Về nhà
2 giờ sáng, 4 tháng 6, 1997
"Chị ơi, cho em hỏi, chị có thấy cậu trai này hay gia đình cậu ấy chuyển đi đâu không?"
"Anh gì ơi, căn hộ này được rao bán từ lúc nào thế ạ?"
"Thanh Thanh là bạn em ạ."
"Bố mẹ cậu xảy ra xích mích ạ? Hình như là có tiếng cãi cọ trong nhà đúng không chị?"
"À em này, em là hàng xóm của Thanh Thanh à? Anh là bạn thân của cậu ấy. Nghe nói gia đình nhà bạn anh mới chuyển đi..."
"Xin lỗi, cho tôi hỏi..."
"Bác là bảo vệ khu này đúng không ạ?..."
"Vâng, tôi xin lỗi"
"Cảm ơn nhé!"
"Anh vất vả rồi!"
5 giờ sáng, 4 tháng 6, 1997
Từ tối đến giờ, tôi không tài nào chợp mắt nổi. Những hộ gia đình bên cạnh đều không rõ Thanh Thanh và những người khác đã bỏ đi đâu.
Điều này khiến tôi bất an vô kể. Lớn chừng ấy, em đã chịu đủ rồi, giờ vẫn chưa thoát được khỏi cái lớp sơn gia đình hào nhoáng ấy thì còn khổ sở như thế nào nữa? Tôi vẫn nhớ như in những gì Thanh Thanh kể rằng em đã khóc nhiều ra sao, em đã áp lực chừng nào khi sống theo sự sắp đặt của cha mẹ ngay từ những ngày còn trẻ người non dạ. Em chẳng bao giờ dám làm những điều mà phụ huynh không thích, cũng từ chối nhìn ngắm hay nhắc đến món vật, câu chuyện em bị cấm tiếp xúc.
Ông bà Tam luôn khó ở và khắc nghiệt như vậy. Thanh Thanh được nuôi dưỡng và lớn lên trong môi trường tốt, được dạy bảo và dặn dò về mọi ngành nghề, mọi lĩnh vực xã hội, cha mẹ tin em sẽ tự khắc tìm được hạnh phúc của mình. Nhưng thiếu điều, có một thứ mà ông bà Tam đã quên dạy cho con trai, đó là thế nào mới gọi là hạnh phúc. Từ nhiều góc nhìn, nhiều phương diện, "niềm vui" được định nghĩa theo đa phương tiện và đa luận điểm. Tuy nhiên, đối với em, là đứa trẻ luôn bị đè nặng và áp lực những tiêu chuẩn xa xỉ của người lớn, chỉ cần thứ có thể khiến em mở lòng, thì đó là hạnh phúc.
Đúng là vậy, ông bà Tam mãi mãi không tài nào dạy nổi con trai họ, rằng hạnh phúc, đôi khi để có được sự chấp thuận trong xã hội, nó phải tự lực chọn lọc, tự lực gây tổn thương để loại bỏ vài thứ ở người chủ đang cần đến nó, tự lực sàng lọc bản thân mình, rồi như một lẽ hiển nhiên, nó quay trở lại với thân chủ đang mang nỗi lòng đã bị cào xé đến rỉ máu, nó cất tiếng nói, như thể người chủ ấy sau bao nỗ lực và hy sinh, cuối cùng đã có chữ "hạnh phúc."
Đầu óc về đêm luôn mang nhiều tâm trạng là thế. Tôi lên tiếng hỏi vào hư vô, chờ đợi một lời hồi đáp của không khí rằng liệu hạnh phúc có thực sự muốn loại bỏ một trong hai chúng tôi để đáp ứng chuẩn mực xã hội, rồi đến sau cùng, thứ hạnh phúc biến chất ấy dù có tồn tại dưới hình thức nào đi chăng nữa, nó có còn trong sạch hay hiên ngang và mạnh mẽ như lúc đầu không?
"Anh chẳng tồn tại nổi đâu." Không khí đã cho tôi đáp án.
"Ừ, thiếu nụ cười của em, tôi không tồn tại nổi đâu." Tôi trả lời khoảng không trống vắng.
Đôi mắt tôi sững lại, đột nhiên như nhận ra một điều gì đó mà nó mở thật to, rồi chìm vào những dòng trạng thái đang trôi nổi trong tâm trí. Tôi biết mình rất yêu nụ cười ấy. Yêu cái ánh lửa luôn sưởi ấm trái tim tôi. Và ánh lửa ấy, lúc nào cũng cháy sáng mạnh mẽ, có khi lại ương bướng khó chiều. Hiển nhiên đứng trước vòng tay sắp đặt của bố mẹ, không đời nào Thanh Thanh chịu nghe. Có khi em lại bỏ đi, bỏ đi để tìm nhà. Bỏ đi để tìm tôi.
Rầm! Rầm! Rầm...
Tôi giật mình choàng tình bởi tiếng đập cửa từng cú
5 giờ 26, còn ai đến tìm tôi nữa...? Lồm cồm bò dậy, quờ quạng chìa khóa để mở cửa.
"Nhóc tìm nhà sao?"
Đôi mắt em đỏ hoe, nước mắt tưởng mưa tầm tã mà lăn xuống gò má ửng hồng. Thân thể run lẩy bẩy. Không phải là em, mà chính tôi, chôn chân tại chỗ, chết đứng với cổ họng cứng đờ bị chặn lại.
Tôi cũng không nhớ. Chỉ biết trông em vô cùng tội nghiệp, trái tim khi ấy cứ từng lúc lại đập liên hồi, cảm tưởng như lồng ngực nặng trĩu vô kể. Hôm kia em còn cười cười nói nói vui vẻ dịu dàng, cặp mắt tựa thiên thần, hiền hòa âu yếm nhìn tôi. Khóe môi cười lên rực rỡ cũng từng ăn sâu vào vỏ não, giờ đây nó càng khiến tôi thêm ray rứt, lòng đứt từng khúc khi trông thấy em một vẻ thảm hại.
Có lẽ chỉ do tôi đang cố an ủi mình, cố vỗ về mình trước sự vô dụng của bản thân. Nhưng hình như, tôi vẫn biết. Biết ánh nhìn khi ấy, chúng đã run lên cùng tròng mắt như có chuyển động. Không phải oán giận, không phải căm ghét. Em đã muốn cầu cứu tôi. Em đã muốn tìm một sự giúp đỡ đáng thương. Thế mà bờ môi khi bặm lại của em, lại khiến tôi nghĩ Thanh Thanh đang che giấu tận sâu một nỗi uất ức khó giãi bày.
Hai hàm tôi nghiến chặt lại, qua lỗ tai, một tiếng rít khẽ vọng lại giữa không gian lặng như tờ. Tôi muốn nói với em "Kể anh nghe đi."
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top