1. Mục đích, ý nghĩa, tính chất của ATLĐ

Câu 1: Trình bày mục đích- ý nghĩa, tính chất của công tác An toàn lao động.

 Mục đích: Mục đích của công tác bảo hộ lao động là thông qua các biện pháp về khoa động ?

học kĩ thuật, tổ chức, kinh tế, xã hoi  để loại trừ các yếu tố nguy hiểm và có hại phát sinh trong xản xuất, tạo nên một điều kiện lao động thuận lợi và ngày càng được cải thiện tốt hơn, ngăn ngừa tai nạn lao động và 
bệnh nghề nghiệp, hạn chế ốm đau và giảm sức khỏe cũng như những thiệt hại khác đối với người lao động, nhằm bảo đảm an toàn, bảo vệ sức khỏe và tính mạng người lao động, trực tiếp góp phần bảo vệ và phát triển lực lượng sản xuất tăng năng suất lao động.

Ý nghĩa: Bảo hộ lao động trước hết là một phạm trù sản xuất, nhằm bảo vệ yếu tố năng động nhất của lực lượng sản xuất là người lao động. Mặt khác việc chăm lo sức khỏe cho người lao động, mang lại hạnh phúc cho bản thân và gia đình họ còn có ý nghĩa nhân đạo.

 Tính chất

-Tính chất pháp lý: Để bảo đảm thực hiện tốt việc bảo vệ tính mạng và sức khỏe cho người lao động, công tác bảo hộ lao động được thể hiện trong bộ luật lao động. Căn cứ vào quy định của điều 26 Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam : “Nhà nước ban hành chính sách, chế độ bảo hộ lao động. Nhà nước quy định thời gian lao động, chế độ tiền lương, chế độ nghỉ ngơi và chế độ bảo hiểm xã hội đối với viên chức nhà nước và những người làm công ăn lương….. .” Bộ luật lao động của Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam đã được Quốc hội thông qua ngày 23/6/1994 và có hiệu lực từ ngày 1/1/1995. Luật lao động đã quy định rõ trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của người sử dụng lao động và người lao động.

 -Tính chất khoa học kỹ thuật: Nguyên nhân cơ bản gây ra tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp cho người lao động là điều kiện kỹ thuật không đảm bảo an toàn lao động, điều kiện vệ sinh, môi trường lao động. Muốn sản xuất được an toàn và hợp vệ sinh, phải tiến hành nghiên cứu cải tiến máy móc thiết bị;

công cụ lao động; diện tích sản xuất; hợp lý hóa dây chuyền và phương pháp sản xuất; trang bị phòng hộ lao động; cơ khí hoá và tự động hoá quá trình sản xuất đòi hỏi phải vân dụng các kiến thức khoa học kỹ thuật, không những để nâng cao năng suất lao động, mà còn là một yếu tố quan trọng nhằm bảo vệ người lao động tránh những nguy cơ tai nạn và bệnh nghề nghiệp.

-Tính  chất  quần  chúng: Công  tác bảo  hộ  lao  động  không  chỉ riêng  của những cán bộ quản lý mà nó còn là trách nhiệm chung của người lao động và toàn xã hội. Trong đó người lao động đóng vai trò hết sức quan trọng trong công tác bảo hộ lao động. Kinh nghiệm thực tiển cho thấy ở nơi nào mà người lao động cũng như cán bộ quản lý nắm vững được quy tắc bảo đảm an toàn và vệ sinh lao động thì nơi đó ít xẩy ra tai nạn lao động.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #kinhdi