1.quan diem, nguyen tac ve to chuc, hoat dong cua bo may nha nuoc
1. Quan điểm :
Những quan điểm từ hội ngị TW 8 khóa 7 đến Đại hội Đảng khóa 8 đã cụ thể hóa các quan điểm cơ bản về tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước CHXHCNVN ở 3 điểm chính :
- Thứ nhất : xây dựng nhà nước XHCN của dân, do dân, vì dân; lấy liên minh công nông và tầng lớp trí thức làm nền tảng dưới sự lãnh đạo của Đảng CS. Nhà nước đó phải là do nhân dân làm chủ, nhân dân xây dựng, tổ chức và quản lý giám sát. Cơ sở xây dựng là liên minh công nông kết hợp với tầng lớp trí thức, do Đảng CS lãnh đạo.
- Thứ hai : Tổ chức bộ máy Nhà nước trên cơ sở Nhà nước pháp quyền VN. Đảng CS VN nhất quán xây dựng nhà nước theo quan điểm quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Về bản chất luôn khẳng đinh tính nhất nguyên chính trị, nhân dân là chủ thể duy nhất lập nên nhà nước VN.
- Thứ ba : Tăng cường hơn nữa quản lý xã hội bằng pháp luật và theo pháp luật : kết hợp các phương pháp giáo dục thuyết phục và rèn luyện phẩm chất đạo đức. (1) Dựa trên quan điểm coi luật pháp, dân trí và nền tảng đạo đức là cơ sở của sự phát triển. (2) Nền kinh tế thị trường mang tính cạnh tranh cao đòi hỏi chính sách pháp luật mở rộng hơn cho giao lưu quốc tế. (3) sự kết hợp giữa quản lý xã hội bằng pháp luật và giáo dục đạo đức là sự kết hợp biện chứng.
2. Nguyên tắc :
Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam là những nguyên lý, tư tưởng chỉ đạo, là cơ sở cho toàn bộ quá trình tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.
Bộ máy nhà nước ta nhìn chung hoạt động dựa trên 4 nguyên tắc cơ bản sau :
- Nguyên tắc đảm bảo sự tham gia đông đảo của nhân dân vào công việc quản lý nhà nước : Việc tham gia vào công tác quản lý nhà nước được coi là quyền và nghĩa vụ của nhân dân. Điều 11 của hiến pháp 1992: “ công dân thực hiện quyền làm chủ của mình ở cơ sở bằng cách tham gia công việc của nhà nước và xã hội. Việc lôi cuốn đông đảo nhân dân lao động tham gia công tác quản lý nhà nước là nguyên tắc, một mặt tạo khả năng phát huy được sức mạnh và trí tuệ của nhân dân. Mặt khác, là một trong những phương pháp tốt nhất để ngăn chặn bệnh quan lêu, cữa quyền vốn rất dễ dàng phát sinh trong hoạt động của bộ máy nhà nước.
- Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của đảng cộng sản đối với nhà nước : Sự lãnh đạo của đảng bảo đảm giữ vững bản chất củ nhà nước xã hội chủ nghĩa. Đó là điều kiện tiên quyết để bảo đảm hiệu lực, hiệu quả quản lý của nhà nước, phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong việc tham gia quản lý công việc nhà nước. Sự lãnh đạo củ đản đối với nhà nước thể hiện các mặt chủ yếu : (1) Đảng đề ra đường lối chính trị , chủ trương chính sách cho hoạt động của nhà nước. (2) Đảng lãnh đạo nhà nước thông qua giới thiệu các đảng viên ưu tú vào tham gia bộ máy nhà nước.
- Nguyên tắc tập trung dân chủ : tập trung là sự thâu tóm quyền lực nhà nước vào một chủ thể quản lý để điều hành. Dân chủ là mở rộng quyền cho đối tượng quản lý nhằm phát huy trí tuệ tập thể. Tập trung dân chủ là nguyên tắc thể hiện sự kết hợp hài hòa giữa sự chỉ đạo tập trung, thống nhất của cơ quan nhà nước cấp trên với việc mở rộng dân chủ rộng rải để phát huy tính chủ động, sáng tạo của cấp dưới nhằm đạt hiệu quả cao trong quản lý nhà nước.
- Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa : Điều 12 hiến pháp 1992 ghi: “ nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa”.
Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa đòi hỏi phải có sự tôn trọng triệt để pháp luật trong việc tổ chức và hoạt động của tất cả các khâu trong bộ máy nhà nước; đòi hỏi tăng cường công tác kiểm tra , giám sát mọi hoạt động của cơ quan , tổ chức, viên chức nhà nước đồng thời phải xử lý công minh các hành vi vi phạm pháp luật; là cơ sở đảm bảo sự hoạt động nhịp nhàn bộ máy nhà nước, bảo đảm hiệu lực và hiệu quả cao củ hoạt động quản lý nhà nước, bảo đảm sự công bằng xã hội.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top