1 phut lam lo 7
Mỹ ngước nhìn lên đồng hồ trong phòng khách sạn. Sắp mười một giờ. Cô giục em gái:
- Mình về đi kẻo chú Minh đợi cửa.
Duyên nài nỉ chị ngồi lại đây thêm vài phút nữa. Cái chìa khóa phòng mà chú Minh đưa cho Duyên hồi chiều còn nằm yên trong túi xách. Chú nói hai chị em cứ đi chơi chừng nào chán hãy quay về cũng được.
Đại nhìn Mỹ. Cái nhìn đó như trách móc như van nài cô ngồi lại; ánh mắt Đại giống như một mũi khoan xoáy vào lòng cô. Có lẽ Đại nghĩ Mỹ đã làm hỏng buổi chiều hiếm hoi của anh. Đại không nói gì, không thể nói gì. Duyên phá ngay bầu không khí im lặng.
- Chiều mai bọn em sẽ dành cho anh Đại chuyến đi chơi chung với nhau.
Đại trả lời Duyên với giọng chán nản:
- Đà Lạt chẳng có gì vui. Có lẽ mai anh về Sàigòn.
Mỹ khẽ cau mày khi nghe quyết định đột ngột của Đại. Mỹ nói nếu cô yêu cầu anh ở lại thêm vài ngày nữa với chị em cô có được không?
- Chị Mỹ sẽ biến Đà Lạt thành một nơi đầy quyến rũ và lãng mạn ,anh có tin không?
Đại vẫn lầm lì không trả lời Duyên. Tại sao khi nghĩ đến Mỹ anh thấy có chút gì đó giống như một nỗi tuyệt vọng, giống như có một chút gì thấm thiết.
Đại nhận lời ở lại với chị em Mỹ là anh bắt đầu lăn theo cái triền dốc êm đềm mà Mỹ đã vẽ ra cho anh. Nếu anh nhận lời thì liệu anh có tỉnh táo hay u mê đây? Đại nhìn vào mặt Mỹ thật lâu. An nghỉ phải hỏi lại mình cái đã. Ngày lên Đà Lạt với chị em Mỹ đã là mơ ước lặng lẽ bao nhiêu năm của mình. Một năm đối với ai không biết có lâu không với anh nó đã dài không thể dài hơn nữa. Mỹ không từ chối hẳn, anh vẫn hoàn toàn ở ngoài cô, vẫn ngồi đây như một người lạ. Điều nầy may hay rủi cho Đại đây? Anh thật sự không nắm rõ.
Duyên bỏ ra ngoài hành lang một lúc tiếng Mỹ cười nói gì với Đại làm Duyên bỗng nghe tim mình bóp nghẹt một cách đột ngột. Duyên tự hỏi có cái gì trục trặc trong lòng cô chăng? Duyên bàng hoàng một lúc rồi lắng nghe câu chuyện giữa hai người. Nhưng Duyên chỉ nghe được vài từ. Cô cũng đón ra có một điều gì đó không được êm xuôi. Duyên thừa biết Đại chẳng bao giờ xem cô lớn cả.
- Mỹ về nghen ngày mai gặp lại.
Chẳng nghe Đại nói năng gì. Mỹ đứng lên ném cho Đại cái nhìn như xin lỗi anh vì đã không đi cùng anh. Đối với Mỹ cô không đủ mạnh để thẳng thừng từ chối Đại.
Nếu Đại biết là Mỹ đã có Trường chắc anh sẽ không còn đeo đuổi nữa. Thà để Đại tự tìm hiểu chứ không đời nào Mỹ nói thẳng với anh là trái tim cô đã có chủ.
Chiều mai Trường có hẹn với mấy người bạn hồi còn học tiểu học, cho nên Mỹ sẽ nhận lời đi chơi chung với bạn bè của Duyên. Không đời nào Mỹ thích đi một mình với Đại, không tạo cơ hội cho Đại tỏ nỗi lòng của anh ta.
Tiễn chị em Duyên xuống tận cầu thang khách sạn, Đại trở lên phòng. Anh thả mình trên nệm nghĩ đến cuộc đi chơi ngày mai. Anh không biết mình nên vui hay buồn đây? Đại mở cửa kính. Đà Lạt về đêm đẹp vô cùng trong cái vẽ lạnh lẽo mờ ảo. Trong cái lạnh của đêm nằm một mình, Đại cảm thấy nỗi bơ vơ ngự trị trong anh. Hình như cho đến lúc Mỹ ra về Đại mới cảm thấy cái mỏi mệt của ngày hôm nay. Anh yên lặng nhìn điếu thuốc đỏ trên tay. Bản nhạc hát một bài quen thuộc nói những nỗi buồn vui của cuộc tình, liệu anh biết được cái vui lẫn cái buồn đó có thật s không?
Chỉ còn một năm nữa anh ra trường. Đối với anh cái bằng bác sĩ dễ dàng như người ta lấy đồ trong túi vì Đại học rất giỏi. Lần đầu tiên mẹ Đại may cho anh chiếc áo blouse trắng và bà khen anh mặc vào ra dáng bác sĩ lắm, nhưng cô em gái của Đại lại chê anh mặc áo blouse nhìn như cái móc áo biết chuyển động.
- Em biết chắc chắn anh không bao giờ có niềm đam mê nghề nghiệp có đúng không?
Trong đôi mắt tinh quái của Hướng Dương nó nói ra những điều chất chứa trong lòng anh sau năm năm học y. Đại cảm thấy nhẹ nhõm. Hướng Dương là người duy nhất hiểu anh. Giấc mơ của anh là trở thành một nhàvật lý học .
Mẹ Đại hãnh diện về đứa con trai duy nhất của mình, đi đâu bà cũng khoe con tôi sẽ là bác sĩ.
Nằm chèo queo một mình anh nghiền ngẫm cuộc đời mình. Gia đình anh chỉ toàn là phụ nữ. Anh lớn lên giữa họ, luôn mang trong mình ý thức đàn ông là cột trụ và không ít thì nhiều anh bị ảnh hưởng tính cách yếu mềm của những người đàn bà xung quanh. Tất cả mọi người điều mong anh trở thành bác sĩ. Mẹ anh còn thêm:
- Lương y như từ mẫu. Cái nghề cứu người còn hơn đi tu.
Đại ừ ào cho mẹ anh yên tâm. Anh không thiết tha với nghề nầy. Anh sợ máu chán ngán những khuôn mặt biến dạng, anh dửng dưng trước nỗi đau của bệnh nhân. Đại ví mình như người đàn ông lấy vợ mà không có tình yêu thì cho dù người vợ có đẹp tốt mấy cũng không thể khiến trái tim người chồng rung động. Đại vẫn được đánh giá là một sinh viên xuất sắc,nhưng anh biết, anh sẽ không bao giờ trở thành bác sĩ giỏi. Đại nghĩ anh đã sai lầm khi thi vào trường y trong khi đó có biết bao nhiêu người mơ ước được như Đại. Anh đã sai lầm khi chọn đường đi cho mình. Con đường nầy đối với người ta là xa lộ, nhưng trong mắt anh là lối mòn, ngõ cụt. Chính em gái Đại đã giúp anh nhận ra điều nầy. Đại tìm cảm thông ở em gái nhưng có lần nó nói làm Đại sửng sốt.
- Anh học giỏi quá nên coi thường bằng cấp.
Đại lầu bầu:
- Sao em nói anh không hợp với nghề y?
Hướng Dương bĩu môi:
- Hợp hay không thì anh cũng đã chọn.s
- Tao định bỏ cuộc và tìm một nghề mà tao thích.
Hướng Dương sửng sốt:
- Sao không quyết định mấy năm về trước.
Đại không giải thích được. Gia đình Đại có hiểu được đâu cuộc sống vô vị của anh đã mấy năm nay làm anh kiệt sức, anh không muốn đi tiếp nữa. Cả nhà biết chuyện nầy đều thất vọng. Nhất là mẹ anh. Không khí gia đình nặng nề, Đại dọn ra ở riêng và bắt đầu đi xin việc.
Đại nói tiếng Anh lưu loát và có kiến thức y khoa. Anh tin mình có năng lực, sau chuyến đi Đà Lạt ý định anh càng thôi thúc hơn. Đại nghĩ đến làm trình dược viên cho một công ty dược. Đại sẽ kiếm sống không muốn mãi nhờ vào đồng tiền mà mẹ anh kiếm một cách vất vả.
Hướng Dương so sánh Đại như một người giàu có mà coi rẻ đồng tiền. Đại chỉ im lặng mặc tình cho ai nghĩ sao về anh cũng được.
Nghe tin Đại bỏ học ngang Mỹ chẳng nói năng gì, cũng không muốn có lời khuyên nào cho cái quyết định điên rồ của anh. Tương lai của Đại đâu có dính dáng gì tới cuộc sống của Mỹ. Đèn nhà ai nấy sáng, cuộc đời ai nấy lo. Mỹ chỉ nói vắn tắt với Duyên khi nghe tin Đạiđịnh đi làm trình dược viên của một công ty dược nào đó.
- Hỏng bét rồi. Cục đá lăn hoài sao đóng rong.
Sau khi bỏ trường lớp Đại làm đủ thứ nghề. Đầu tiên anh đến gặp người quản lý công ty dược.
- Anh có bằng gì? Dược sĩ hay bác sĩ?
- Tôi đã học năm thứ năm y khoa.
- Tại sao học tới đó, không ráng lấy bằng?
Đại nhỏ giọng:
- Nhưng tôi khẳng định tôi có thể kê toa, định bệnh và đọc vanh vách từng tên thuốc.
Người quản lý nhìn Đại vừa thương hại vừa mỉa mai:
- Rất tiếc chúng tôi cần có bằng vì đây là một công ty lớn.
Đại bỏ ra về. Đây là bài học đầu tiên lúc anh xông ra đời. Cuộc đời nhiều nỗi chông gai chứ chẳng phải trơn tru như anh tưởng. Mẹ anh nói như nhiếc:
- Con sáng mắt chưa? Cái thứ cãi cha mẹ chẳng ra "đám ớt" gì.
Quay lại học tiếp vẫn còn kịp mà con.
Nước mắt mẹ anh chợt ứa ra làm anh mềm lòng. Nhưng anh sẽ cố một lần nữa xem sao.Thất bại là mẹ đẻ của thành công, anh nhũ lòng. Và anh tiếp tục gõ cửa các công ty khác, nhưng đi đến đâu cũng nhận được câu " rất tiếc". Suy đi tính lại anh hạ tiêu chuẩn thấp một bậc ,Đại làm phiên dịch cho một công ty nhỏ. Những công ty lớn không chen vào đâu được. Công việc của anh là làm sổ sách, lập kế hoạch công việc Đầu tháng và đi theo giám đốc phiên dịch. Nói cho dễ nghe là anh làm trợ lý- một thứ đầy tớ hạng sang. Thỉnh thoảng anh còn kiêm luôn việc chở con ông ta đi học, chở vợ giám đốc đi siêu thị v...v
Họ bốc lột sức lao động của anh bằng đồng lương khiêm tốn. Nản chí Đại xin nghỉ sau một tháng làm.
Hướng Dương chẳng buông tha, nó nói giọng như nhiếc móc:
- Thời buổi nầy không có bằng cấp là thua.
Ra đời, Đại chỉ là thằng học hết cấp ba. Mỹ và gia đình cô ta vẫn đối xử với anh như ngày nào. Chị Thiêm càng có dịp an ủi anh khi thấy anh sắp quỵ ngã. Mỹ đã ra trường và xin dạy ở một tình lẽ xa xôi. Hình như Mỹ tình nguyện đến vùng sâu vùng xa để dạy cho đồng bào dân tộc.
Đại không hiểu được Mỹ, và cả nhà đều hốt hoảng trước sự cương quyết ra đi của đứa con gái yêu của họ. Thiêm phát bệnh và nằm vật như chết rồi. Chị không hiểu tại sao Mỹ lại bỏ gia đình để đến một nơi khỉ ho cò gáy như vậy?
Đại cũng có thể thông cảm trước sự chọn lựa của Mỹ. Có lẽ cô cũng từng nghĩ như Đại. Mỹ muốn thoát ra khỏi vòng tay của mẹ hay vì một lý do nào mà chỉ có cô ta mới biết rõ.
Ông Hòa thấy vợ áo não, ủ ê quá mới an ủi chị:
- Có hai con đường mà Mỹ phải bước: trưởng thành hay hư hỏng.
-Chỉ có vậy thôi, ông lầu bầu:
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top