Nghệ sĩ chơi dương cầm
2 tháng 6, 1997
Hôm qua Thanh Thanh đã bên tôi một đêm thật dài. 11 giờ mới về đến khu trọ, do đã muộn nên em đã ở lại luôn.
Phải nói là được một khoảng thời gian rất lâu rồi kể từ lần đầu tiên gặp mặt giữa chúng tôi. Mà có điều nếu để ý kĩ, đột nhiên tôi lại thấy Thanh Thanh dạo gần đây rất lạ, giống như là đang lo lắng điều gì đó nên hai ngày đây bám tôi chặt hơn bình thường. Tối qua em nổi hứng nhắc chuyện xưa, là cái năm mà hai đứa gặp mặt...với ấn tượng chẳng tốt đẹp nào cho đối phương.
Nhân tiện hôm nay, thời tiết vô cùng nắng ấm nên tôi định tản bộ quanh khuôn viên bệnh viện chốc lát. Mọi thứ ở đây tự dưng trở nên nhàm chán, kể cả bữa sáng cũng vậy. Tôi đã dùng thức ăn qua loa, nhưng thú thực là bản thân không quá mặn mà với bảng thực đơn ăn đến phát ngán của căng-tin. Có điều cà-phê ở đây thì rất tuyệt, lại hợp khẩu vị tôi cực kì nên hầu như ngày nào, tôi cũng uống rất đều. Lâu dần thì trở thành một thói quen khó bỏ.
Vừa đi bộ, tôi vừa ngẫm nghĩ vài điều: sự lâu năm của bệnh viện, nhân viên quen thuộc và già dặn, ít người trẻ nộp đơn, phòng bệnh đông đúc ra sao nhưng lại có lúc vắng thế nào. Rồi tôi nhớ lại lời năn nỉ, nịnh nọt của Thanh Thanh. Bỗng dưng một ngày đẹp trời nó bám rịt lấy tôi than thở, kêu ca; hết chuyện thở dài là quay sang bấu áo, dựt vải đòi tôi chở đến bệnh viện chơi một chuyến. Ban đầu Thanh Thanh cứ nằng nặc một mực như vậy, nhưng khi được toại nguyện rồi lại chẳng thèm cảm ơn tôi lấy một tiếng, mà trốn tuột vào phòng bệnh ngồi chơi với Tô Hữu Chi.
Hai đứa này xem ra thân nhau ghê gớm, cứ cái đà rôm rả này có khi chẳng mấy chốc Thanh Thanh sẽ cho tôi ra rìa để đi chơi với Tô Hữu Chi.
Do không thể chen ngang vào hai đứa đang bàn tán say sưa này, tôi mới định bụng sẽ ra đâu đó bờ sông gần đây hóng mát.
Công nhận phong cảnh thật đẹp. Thiên nhiên cũng thơ mộng như vậy. Đến cả gió hay lá, lúc trôi qua cũng chỉ mang một nét nhẹ nhàng tựa thục nữ. Tôi thấy tóc mình đang phảng phất bay nhưng đôi mắt với tâm trí lại đem để ý nơi xa xăm tận đâu. Dòng người ngoài ấy cứ thưa dần thưa dần, nhưng tôi chẳng để ý. Chỉ đến khi sau lưng vang lên tiếng người nói chuyện chỉ trỏ tôi mới giật mình ngoái đầu.
Một cặp hai người phụ nữ trung niên đứng sát nhau. Họ hẳn là những cư dân thuê trong khu tập thể gần đây, bởi giờ này, những bà mẹ, những người vợ đều đã hối hả về nhà chuẩn bị bữa tối; thường chỉ có người sống ở đây mới rảnh rỗi thì giờ để đi dạo ngắm cảnh. Người đứng bên phải to tiếng nên tôi đã vô tình nghe được cuộc đối đáp khá rõ ràng.
Nhớ lại quả là một việc ngớ ngẩn, nhưng những từ ngữ của người phụ nữ bên phải cứ quanh quẩn mãi. Không chắc phải gọi đó là lời nói vô hồn, lời bàn tán xa xôi của người lạ, hay thực sự tôi đang muốn ghi nhớ lại câu chuyện ấy.
Thằng Diệp Lâm con bà Diệp Mỹ bị đuổi khỏi nhà rồi, nó rời xứ mới từ hôm qua.
Hay cô chưa nghe vụ lộn xộn hôm mùng một?
Trên phố có nhà Phạm nổi tiếng khá giả, ăn nên làm ra. Nhưng con trai bị tâm thần, tin này rộ lên người nhà mới hoảng hồn chở đi gặp bác sĩ. Có điều lạ một chỗ là thằng con của ông bà Phạm với thằng Diệp Lâm ở dưới nhà mình hai lầu chẳng có quan hệ huyết thống máu mủ, cũng không quan hệ anh em gì luôn. Nhưng mà hai đứa quen mặt nhau, hôm thằng nhóc kia bị đưa đến bệnh viện, con bà Diệp còn quý xuống dưới chân ông Phạm xin cái gì đấy. Nhưng mà hai ông bà Phạm đột nhiên nổi nóng, mà chưa kịp ngăn lại, đã thấy hai đứa con trai cầm tay nhau chạy khỏi bệnh viện đến ngã tư đầu đường.
Thế mới có chuyện.
Tôi nghe thằng con họ Phạm còn khóc lóc lúc nó chạy cùng thằng Lâm. Tự dưng đến đầu ngã tư, thằng Lâm nó bỏ tay nhóc kia lại, còn mình chạy lại dừng chân hai ông bà Phạm.
Ngã tư nguy hiểm nên nó chạy ba bước là tai nạn xe tải!
Uẩn khúc ghê gớm thế nào, chứ tôi thấy vẫn lấn cấn với hai đứa này lắm. Chúng nó thân nhau đến mức đấy cơ á?
Gió lại ùa về thổi mạnh từng đợt, xem ra phải về nhà lo chuyện gia đình rồi. Hai người phụ nữ trung niên rời đi, họ khuất dần sau dòng người láo nháo, vội vã.
Tách. Tách. Tách. Tôi lại nghe ù ù lỗ tai. Rồi trông ra những giọt nước lạnh chầm chậm đổ xuống, một lúc một dày, một nhiều; chúng là mưa rào mùa hè.
Tôi nghĩ đến Thanh Thanh đầu tiên, tự hỏi bây giờ em ấy đang làm gì.
Cùng lúc ấy, khi tôi đặt chân lên sảnh, ngoảnh đầu lại là một cảnh tượng dầm dãi mưa của khoảnh sân vuông bệnh viện. Tôi không thích mưa mùa hạ do những lần chúng đến, tôi đều vô cùng mệt mỏi chán nản. Nhưng lần này tự dưng lòng đột ngột bớt nặng hơn khi có mưa đổ xuống. Hình như tôi đang có điều lo ngại, điều u sầu chăng? Mà mưa xuống đã phần nào dập bớt phần xui xẻo đó đi.
Tiến vào hành lang, từng âm dương cầm cứ lúc lúc vọng đến. Một bản ballad nhẹ nhàng và âm sắc riêng biệt. Khi hòa vào tiếng mưa, bù trừ nâng đỡ lẫn nhau, cả hai hòa vào làm một. Từng thanh âm ấy mới khiến người ta nghẹn lòng xiết bao.
Tôi đứng ngoài phòng bệnh ngắm nhìn em chơi dương cầm hăng say mà dường như cảm nhận được nhiệt huyết lớn lao của người cầm đàn. Tôi yêu những khoảng khắc như vậy bởi Thanh Thanh đã hạnh phúc làm sao cứ khi mà hồn em thả vào từng phím âm nhạc. Có vẻ như mỗi phím một đều mang một tâm tình và một câu chuyện, cách em đặt tay đon đả trên ấy, cách em ngân nga mải mê với những hợp âm khác nhau cũng ngọt ngào như cái cách mà em cư xử với thực hư ngoài đời, kiên cường quyết liệt như khi bản thân cảm nhận được sự vướng bận, khó khăn.
Tô Hữu Chi nhìn chằm chằm Thanh Thanh, chốc chốc lại dán mắt vào cây dương cầm trông rất ngỗ nghĩnh. Xem ra Thanh Thanh lại có thêm một người hâm mộ nữa rồi, một khán giả chân thành cùng tôi thưởng thức niềm đam mê tận tụy ấy.
Chúng tôi đưa mắt nhìn nhau giống như một gia đình nhỏ.
3 tháng 6, 1997
Tô Hữu Chi cứ liến thoắng mãi. Con bé nhắc về Thanh Thanh nhiều vô kể, rằng nó yêu những nốt nhạc của em ra sao, nó hâm mộ em như nào.
Vừa nghe tôi vừa mừng, chắc rằng nếu có Tô Hữu Chi cùng tâm sự bầu bạn, Thanh Thanh sẽ phần nào vui vẻ hơn so với việc chỉ có một mình tôi bên cạnh em ấy. Hơn nữa, nếu có Tô Hữu Chi hoạt bát luôn nói liên hồi thế này, công việc của tôi sẽ có phần bớt nhạt nhòa hơn trước.
Tôi cũng chẳng rõ Tô Hữu Chi đang nói đến đâu, chỉ nhìn con bé rồi cười cười vậy thôi. Tôi chăm chăm vào người kia một hồi rồi chợt trùng xuống khi bỗng dưng nó hỏi: "Sao anh Thanh vẫn chưa đi làm người chơi dương cầm ạ?"
Tôi không muốn nói với Tô Hữu Chi đó là một giai đoạn khó khăn với Thanh Thanh khi ước mơ ngay trong tầm mắt mà chẳng thể bao giờ với tới. Đau lòng tôi không muốn nhắc lại, cũng chẳng cầu Tô Hữu Chi kể lại chuyện này với em, cuối cùng tôi đáp vỏn vẹn: "Gia đình Thanh Thanh bất đồng quan điểm thôi, đừng để ý nhiều nhé."
Nhưng cũng không quên dặn con bé đừng nhắc lại chuyện này với em bởi tôi hẳn không muốn làm Thanh Thanh buồn lòng. "Nhóc đó chỉ còn mỗi anh và em thôi."
Từ sáng đến tận chiều, lòng tôi đâm chột dạ, nhấp nhổm không yên. Vốn còn băn khoăn vài chuyện về hồ sơ do tôi đã sơ ý ghi lệch địa chỉ liên lạc của bệnh nhân nhưng càng nghĩ, tôi lại càng thấy ngực nóng ran hơn, cứ như là nó không phải lí do chính vậy. Quả thật là thế, bởi Thanh Thanh đã luôn bắt máy, luôn trả lời tin nhắn; dù có là một hay hai chữ, tôi vẫn luôn nhận được hồi âm. Nhưng từ sau hôm còn mang dương cầm say sưa với Tô Hữu Chi, Thanh Thanh đột nhiên biến mất dạng.
Ngồi đoán non đoán già cũng chẳng ra vấn đề. Tôi liền thu xếp công việc bàn giao lại cho đồng nghiệp cùng bàn, rồi xin quản lý cho về sớm một hôm do gia đình xảy ra chuyện.
Tầm này đúng là giờ nghỉ của Thanh Thanh, tôi chỉ vội lấy xe chạy một mách đến công ty tìm em.
Tôi hiểu rõ Thanh Thanh hơn bất kỳ ai khác, em ấy không phải kiểu đột ngột bận bịu như thế; có những lúc là thời điểm khủng hoảng trong sự nghiệp nhưng hai đứa chưa lần nào cãi vã lớn, cũng chưa lần nào ngắt máy nguyên buổi. Tuy nhiên, đó có thể vẫn là lẽ thường tình nếu thực sự em ấy quá mệt mỏi suy nhược, nhưng dù vậy, cái linh cảm lo âu cứ chốc chốc lại sôi sục lên khiến tôi phải bấm bụng chịu đựng. Cứ rời khỏi ghế lễ tân đi cách xa cánh cổng ra vào, tôi lại càng cảm thấy bị thôi thúc phải nhanh chân tìm đến Thanh Thanh, bản thân luôn xao lão chẳng khi nào yên. Đến lúc khi lấy được xe đến tận cổng công ty, tôi lại càng chắc chắn hơn có chuyện đang khao khát đôi chân tôi bước nhanh hơn nữa.
"Xin lỗi, bác cho tôi hỏi. Công ty hôm nay có nhân viên nào là Tam Kỳ Thanh đi làm không ạ?"
"À, cậu là cái người mà hay đưa đón cậu Tam Kỳ Thanh đấy hả? Cậu ta sáng sớm đã đến xin nghỉ làm rồi, vì chuyển công tác sang nước ngoài. Hiện tại người không còn ở đây nữa."
2 giờ sáng, 4 tháng 6, 1997
"Xin lỗi cậu, tôi không thấy người như cậu miêu tả."
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top