâu thuẫn này 

biểu hiện về mặt xã hội là mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản với giai cấp tư sản. Để 

giải quyết mâu thuẫn này, giai cấp vô sản đã đứng lên đấu tranh chống lại giai cấp 

tư sản. Tiêu biểu như: cuộc khởi nghĩa của thợ dệt Lyông (Pháp) năm 1831, Phong 

trào Hiến chương ở Anh vào cuối những năm 30, cuộc khởi nghĩa của thợ dệt Xilêdi 

năm 1844 ở Đức. Đặc biệt sự xuất hiện "Đồng  minh những người chính nghĩa" - một 

tổ chức vô sản cách mạng. Để đưa cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản chống lại giai 

cấp tư sản ngày càng phát triển mạnh mẽ từ thấp đến cao, từ đấu tranh kinh tế đến 

đấu tranh chính trị, từ tự phát đến tự giác đòi hỏi phải có một học thuyết khoa học, 

cách mạng soi đường chỉ lối. Học thuyết khoa học, cách mạng ấy chính là chủ nghĩa 

Mác, mà hạt nhân của nó là triết học Mác . 

Như vậy, thực tiễn xã hội, đặc biệt là thực tiễn cách mạng của giai cấp vô sản 

nảy sinh yêu cầu khách quan là phải được soi sáng bằng lý luận khoa học. Sự ra đời 

của chủ nghĩa Mác là sự giải đáp về lý luận những vấn đề thời đại đặt ra trên lập 

trường của giai cấp vô sản cách mạng. 

1. 2. Tiền đề lý luận 

Sự ra đời triết học Mác chẳng những là sản phẩm tất yếu của những điều kiện 

kinh tế-xã hội của xã hội tư bản chủ nghĩa giữa thế kỷ XIX, mà còn là sự phát triển 

hợp quy luật của lịch sử tư tưởng nhân loại. 

Triết học Mác ra đời là kết quả của sự kế thừa tất cả những tinh hoa trong lịch sử 

tư tưởng của nhân loại, mà trước hết là triết học cổ điển Đức, kinh tế chính trị học 

Anh, chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp. 

Đối với triết học cổ điển Đức, C. Mác và Ph. Ăngghen đã kế thừa phép biện 

chứng của Hêghen, khắc phục tính chất duy tâm, thần bí của nó. Đồng thời, hai ông 

còn cải tạo phép biện chứng ấy, đặt nó trên nền thế giới quan duy vật. C. Mác và 

Ph. Ăngghen còn kế thừa chủ nghĩa duy vật của Phoiơbắc, khắc phục tính siêu hình, 

máy móc, chưa triệt để của nó, làm giàu nó bằng phép biện chứng. Từ đó, C. Mác 

  7 

và Ph. Ăngghen xây dựng nên học thuyết triết học mới, trong đó chủ nghĩa duy vật 

và phép biện chứng thống nhất với nhau một cách hữu cơ, đó chính là  chủ nghĩa 

duy vật biện chứng , một hình thức mới, một giai đoạn phát triển cao của chủ nghĩa 

duy vật triết học. 

Việc kế thừa và cải tạo kinh tế chính trị học Anh với những đại biểu xuất sắc là 

A. Xmít và Đ. Ricácđô là một nhân tố không thể thiếu được góp phần hình thành 

nên quan niệm về duy vật lịch sử của triết học Mác. 

Trong chủ nghĩa Mác, những quan điểm triết học được hình thành không tách 

rời với những quan điểm chính trị-xã hội qua việc cải tạo một cách có phê phán  chủ 

nghĩa xã hội không tưởng Pháp với những đại biểu tiêu biểu là Xanh Ximông và S. 

Phuriê. Nhờ đó, triết học Mác trở thành vũ khí lý luận cải tạo xã hội bằng cách 

mạng. 

1.3. Tiền đề khoa học tự nhiên 

Những thành tựu của khoa học tự nhiên có vai trò quan trọng không thể thiếu 

được cho sự ra đời của triết học Mác. Những phát minh lớn của khoa học tự nhiên 

làm bộc lộ rõ tính chất hạn chế, chật hẹp và bất lực của phương pháp tư duy siêu 

hình trong nhận thức thế giới; đồng thời cung cấp cơ sở tri thức khoa học để phát 

triển tư duy biện chứng, hình thành phép biện chứng duy vật. 

Trong số những thành tựu khoa học tự nhiên thời đó, nổi bật lên ba phát minh 

lớn:  định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng, thuyết tế bào và thuyết tiến hoá 

của Đácuyn . 

Các phát minh trên đây đã khẳng định thế giới vật chất tồn tại vĩnh viễn, không 

sinh ra và không mất đi, nó chỉ chuyển hoá từ dạng này sang dạng khác, khẳng định 

bản chất của thế giới là vật chất, khẳng định tính thống nhất vật chất của thế giới và 

khẳng định tính biện chứng của thế giới vật chất. Với những phát minh lớn của 

khoa học tự nhiên đã làm cho "quan niệm mới về giới tự nhiên đã được hoàn thành 

trên những nét cơ bản: tất cả những gì cứng nhắc đều bị tan ra, tất cả những gì cố 

định đều biến thành mây khói, và tất cả những gì đặc biệt mà người ta cho là tồn tại 

vĩnh cửu thì đã trở thành nhất thời; và người ta đã chứng minh toàn bộ giới tự nhiên 

đều vận động theo một dòng và một tuần hoàn vĩnh cửu" 

1

.  

C. Mác và Ph. Ăngghen đã phân tích một cách sâu sắc các thành tựu của khoa 

học tự nhiên, khái quát chúng thành các quan điểm triết học và từ đó hình thành nên 

một học thuyết triết học thực sự khoa học- triết học duy vật biện chứng. 

Tóm lại,  triết học Mác cũng như toàn bộ chủ nghĩa Mác ra đời như một tất yếu 

lịch sử không những vì đời sống và thực tiễn, nhất là thực tiễn của giai cấp công 

nhân, đòi hỏi phải có một lý luận mới soi đường mà còn là sự phát triển hợp lôgíc 

của lịch sử tư tưởng nhân loại; đồng thời, triết học Mác ra đời cũng là kết quả tất 

yếu của những trí tuệ thiên tài, những trái tim đầy nhiệt huyết cách mạng C. Mác và 

Ph. Ăngghen.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: