1.3.2 CSHT, KTTT

1.3.2.                 Biện chứng của cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng của xã hội

Xã hội xét về cấu trúc, là hệ thống các quan hệ xã hội trên tất cả các lĩnh vực như kinh tế, chính trị, tinh thần; toong đó những quan hệ sản xuất hợp thành cơ sở hạ tầng (CSHT) và những quan điểm, tư tưởng, những thiết chế tương ứng cùng với quan hệ giữa chúng hợp thành kiến trúc thượng tầng (KTlT).

a) Khái niệm cơ sở hạ tầng, kiến trúc thượng tầng

-   Cơ sở hạ tâng là toàn bộ những QHSX hợp thành cơ câu kinh tê của một hình thái kinh tế -xã hội.

Thực chất của CSHT là QHSX, nhưng đó là tổng thể các QHSX đang tồn tại trong một chế độ xã hội. Các QHSX hợp thành CSHT có thê thuộc nhiều PTSX khác nhau, điều dó càng rõ rệt ở những xã hội có nền kinh tế nhiều thành phân. Hợp thành CSHT, trước hết là những QHSX thống trị nói lên bản chât của CSHT đó, ngoài ra còn tồn tại các QHSX tàn dư của xã hội trước và QHSX mâm mống của xã hội tương lai (nhưng không phải CSHT của xã hội nào cũng có đầy đủ tất cả các QHSX đó).

Cơ sở hạ tầng có các đặc trung sau:

CSHT phản ánh chức năng xã hội của các QHSX. Vì vậy, nếu xét nó là QHSX thì đó là yếu tố phụ thuộc vào LLSX; nếu xét nó là cơ sở kinh tế thì đây là yếu tố giữ vại trò quyết định mọi mặt của đời sống xã hội.

CSHT là một khái niệm phản ánh tổng thể các quan hệ vật chất - khách quan giữa người và người, nảy sinh trong một nền sản xuất xã hội nhất định. Những qúan hệ này biểu hiện khá đặc thù trong nhũng ngành, những thành phần kinh tế cụ thể. Điều đó làm cho nội dung của khái niệm CSHT phong phú hơn, cụ thể hơn khái niệm QHSX.

Trong xã hội có giai cấp, CSHT có tính giai cấp do QHSX thống trị qui định. Sự đối kháng trong CSHT, chính là sự đối kháng về tính chất, về xu hướng của những nhu cầu và lợi ích kinh tế của các giai cấp.

-   Kiến trúc thượng tầng là toàn bộ những quan điểm, tư tưởng xã hội, những thiết chế tương ứng và những quan hệ giữa chúng hình thành trên cơ sở hạ tầng nhất định.

Khái niệm KTTT phản ánh tổng thể của những tư tưởng và những thiết chế xã hội do cơ sở kinh tế của xã hội sinh ra. Vì vậy nó là khái niệm rất quan trọng cho việc nhận thức những động lực và cơ chế chung của sự vận động lịch sử. KTTT có những đặc trưng sau:

KTTT là sự phản ánh dưới hình thức xã hội các quan hệ kinh tế vật chất, nên nó bị qui định và phụ thuộc vào cơ sở kinh té của xã hội, tức do CSHT qui định.

Các yếu tố của KTTT đều liên hệ qua lại với nhau và liên hệ với CSHT- Nhưng liên hệ của các yếu tố trong KTTT với nhau và với CSHT không giông nhau, do đó vai trò của chúng cũng không giống nhau.

KTTT của xã hội có giai cấp, có hệ tư tưởng và thể chế của giai cấp thống trị qui định bản chất và xu hướng căn bản của KTTT. Ngoài ra còn có tư tưởng và tổ chức của các giai cấp khác, các tầng lớp trung gian... nhưng đều bị chi phôi bải tư tưởng và tổ chức của giai cấp thống trị. Tính chất đối kháng cua KTTT trong xã hội có giai cấp, do tính đối kháng trong CSHT qui định.

Bộ phận cộ quyên lực mạnh nhất trong KTTT của xã hội có giai cấp ỉà nhà nước. Nó là công cụ của giai cấp thống trị tiêu biểu cho chế độ xã hội về chính trị và pháp lý. Nhờ có nhà nước giai câp thống trị nắm quyền lãnh đạo mọi mặt của đời sông xã hội từ kinh tế, chính trị đến tư tưởng. Nhưng quyền thống trị vê chính trị, về tư tưởng của một giai cấp có nguồn gốc từ địa vị kinh tế của nó.

b)Mối quan hệ biện chửng giữa CSHTvà KTTT

-   Cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng

Mỗi hình thái kinh tế - xã hội nhất định có một CSHT nhất định và thích ứng với nó là một KTTT nhất định, vai trò quyết định của CSHT biểu hiện:

CSHT nào thì sinh ra KTTT đó, giai cấp nào thống trị về kinh tế, thì giai câp đó thống trị về chính trị và tinh thần. QHSX thống trị nào cũng sinh ra KTTT chính trị tương ứng với nó (Hệ thống chính trị). Mâu thuẫn trong lĩnh vực kinh tê quyết định tính chất của các mâu thuẫn trong lĩnh vực tư tưởng. Những yêu tố trong KTTT (tư tưởng, thiết chế, quan hệ) xét đến cùng đều phản ánh ở mức độ nhât định những quan hệ trong CSHT, và đều trực tiếp hay gián tiêp phụ thuộc vào CSHT. Những hiện tượng trong KTTT vì vậy, sẽ không giải thích được vê cơ bản nêu không tìm được cơ sở cùa chúng từ trong CSHT.

Những biến' đổi căn bản trong CSHT sớm hay muộn sẽ dân đên .sự biên đổi căn bản trong KTTT. Những biến đổi đó diễn ra trong từng hình thái kinh tế - xã hội, cũng như khi chuyển từ một hình thái kinh tế - xã hội này sang hình thái kinh tế - xã hội khác.

Mỗi khi có những thay đổi nhất định trong CSHT, đặc biệt là đối với quan hệ sản xuất thống trị, thì tất yếu dẫn đến những thay đổi nhất định trong KTTT. Như thế những biến đổi của KTTT có nguồn gốc từ sự biên đôi của CSHT. Sự kiện này xảy ra trong suôt quá trình tôn tại của môi hình thái kinh tê I xã hội.

Khi cơ sở hạ tầng cũ mất đi thì kiến trúc thượng tầng do nó sinh ra cũng mất theo, khi một CSHT mới xuất hiện thì KTTT phù hợp với nó sớm hay muộn sẽ xuất hiên. Trong xã hội có giai cấp đối kháng, những biên đối đó diễn ra thông qua cuộc đấu tranh giai cấp gay go, quyết liệt giữa giai cấp thống trị và giai câp bị trị. Khi cách mạng xã hội xóa bỏ CSHT cũ thay băng CSHT mới, thì sự thống trị về chính trị của giai cấp thống trị cũ bị xóa bỏ, xác lập quyền thống trị chính trị của giai cấp cách mạng, bộ máy nhà nước cũ bị xóa bỏ và thay bằng bộ máy nhà nước mới, xóa bỏ sự thống trị của hệ tư tưởng cũ và xác lập sự thông trị của hệ tư tưởng mới. Kệt quả là KTTT cũ mât đi, xác lập ICTTTmới. Khi CSHT biến đổi căn bản, thì KTTT với tính cách là một chỉnh thể cũng biên đổi căn bản. Song không phải mọi yếu tố của KTTT đều biến đổi đồng thời. Có một số yếu tố của KTTT cũ được KTTT mới kế thừa và cải biến thành yếu tố nộỉ tại của mình.

“ Sự tác động trở lại của KTTT đối với CSHT

Cơ sở hạ tầng quyết định KTTT, điều đó không có nghĩa là KTTT hofo, toàn thụ động, chịu sự chi phối một chiều của CSHT. Là một hệ thong, KTTT cộ tính độc lập tương đối với CSHT biểu hiện ở chỗ: không phải bất cứ biến đô’ nào cùa KTTT cũng được giải thỉch chỉ bằng nguyên nhân kỉnh tế; bên trong KTTT có sự tác động nhiều vẻ giữa các yếu tố gây ra những thay đôi nhất đinh không có nguồn gốc kinh tế ; sự vận động của KTTT xã hội có tính kế thừa.

Do tính độc lập tương đối và tính chất phản ánh của KTTT đối với CSUr mà KTTT có sự tác động mạnh mẽ dến mọi mặt của đời sống xã hội. Trong đó chủ yêu là tác động trở lại CSHT. Sự tác động này thể hiện ở chức năng xã hội của KTTT: bảo vệ, duy trì, củng cố và phát triển CSHT sinh ra nó ; đẩu tranh xóa bỏ CSHT và KTTT cũ.

Kiến trúc thượng tầng pháp lý và chính trị trong xã hội có giai cấp không chỉ được sinh ra trực tiêp từ cơ sở kinh tế, mà còn là công cụ đê đảm bảo quyền lực kinh tế của giai cấp thống trị. Nếu không xác lập được quyền thống trị trong KTTT (chính trị và tư tưởng), thì một giai cấp không thể giữ được quyền thống trị trong kinh tê. Vì vậy, các yếu tố của KTTT pháp lý chính trị như: Nhà nước, tư tưởng chính trị và pháp quyền... có tác động trực tiếp đến CSHT.

Các bộ phận khác của KTTTnhư: triết hoc, đạo đức, nghệ thuật, tôn giáo cũng tác động đến CSHTbằng những hình thức khác nhau, song thường phải thông qua nhà nước, pháp luật và các thiết chế xã hội khác. Nhờ vậy mà chúng phát huy được hiệu lực đổi với CSHTvà đối với toàn bộ xã hội.

Sự tác động của KTTT đối với CSHT có thể theo hai chiều hướng: nếu KTTT phản ánh đúng CSHT, biến đổi cùng chiều với CSHT và tác động phù hợp với các qui luật kinh tế khách quạn thì thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của CSHT. Nếu KTTTphản ánh sai CSHT, hoặc giả nó là sản phẩm của cơ sờ kinh tế cũ, thì có thể kìm hãm sự phát triển của CSHT, và sự tiến bộ xã hội. Nhưng sụ kìm hãm ấy chỉ có tính tạm thòi, bởi vĩ xét đến cùng CSHT biến đổi sẽ kéo theo mọi thay đổi của KTTT, xóa bỏ mọi KTTT không phù họp với nó.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: