1.2.2. qui luật cơ bản DVBC
1.2.2. Các qui luật cơ bản của phép biện chứng duy vật
a) Quy luật chuyển hóa những sự thay đối về lượng thành những sự thay đỗi về chất và nạược lại
Quy luật chuyen hóa những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại là một trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật nói lên cách thức hay (con đường) của sự phát triển.
- Khái niệm chât, ỉượng
Chất là tính quy định vốn có của các sự vật và hiện tượng, là sự thống nhât hữu cơ của những thuộc tính, những yếu tố cấu thành sự vật, nói lên sự vậtđó là gì, phân biệt sự vật đó với cái khác”.
Với tư cách là sự thống nhất của các thuộc tính và đặc điêm câu trúc của sự vật, chất biểu hiện tính chỉnh thể, tính xác định và tính toàn vẹn của sự vật Đặc trưng cơ bản của chất là “tính quy định”. Mỗi sự vật có một tính quy định (tùv theo cuaii hệ nào đó), do vậy nó là một chất xác định.
Chất là thể thống nhất của các thuộc tính, vì vậy chât biêu thị tính toàn vẹn, tính chỉnh thê của sự vật. Sự vật xét về chât thì nó không thê phân chia được. Chất là thể thống nhất của các thuộc tính, trong đó có những thuộc tính cơ bản và không cơ bản, vậy chỉ khi các thuộc tính cơ bản thay đôi sự vật mới thay đổi về chất.
Chất biểu hiện thông qua thuộc tính (mặc dù không đồng nhất với thuộc tính). Nhưng thuộc tính của sự vật cấu thành chất của nó, chỉ bộc lộ và được xác định qua quan hệ. Như vậy, chất cũng chính là hệ thống quan hệ của sự vật, cho nên chất không phải là giới hạn tách biệt tuyệt đối sự vật với cái khác. Trong sự vận động, sự vật thường xuyên có khả năng vượt qua giới hạn vê chât của nó khi thực hiện mối quan hệ với cái khác .
Sự vật nếu xét như một chỉnh thể thì nó chỉ có một chất, nhưng nếu xét về quan hệ, về cấu trúc lại có thể có nhiều chất.
Lượng là tính quy định của sự vật nói lên quy mô, trình độ phát triến của nó, biểu thị con số các thuộc tính, các yếu tố cấu thành sự vật. Như vậy, lượng của sự vật nói lên kích thước, quy mô, tốc độ trình độ vận động. Vì vậy nó thường được biểu thị bằng con số và bằng các đại lượng.
Nếu chất nói lên tính tách biệt và giới hạn của sự vật, thì lượng nói lên liên hệ, sự giống nhau ở một số mặt của các sự vật.
Có nhiều tính quy định về lượng, sự vật càng phức tạp thì tính quy định về lượng cũng càng phức tạp. Có lượng có thể biểu thị bằng con số chính xác, nhưng cũng có lượng không thể biểu thị bằng con số chính xác được; những đặc trưng này của lượng chỉ hiểu được bằng khả năng trừu tương hóa. Có lượng là yếu tố bên trong của sự vật, nhưng có lượng là yếu tố bên ngoài.
Chất và lượng là những mặt vốn có, khách quan và phổ biến của mọi sự vật, hiện tượng và quá trình trong thế giới hiện thực. Sự vật nào cũng có chất và lượng, không có sự vật nào mà thiếu hai mặt đó hoặc thiếu một trong hai mặt đó. Bởi vì, sự vật nào cũng là một cái gì đó xác định và tách biệt với sự vật khác, mặt khác nó tồn tại trong những quan hệ không gian và thời gian xác đinh, với vị trí, kích thước, số các thuộc tính và các yếu tố cấu thành nhất định. Tuy nhiên sự phân biệt chất và lượng là kêt quả của sự trừu tượng hóa trong nhân thức của con người, sự trừu tượng đó là rất cần thiết cho sự nhận thức những mặt khác nhau của sự vật. Song đó là sự phân biệt có ý nghĩa tương đối; tùy theo từng quan hệ mà mặt này hay mặt khác là chất hay là lượng. - Mối quan hệ biện chứng giữa chất và lượng
Mọi sự vận động và phát triển của sự vật đều diễn ra thông qua sự tác động phổ biến giữa hai mặt chất và lượng. Tác động biện chứng giữa chất và lượng diễn ra như sau:
Mọi sự vật, hiện tượng hay quá trình đều là những thể thống nhất của chât và lượng. Trong sự vật, tính quy định về chất sẽ không có nếu không có tính quy định về lượng và ngược lại. Chất và lượng là hai mặt phổ biến và tất yếu vốn có trong cấu thành chỉnh thể của sự vật. Khi sự vật đang tồn tại như một cái xác định, đang ôn định tương đôi thì chất và lượng thống nhất với nhau trong một ”độ” nhât định. “Độ“ là giới hạn mà tại đó chất và lượng thống nhất, liên hệ, quy đinh lân nhau, làm cho sự vật ổn định và biểu hiện ra như một cái xác định mà chưa chuyển hóa thành cái khác.
Trong giới hạn của “độ“, sự vật có sự phát triển về lượng, nhưng chất của nó vê căn bản vân còn ổn định. Tuy nhiên, điều đó không khẳng định rang trong “độ‘ thì chât của sự vật bât biên, mà thực ra đã có thay đổi một số mặt, một số thuộc tính không căn bản trong cấu thành chất của nó.
Giới hạn của sự ôn định về chất của sự vật đều mang tính tạm thời và tương đôi. Trong giới hạn của “độ“ mặc dù chât của sự vật chưa thay đổi căn bản, nhưng lượng liên tục biến đổi. Lượng biến đổi sẽ đến lúc vượt quá giới hạn “độ” (hay vượt quá độ), người ta gọi là sự nhảy vọt của lượng. Nhưng sự nhảy vọt của lượng tất yếu phải dẫn đến sự chuyển hóa căn bản về chất. Chât cũ mât đi chât mới ra đời. Giới hạn mà tại đó có sự nhảy vọt của lượng làm cho sự vật thay đổi căn bản về chất gọi là “điểm nút”.
Sự chuyển hóa từ chất cũ sang chất mới, gọi là bước nhảy. Đây là bước ngoặt căn bản trong sự phát triển của sự vật. Bước nhảy về chất không phải là kêt thúc sự vận động nói chung, mà chỉ là kêt thúc của một giai đoạn, một trạng thái, một dạng tồn tại của sự vật mà thôi. Đó chính là sự gián đoạn trong quá trình vận động liên tục của sự vật. Ở giai đoạn mới lượng lại tiếp tục biến đoi, rồi lại nhảy vọt, dẫn đến chuyển hóa thành chất mới.
Mối quan hệ biện chứng giữa chất và lượng còn có chiều ngược lại. Bản thân mỗi giai đoạn vận động và phát triển của sự vật là mỗi trạng tháị ốn định vê chất. Trạng thái xác định đó đã quy định những nhịp độ, quy mô, tốc độ biến đối nhất định của lượng. Khi chất mới ra đời thay thế chất cũ như là kết qủa tất yếu của sự nhảy vọt về lượng, thì chất mới đã tạo những điều kiện và cơ sở mới cho sự vận động và phát triển mới của lượng. Biểu hiện của điều đó là trong chất mới, lượng biến đổi trên quy mô, tốc độ và trình độ cao hơn.
- Ý nghĩa phương pháp luận
Nghiên cứu quy luật lượng chất, cho ta nắm được cách thức phổ biến của moi sư phát triển; trong đó, bước nhảy về chất là một hình thức tất yếu của sự vận động và phát triển. Sự chuyển hóa của chất chỉ diễn ra trong điều kiện lượng đã tích lũy đến điểm nút. Vì vậy, trong hoạt động thực tiễn muốn tạo ra bước nhảy cần phải có quá trình tích lũy của lượng. Chỉ khi đủ những yếu tố của lượng và những điêu kiện thì mới có cơ sở vững chăc đê thực hiện thành công các bưóc nhảy. Ngược lại, khi lượng đã chín muồi thì thực hiện bước nhảy là yêu cầu khách quan của sự phát triển. Vì vậy cần khắc phục thái độ chủ quan, nóng vội, đốt cháy giai đoạn, cũng như thái độ thụ động trong hoạt động thực tiễn.
Phải có thái độ khách quan, khoa học trong khi phân tích các bước nhảy, đông thời phải có quyết tâm thực hiện bước nhảy khi có điều kiện thích hợp. Các bước nhảy trong tự nhiên thường mang tính tự động, không cần có sự tham gia của con người; các bước nhảy trong xã hội chỉ được thực hiện thông qua hoạt động có ý thức của con người, chúng phụ thuộc vào các điều kiện khách quan và cả các điều kiện chủ quan. Thái độ khách quan khoa học đòi hỏi phải phân tích cụ thể từng bước nhảy, chống giáo điều, mặt khác phải có quyết tâm và nghị lực để thực hiện các bước nhảy khi có điều kiện.
b) Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập
Quy luật thông nhât và đấu tranh của các mặt đối lập (gọi tắt là quy luật mâu thuân) là quy luật cơ bản nhất của phép biện chứng duy vật, nói lên nguồn gốc và động lực chung nhất của sự phát triển.
- Khái niệm mâu thuẫn biện chứng
Quan niệm thông thường, mâu thuẫn được coi là liên hệ của những cái gì bài trừ, không thỏa hiệp nhau... Phép biện chứng duy vật khẳng định: mọi sự vật hiện tượng hay quá trình đều bao hàm mâu thuẫn bên trong, bởi vì chúng đều là thê thông nhất của các mặt, các khuynh hướng đối lập nhau; nhờ sự tác động, thúc đây nhau của những mặt, những khuynh hướng ấy mà sự vật, hiện tượng mới vận động và phát triển được. Vậy, mâu thuẫn biện chứng là “sự tác động lẫn nhau giữa các mặt, các khuynh hướng đối lập nhau tồn tại vốn có trong các sự vật, hiện tượng và quá trình khách quan; hay nói cách khác, mâu thuẫn biện chứng là sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đốỉ lập”.
Mỗi mâu thuẫn được cấu thành từ ít nhất hai mặt đối lập. Vậy mặt đối lập là “những mặt những yếu tố vốn có trong mỗi sự vật hiện tượng và quá trình, có xu hướng trái ngược nhau, ràng buộc nhau, nhưng bài trừ và chuyển hóa lẫn nhau trong chỉnh thể cấu thành sự vật làm thành mâu thuẫn”.
Mâu thuân biện chứng có đặc diêm sau:
Tính khách quan: các mặt đối lập tạo thành mâu thuẫn, cũng là những yếu tố khách quan, những khuynh hướng khách quan thuộc về bản chất của mọi sụ vật, hiện tượng và quá trình vốn có của thế giới. Vì vậy mâu thuẫn của thế giới mang tính khách quan.
Tính phổ biến: mọi sự vật hiện tượng, quá trình của thế giới (tự nhiên, xã hội và tư duy) đều bao hàm mâu thuẫn; không có cái gì trong thế giới mà không bao hàm mâu thuẫn; mọi giai đoạn phát triển của sự vật đều bao hàm mâu thuẫn.
Tỉnh đa dạng: sự vật hiện tượng nào cũng bao hàm mâu thuẫn, nhưng sự vật khác nhau thì có mâu thuẫn khác nhau, những giai đoạn khác nhau của mỗi sự vật có những mâu thuẫn khác nhau, mỗi giai đoạn khác nhau của một mâu thuẫn thì biểu hiện tính chất và mức độ khác nhau, do vậy có nhiều loại mâu thuẫn.
- Quá trình vận động của mâu thuẫn
Phân tích nội dung của quy luật, thực chất là làm rõ tính chất và những hình thức phổ biến của sự tác động lẫn nhau giữa các mặt đối lập, nhờ đó mà sự vật vận động và phát triển.
Sự thống nhât và đấu tranh của các mặt đổi ỉập
Thong nhất của các mặt đối ỉập có nghĩa là hai mặt đối lập liên hệ ràng buộc quy định lẫn nhau, mặt này lấy mặt kia làm tiền đề, làm điều kiện tồn tại của mình. Như thế trong thống nhất các mặt đối lập không cô lập, tách rời nhau mà trái lại, tồn tại cho nhau và vì nhau, đòi hỏi phải có nhau. Sự thống nhất của các mặt đối lập có các biểu hiện sau:Các mặt đối lập cấu thành sự vật như một chinh thể, sự thống của các măt đối lập vì vậy biểu hiện ra ờ tính chỉnh thể (tính thống nhất) của sư vât.
Để cho sự vật là một chỉnh thể, các mặt đối lập phải ràng buộc, quy đinh lẫn nhau, nương tựa nhau, đây là biểu hiện rõ rệt nhất của sự thong nhất giưa các mặt đối lập.
Sự thống nhất của các mặt đối lập còn được hiểu là “sự phù hợp, sự đồng nhất, tác dụng ngang nhau”. Gác mặt đối lập tróng khi tác động có sự phù hợp với nhau, có tác dụng ngang nhau trong cấu thành bản chất của sự vật. Mỗi mặt đối lập chỉ là một mặt bản chất có tính phiến diện của sự vật, vì vậy giữa cac mặt đối lập phải phù họp với nhau thì bản chất của sự vật mới là chỉnh thề, đầy đủ, mới là cái đồng nhất trong bản thân nó.
Trong mâu thuẫn thống nhất của các mặt đối lập là có điều kiện, bởi vì nó bao hàm sự khác nhau, sự đối lập. Do đó có sự đấu tranh tất yếu giữa chúng.
Đấu tranh của các mặt đối lập được hiểu là sự chế định, hạn chê lân nhau, sự bài trừ, phủ định lẫn nhau, trong bản chất, trong xu hướng của các yêu tô các mặt, các khuynh hướng nội tại của sự vật. Nhưng, để cho sự đâu tranh giữa các mặt đối lập xảy ra, trước hết chúng phải có liên hệ quy định lân nhau. Vì vậy, thống nhất là tiền đề cho đấu tranh của các mặt đối lập. Cuộc đâu tranh bao giờ cũng chỉ xảy ra trong chỉnh thể của mâu thuẫn, của sự vật.
Trong mâu thuẫn đấu tranh giữa các mặt đối lập là tất yếu và tuyệt đôi, vì rằng các mặt đối lập chế định nhau luôn luôn có xu hướng trái ngược nhau.
Chúng ta thấy rằng, để cho sự vật biểu hiện ra như một cái gì ôn định và xác định, thì các mặt đối lập trong mâu thuẫn phải thống nhất với nhau. Nhưng sự vật lại thường xuyên thay đổi và chuyển hóa; tính ổn định và đồiig nhât của sự vật thường xuyên bị phá vỡ, cơ sở của sự biến đổi và chuyển hóa của sự vật chính là đấu tranh của các mặt đối lập, do đó đấu tranh là hình thức có xu hướng dẫn tới phá vỡ sự thống nhất của các mặt đối lập. Như vậy, thống nhất của các mặt đối lập là tạm thời, tương đối, còn đấu tranh là tuyệt đối, là vĩnh viễn (diễn ra trong suốt quá trình tồn tại mâu thuẫn), bởi vì sự vận động và phát triển trong thế giới là tuyệt đối và vĩnh viễn.
Đấu tranh của các mặt đối lập là một quá trình. Khi mới xuất hiện mâu thuẫn chỉ biểu hiện sự khác nhau và càng ngàỵ đi đến đối lập và xung đột. Khi xung đột trở nên gay gắt và nếu có sự chín muồi của các điều kiện thì mâu thuẫn sẽ giải quyết, mâu thuẫn cũ mất đi mâu thuẫn mới ra đời. Quá trình này cũng chính là quá trình vận động và phát triển của mâu thuần và của sự vật, mà động lực của nó là đấu tranh giữa các mặt đối lập.
Thông qua thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập còn có sự “chuyển hóa” - như là một hình thức tác động phổ biến của các mặt đối lập.
Chuyển hóa của các mặt đoi lập
Chuyển hóa của các mặt đối lập được hiểu là sự thay đổi vị trí, tính chất của nhau, sự trở thành nhau, sự giải quyết đối lập và xung đột dẫn đến sự thống nhât mới với mâu thuẫn mới. Sự chuyển hóa của các mặt đối lập có nhiêu biêu hiện:
Sự thay đổi vị trí, tính chất của các mặt đối lập trong suốt quá trình tồn tại của mâu thuẫn do sự quy định và bài trừ lẫn nhau giữa chúng.
Sự chuyển hóa còn có nghĩa là mặt đối lập này trở thành mặt đổi lập kia trở nên đồng nhất với nhau hoặc cả hai cùng bị xóa bỏ trong cuộc đấu tranh giữa chúng, biểu hiện này cùa sụ chuyển hóa thường xảy ra trong giai đoạn giải quyết mâu thuẫn.
Nghiên cứu tính chẩt và các hình thức tác động của các mặt đối lập trong mâu thuẫn biện chứng, ta thấy rằng mọi sự vât, hiện tượng và quá trình trong thế giới đêu bao hàm mâu thuân trong bản chất của chúng, mà sự tác động lân nhau giữa các mặt đối lập theo các hình thức phổ biến: thống nhất, đấu tranh và chuyên hóa của chúng tạo nên nguồn gốc và động lực phổ biến của mọi sự vận động và phát triển.
- Y nghĩa phương pháp luận
Nghiên cứu quy luật này chúng ta rút ra một số kết luận sau đây.
Thừa nhận mâu thuẫn là bản chất vốn có khách quan của mọi sự vật, đòi hỏi phải phân tích các mặt đối lập của mâu thuẫn, có như vậy mới có khả năng năm băt được bản chất, khuynh hướng vận động và phát triển của sự vật. Phép biện chứng với tư cách là phương pháp nhận thức bản chất của sự vật, cũng có nghĩa là học thuyết về mâu thuẫn và phương pháp .phân tích mâu thuẫn, Lênin viết ”sự phân đôi cái thống nhất và sự nhận thức các bộ phận của nó, đó là thực chất... của phép biện chứng”.
Cần phân tích thật cụ thể một mâu thuẫn cụ thể và tìm cách giải quyết cụ thể đối với từng mâu thuẫn. Yêu cầu này đòi hỏi các nguyên tắc phân tích phân tích mâu thuẫn sau đây:
Sự vật khác nhau, quá trình khác nhau có mâu thuẫn khác nhau.
Mỗi sự vật hay qúa trình thì cố nhiều mâu thuẫn, mỗi mâu thuẫn lại có đặc điếm và vai trò riêng đối với sự vận động và phát triển của sự vật.
Mỗi mâu thuẫn có nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn thì mâu thuẫn và mỗi mặt đối lập của mâu thuẫn cũng biểu hiện những đặc điểm riêng .
Nguyên tắc bất di bất dịch của việc giải quyết mâu thuẫn là thông qua đấu tranh giữa các mặt đối lập; còn điều hòa các mặt đối lập thì không phải là giải quyết mâu thuẫn, mà thực chất là duy trì mâu thuẫn trong một quan hệ hay trạng thái nhất định.
c) Quy luật phủ định của phủ định
Quy luật phủ định của phủ định là một trong ba quy luật của phép biện chứng duy vật, nói ỉên khuynh hướng của sự phát triển.
- Khái niệm phủ định biện chứng
Phủ định theo quan niệm thông thường, đó là sự xóa bỏ một cái gì đó (một sự vật, một quan điểm...), biểu hiện ra dưới hình thức cái này thay thế cái kia. Lịch sử triết học cho thấy có hai quan niệm cơ bản đối lập nhau về phủ đinh.
Quan điểm siêu hình, coi sự phủ định là sự xóa bỏ hoàn toàn một cái gì đó, cho nên nó làm kết thúc sự phát triển, mà không tạo nên một tiền đề, một cơ sở mới nào cho sự phát triển. Theo quan điểm này, nguồn gốc của sự phủ định là từ bên ngoài, không diễn ra trên cơ sở giải quyết mâu thuẫn nội tại của sự vật, không phải là lcêt qủa của sự chuyên hóa vê chất do sự nhảy vọt của lượng. Vì vậy, quan điêm siêu hình coi sự phủ định đối lập với sự phát triển.
Phép biện chứng duy vật thừa nhận thế giới có nhiều hình thức phủ định.
Có phủ định xóa bỏ hoàn toàn sự vật, không tạo nên một sự phát triển nào. Nhưng cũng có những phủ định cợ bản hơn, không chỉ xóa bỏ cái cũ, mà còn tao điều kiện và tiền đề cho cái mới, tiến bộ hơn xuất hiện, tạo nên những nấc thang mới của sự phát triển. Những phủ định như thế, gọi là phủ định biện chứng. Với tư cách cách học thuyết về sự phát triển, phép biện chứng duy vât quan tâm nghiên cứu những sự phủ định tạo điều kiện và tiền đề cho sự phát triển, tức phủ định biện chứng.
Vậy, phủ định biện chúng là sự thay thế cái cũ bằng cái mới, cái kém hoàn thiện bằng cái hoàn thiện hơn, trên cơ sở giải quyết mâu thuẫn trong bản chât của sự vật và thông qua những bước nhảy vê chất nhờ sự tích lũy của lượng đạt tới điểm nút”.
- Phủ định biện chứng cổ những đặc điêm cơ bản sau đây:
Tính khách quan: mọi sự phủ định biện chứng đều có nguồn gốc và nguyên nhân khậch quan, đó là do sự giải quyết mâu thuẫn bên trong bản chất. của sự vật thông qua đấu tranh và chuyển hóa của các mặt đối lập. Mặt khác phủ định biện chứng có cách thức khách quan, đó là sự chuyển hóa về chất do sự nhảy vọt của lượng gây ra. Vì vậy phủ định biện chứng mang tính khách quan, tất yếu đối với sự phát triển của thế giới, đó là sự phủ định tự thân của thế giới.
Phủ định biện chứng cũng mang tính pho biến đối với mọi sự phát trien, không có sự phát triển căn bản nào mà không gắn với phủ định biện chứng. Bởi vậy, Mác viết: không có lĩnh vực nào lại có thể có sự phát triển nếu không phủ định những hình thức tồn tại đã có từ trước.
Tính kế thừa: phủ định biện chứng là kết quả của sự tự thân phát triển trên cơ sở giải quyết mâu thuẫn vốn có của sự vật, cho nên cái mới ra đời thông qua phủ định cái cũ, thì không đoạn tuyệt hoàn toàn với cái cũ, mà có sự kế thừa những gì còn tích cực của cái cũ. Vì vậy, một sự phủ định biện chứng, vừa là sự gạt bỏ những mặt tiêu cực, lạc hậu gây cản trở cho sự phát trien; vừa là sự bảo tồn, giữ lại những yếu tố còn tích cực, còn phù hợp với sự phát trien đê tạo tiên đề cho cái mới xuất hiện và tồn tại
Trong cái mới có giữ lại những yếu tố của cái cũ nhưng không giữ nguyên chúng, mà cải tạo lại theo quy luật của cái mới, những yêu tô đó gia nhập vào cái mới và chịu sự chi phối bởi logic phát triên của cái mới. Vì vậy sự kê thừa trong phủ định biện chứng là sự kê thừa có phê phán, là sự “lọc bỏ” tât cả những gì mà sự phát triển trước đó đã đạt được.
- Nội dung của qui luật phủ định của phủ định
Sự phát triển trong hiện thực là quá trình vô tận, trong đó trải qua vô số lần phủ định biện chứng, cái mới xuất hiện do phủ định cái cũ, rồi nó trở lại nên lạc hậu, xơ cứng và bị phủ định làm cho cái mới khác lại xuât hiện. Mặc dù là quá trình vô tận, sự phát ữiển bao giờ cũng diễn ra theo từng chu kỳ, biểu hiện ở chỗ: sau khi trải qua số lần phủ định biện chứng cái mới xuất hiện dường như có sự lặp lại, tái hiện lại cái ban đầu trên cơ sở cao hơn.
Vậy “chu kỳ phát triển” là “giai đoạn trong đó sự vật phát triển trải qua một số lần phủ định biện chứng, cái mới xuất hiện có tái hiện lại một số mặt, một sô đặc điêm của cái ban đâu trên cơ sở cao hơn”.
Trong một chu kỳ phat triển, về căn bản phải có ít nhất hai lẩn phủ định biện chứng. Phù định lần thứ nhất, làm cho sự vật trở thành đối lập vói cái ban đầu; phủ định lần thứ hai làm kết thúc một chu kỳ phát triển, sự vật có lặp lại, tái hiện lại một số đặc điểm cùa cái ban đầu trên cơ sở mới, trên quy mô, trình đô và chất lượng mới, được gọi là phủ định của phủ định.
Phủ định của phủ định mang những đặc trưng sau đây:
Là phủ định căn bản lần thứ hai trong một chu kỳ phát triển nhưng cũng là phù định cuối cùng trong chu kỳ đó, làm kết thúc chu kỳ đó.
Là phủ định làm cho sự vật bước lên giai đoạn cao hơn về mọi mặt nhưng trong giai đoạn mới này sự vật có lặp lại không nguyên xi, không hoàn toàn ma có cải biển một số mặt, một số đặc điểm ban đầu.
Trong phủ định của phủ định không chỉ tái hiện, giữ lại một số yếu tố hay một sô mặt của cái ban đâu, mà còn giữ lại tât cả những thành quả phát triên đã đạt được trong các giai đoạn trước. Cho nên phủ định của phủ định là sự “lọc bỏ” biện chứng những giai đoạn đã qua, là sự tổng hợp những giá trị mà sự phát triên ở các giai đoạn trước đạt được. Sự phát triên đạt tới giai đoạn phủ định của phủ định, do đó có nội dung đây đủ hơn, toàn diện hơn so với những lân phủ định khác trong mỗi chu kỳ.
- Sự phát triển mang tính chu kỳ và bất kỳ chu kỳ nào cũng có khuynh hướng tất yếu, phổ biến là đạt tới phủ định của phủ định, cho quy luật này là quy luật phủ định của phủ định. Những giai đoạn trước so với phủ đinh của phủ định chỉ ]à những nấc thang phiến diện của nó; chỉ khi sự vật đạt tới phủ định của phủ định mới trở nên đầy đủ, hoàn thiện hơn và mới phản ánh đúng khuynh hướng của sự phát trien.
Vậy, có thể biểu diễn khuynh hướng của sự phát triển bằng một đường xoáy ốc, trong đó mỗi vòng xoáy ốc biểu diễn một chu kỳ, những vòng xoáy ốc về sau biếu diễn những chu kỳ phát trien cao hơn.
- Ỷ nghĩa phương pháp luận
Nội dung của quy luật cho thấy: sự phát trien là một quá trình có khuynh hướng biện chứng, không theo đường thẳng mà theo đường xoáy ốc. Điều đó bác bỏ quan quan niêm siêu hình về sự phát trien, đưa lại cho chúng ta cơ sở phương pháp luận khoa học đế phân tích mọi sự phát trien, phân tích xu thế của thời đai, đem lai niềm tin cho chúng ta về tương lai của tiến bộ lịch sử.
Quy luật giúp ta có quan điểm biện chứng về cái mới. Cái mới ra đời là bước phát triển hợp quy luật của hiện thực khách quan, là giai đoạn cao về chất trong sự phát triển, nhưng cái mới có kế thừa tất cả những gì còn tích cực, còn phù hợp với cái cũ. Cái mới ra đời hợp quy luật của sự phát triển, nó sẽ chiến thắng trong cuộc đấu tranh của chống lại cái lạc hậu, bảo thủ. Song, như Lênin chỉ rõ “trong lúc cái mới vừa mới nảy sinh thì cái cũ trong thời gian nào đó còn mạnh hơn”, cho nên thái độ khách quan, khoa học trong thực tiễn là phải ủng hộ và bảo vệ cái mới chống lại cái lạc hậu, cái bảo thủ.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top