1>10
Câu 1: Khái niệm KDKS, Đặc điểm của kinh doanh khách sạn, cho biết sự giống và khác nhau giữa KDKS và KDLT
Khái niệm
KDKSlà hoạt động kinh doanh trên cơ sỏ cung cấp các dịch vụ lưu trú ăn uống và dịch vụ bổ sung cho khách nhằm đáp ứng nhu cầu ăn nghỉ và giả trí của họ tại các điểm du lịch nhằm mục đích có lãi
Đặc điểm của kinh doanh khách sạn
-KDKS phụ thuộc vào tài nguyên du lịch tại các điểm du lịch: KDKS chỉ có thể đc tiến hành thành công tại các nơi có TNDL, bởi lẽ TNDL là yếu tố thúc đẩy, thôi thúc con ngườiđi du lịch. Nơi nào không có TNDL thì nơi đó không thể có khách tới. Đối tượng khách hàng quan trọng nhất của khách sạn là khách du lịch. Rõ rang TNDL có ảnh hưởng rất mạnh tới đến kinh doanh của khách sạn. Mặt khác khả năng tiếp nhận của TNDL ở mối điểm du lịch sẽ quyết định quy mô của khách sạntrong vùng. Giá trị và sức hấp dẫn của TNDL có tác dụng quyết định thứ hạng của khách sạn
-KDKS đòi hỏi dung lượng vốn đầu tư lớn: đặc điểm này xuất phát từ nguyên nhândo yêu cầu về tính chất lượng cao của sản phẩm khách sạn : đòi hỏi các thành phần của cơ sở vật chất kỹ thuật của khách sạn cũng phải có chất lượng cao. Tức là cơ sở vật chất kĩ thuật của khách sạn tăng lên cùng với sự tăng lên của thứ hạng khách sạn. Sự sang trọng của các trang thiết bị được lắp đặt trong khách sạn chính là nguyên nhân đẩy chi phí đầu tư ban đầu của công trình khách sạn lên cao. Ngoài ra đặc điểm này còn do 1 số nguyên nhân như: đầu tư cho cơ sở hạ tầng của khách sạn nâng cao, đất đai cho 1 công trình khách sạn rất lớn.
- Kinh doanh khách sạn đòi hỏidung lượng lao động trực tiếp tương đối lớn. Sản phẩm khách sạn chủ yếu mang tính chất phục vụ và sự phục vụ này không thể cơ giới hóa được mà chỉ được thực hiện bởi những nhân viên phục vụ trong khách sạn. Mặt khác lao động trong khách sạn có tính chuyên môn hóa khá cao. Trong thời gian lao động phụ thuộc vào thời gian tiêu dung của khách, thường kéo dài 24/24h mỗi ngày.do vậy cần phải sử dụng 1 số lượng lớn lao động phục vụ trực tiếp trong khách sạn. Với đặc điểm này các nhà quản lý khách sạn phải luôn đối mặt với những khó khăn về chi phí lao động trực tiếp tương đối cao, khó giảm thiểu chi phí này mà không làm ảnh hưởng xấu tới chất lượng dịch vụ của khách sạn. Khó khăn cả trong công tác tuyển mộ lựa chọn và phân công bố trí nguồn nhân lực của mình.
- Kinh doanh khách sạn mang tính quy luật: Kinh doanh khách sạn chịu sự chi phối của 1 số nhân tố mà chúng hoạt động theo 1 số quy luật như quy luật tự nhiên, quy luật kinh tế xã hội, quy luật kinh tế của con người. Chẳng hạn sự phụ thuộc vào tài nguyên du lịch đặc biệt là tài nguyên thiên nhiên với những biến động lặp đi lặp lại của thời tiết biến đổi trong năm luôn tạo ra nhưng thay đổi quy luật nhất định trong giá trị và sức hấp dẫn tài nguyên đối với khách du lịch, từ đó gây ra sự biến động theo mùa của lượng cầu du lich đến các điểm du lịch. Tạo ra sự thay đổi theo mùa trong kinh doanh khách sạn, đặc biệt là các khách sạn nghỉ dưỡng ở các điểm du lịch. Dù chịu sự chi phối của quy luật nào đi nữa thì cũng gây ra những tác động tích cực và tiêu cực đối với kinh doanh khách sạn. Vấn đề đặt ra cho các khách sạn là phải nhgieen cứu kĩ các quy luật và sự tác động của chúng đến khách sạn từ đó chủ động tìm kiếm các biện pháp hữu hiệu để khắc phục những tác động bất lợi của chúng và phát huy những tác động có lợi nhằm phát triển kinh doanh có hiệu quả
=> Với những đặc điểm trên của kinh doanh khách sạn, việc tạo ra 1 sản phẩm của khách sạn có chất lượng cao có sức hấp dẫn lớn đối với khách là công việc khôngchỉ phục thuộc vào nguồn vốn và lao động , mà phụ thuộc vào năng lực của nhà quản lý trong sự vận hành và khả năng kết hợp các yếu tố đó ra sao
Câu 2: Trình bày khái niệm Khách của khách sạn, phân loại, đặc điểm trong tiêu dùng sản phẩm khách sạn của khách của khách sạn tương ứng với từng đối tượng khách đó.
Khách của khách sạn:
Là những người có nhu cầu tiêu dung sản phẩm của khách sạn. Họ có thể là khách du lịch với mục đích tham quan, nghỉ ngơi thư giãn, khách thương gia với mục đích công vụ, họ cũng có thể là người dân địa phương hoặc bất kì ai tiêu dung sản phẩm của khách sạn. Các dịch vụ như tắm hơi, xoa bóp, san tennis…
ðkhách của khách sạn là những người tiêu dùng sản phẩm của khách sạn không giới hạn bởi mục đích thời gian và không gian tiêu dùng.
Cách phân loại:
- Căn cứ vào tính chất tiêu dùng và nguồn gốc của khách:
+ Khách là người địa phương: bao gồm tất cả những người có nơi ở thường xuyên tại địa phương nơi xây dựng khách sạn, loại khách này tiêu dùng sản phẩm ăn uống và dich vụ bổ sung ( hội họp, giải trí) là chính, họ ít khi sử dụng dịch vụ buồng ngủ của khách sạn, nếu có thì là mua lẻ với thời gian lưu trú ngắn.
+ Khách không là người địa phương: Bao gồm khách từ địa phương khác, trong phạm vi quốc gia và khách đến từ nơi khác. Loại khách này tiêu dùng sản phẩm của khách sạn như ăn uống, ngủ nghỉ và dịch vụ bổ sung giải trí.
- Căn cứ vào mục đích chuyến đi của khách
+) Những người thực hiện chuyến đi với mục đích chính là để nghỉ ngơi thư giãn->gọi là khách du lịch thuần túy
+) Người thực hiện chuyến đi với mục đích công vụ: Công tác, tham gia hội họp, hội thảo
+) Người thực hiện chuyến đi với mục đích thăm người than, gia đình và mối quan hệ xã hội
+) Người thực hiện chuyến đi với mục đích khác như tham gia vào các sự kiện thể thao, chữa bệnh học tập
- Căn cứ vào hình thức tổ chức tiêu dùng của khách
+) Khách tiêu dùng sản phẩm của khách sạn thông qua sự giúp đỡ trung gian
+) Khách tự tổ chức tiêu dùng sản phẩm của khách sạn , khách này thường tự tìm hiểu về khách sạn
+ Ngoài ra còn phân loại theo độ tuổi, giới tính hay độ dài thời gian lưu trú
Câu 4: cho biết lịch sử về hình thành và phát triển kinh doanh khách sạn trên thế giới. Anh chị biết gì về lĩnh vực kinh doanh khách sạn ở việt nam
Lịch sử về hình thành và phát triển kinh doanh khách sạn trên thế giới:
Những dấu hiệu đầu tiên về cơ sở lưu trú được tìm thấy owe các quốc gia chiếm hữu nô lệ ở miền đông cổ đại và muộn hơn là ở khu vực đại trung hải.
Các biến đổi to lớn về kinh tế , xã hội và chính trị trong thời kì quá độ từ chiếm hữu nô lệ lên chế độ phong kiến ảnh hưởng tai hại đến sự phát triển của các cơ sở kinh doanh lưu trú và ăn uống trong thời điểm này.
Song song với sự củng cố chế độ phong kiến iwr các nước châu âu với nhiều nghề nghiệp mới được hình thành các thành phố phát triển nhanh, hoạt động ngoại thương được ở rộng, nhu cầu đi lại tăng mạnh, kéo theo sự tăng mạnh của nhu cầu lưu trú và ăn uống.
Cuối thế kỉ 18 đầuthế kỉ 19 là thời kì mang tính chất bước ngoặt của hoạt động kinh doanh lưu trú trong khách sạn, mang đúng nghĩa hiện đại của nó. Nguyên nhân sinh ra bước ngoặt này là sự hình thành hình thái kinh tế - xã hội tư bản chủ nghĩa và đặc biệt là giai đoạn phát triển công nghiệp của nó.
Khoảng cuối thế kỉ 19, hoạt động kinh doanh lưu trú được phân hóa theo vị trí đại lí của các cở sở kinh doanh.
Cuối thế kỉ 19 đầu thế kỉ 20 là thời kì nổi tiếng được gọi là “ Kỷ nguyên vàng” trong lịch sử phát triển của kinh doanh khách sạn . Kinh doanh khách sạn trong thời kì này có một số đặc điểm như:
-Sự ra tăng nhanh chóng của số lượng khách sạn sang trọng ở các thủ đô của các nước trên thế giới.
-Sự mở rộng và hiện đại hóa hàng loạt các khách sạn trong khu nghỉ dưỡng ở Riviera do sự ham thích ngỉ ngơi ở vùng biển về mùa hè của số đông khách du lịch
-Xuất hiện nhiều khách sạn dành cho các khách công vụ và khách có khả năng thanh toán trung bình.
Trong chiến tranh thế giới thứ nhất, hoạt động kinh doanh của khách sạn bị ngừng trệ. Một loạt khách sạn bị phá hủy, một số khách sạn bị biến thành bệnh viện phục vụ cho quân đội.
Ở thời kì giữa 2 cuôc chiến tranh thế giới, cơ cấu của các cơ sở lưu trú có nhiều thay đổi phù hợp với sự thay đổi cơ cấu khách du lịch.
Vào những năm 30 của thế kỉ 20, nghành chế tạo ôtô phát triển mạnh và ở mĩ xuất hiện những motel đầu tiên dành cho khách du lịch đi bằng ô tô.
Chiến tranh thế giới thứ 2 gây nên tổn thất cho kinh doan khách sạn. Rất nhiều khách sạn bị phá hủy và bị chiếm đóng biến thành các khu trại lính.
Sau chiến tranh và đặc biệt là từ sau năm 1950 đã mở ra 1 thời kì mới thuận lợi cho sự phát triển của kinh doanh khách sạn. Bên cạnh các nước có ngành kinh doanh khách sạn hiện đại như Thụy Sỹ, Áo, Pháp, đã xuất hiện các nước có nghành kinh doanh khách sạn mới như Tây Ban Nha, Hy Lạp, Nam tư…
Lĩnh vực kinh doanh khách sạn ở việt nam:
-sự gia tăng về số luộng khách sạn
-mở rộng và hiện đại hóa trong khách sạn
-Xuất hiện nhiều khách sạn cho khách hàng công cụ và khách có khẳ năng thanh toán trung bình
-Sau chiến tranh thế giới thứ nhất sụp đổ
-Từ 1950 đến nay mở ra thời kỳ mới
Câu 5: Các xu hướng cơ bán trong phát triển của kinh doanh khách sạn trên thế giới
-ngày càng có nhiều các doanh nghiệp khách sạn áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật để cải tạo, hoàn thiện và hiện đại hóa CSVC kỹ thuật để tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.
-Tăng nhanh về số lượng cơ sở lưu trúở hầu hết tất cả các nước trên thế giới
-Cơ cấu giữ các loại hình cơ sở lưu trú trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn có sự thay đổi
-Tăng nhanh số lượng các khách sạn có thứ hạng bậc trung
-Có sự cạnh tranh gay gắt giữa các nước có truyền thống kinh doanh các dịch vụ khách sạn lâu đời với các nước mới phát triển
-Xu hướng lien kết ngang
-Sự cạnh tranh giữa các loại hình cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú.
Các xu hướng đang vận hành ở Việt Nam:
+) liên kết ngang
+)Cơ cấu giữ các loại hình cơ sở lưu trú trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn có sự thay đổi
+)Tăng nhanh số lượng các khách sạn có thứ hạng bậc trung
Câu 7 : Theo anh (chị) các khách sạn có thể tồn tại trên thực tế dưới những hình thức nào?
Câu 8: Tại sao phải phân hạng khách sạn? Phân hạng khách sạn ở Việt Nam có gì khác so với phân hạng khách sạn trên thế giới?
Tiêu chuẩn xếp hạng KS là những yêu cầu, những điều kiện cần thiết mà các cơ sở KS phải đảm bảo, sự cần thiết và ý nghĩa quan trọng của tiêu chuẩn xếp hạng KS được xuất phát từ các điểm sau đây:
-tiêu chuẩn này được dùng làm cơ sở đẻ xd các tiêu chuẩn định mức cụ thể khác như:tiêu chuẩn xd thiết kế, tiêu chuẩn trang thiết bị, tiện nghi trong từng bộ phận, tiêu chuẩn cán bộ nhân viên...
-tiêu chuẩn này cùng với hệ thống tiêu chuẩn cụ thể là cơ sở xác định hệ thống giá cả dịch vụ trong từng loại, hạng ks
-làm cơ sở để tiến hành xếp hạng KS, quản lý & kiểm tra thường xuyên để đảm bảo việc thực hiện các điều kiện, yêu cầu đã quy định trong tiêu chuẩn đã đặt ra.
-Thông qua tiêu chuản xếp hạng để chủ đầu tư xét duyệt luận chứng kinh tế kỹ thuật, cấp vốn đầu tư cho việc xây dựng mới, cải tạo hoặc nâng cấp khách sạn
-Thông qua tiêu chuẩn khách hàng của KS có thể biết khả năng, mức độ phục vụ của từng KS giúp họ có thể lựa chọn nơi ăn nghỉ theo thị hiếu và khả năng thanh toán, đảm bảo quyền lợi cho khách.
Việc phân loại ks ở VN Khác với các nước trên thế giới:
-về yêu cầu tiêu chuẩn để xếp loại KS cần đáp ứng đồng thời 2 đk: 1, Đảm bảotiêu chuẩn tương xứng với tiêu chuẩn KSQT, KS du lịch VN phải đáp ứng những nhu cầu, thị hiếu thói quen, đặc điểm tâm lý của khách du lịch quốc tế; 2, Mang tính thực tiễn vì tiêu chuẩn phải phù hợp với điều kiện kinh tế, kỹ thuật, thiên nhiên, xã hội và đặc điểm kinh doanh KS ở VN
-Tiêu chuẩn xếp hạng KS du lịch VN xây dựng trên cơ sở tiêu chuẩn tối thiểu của đề án xếp hạng KS tại phân vùng châu á- TBD của tổ chức du lich TG (WTO) kết hợp tham khaỏ nhiều chỉ thị, thể lệ, quy định xếp hạng của 1 số nước có sửa đổi bổ xung để phù hợp với thực tiễn ở VN
+ Tiêu chuẩn phân loại bao gồm:
1, phân loại KS du lịch thành 3 loại: KS thành phố, nghỉ mát, quá cảnh
2, được xếp hạng từ 1 sao tới 5 sao
3, Yêu cầu xếp hạng gồm 5 nhóm: yêu cầu về vị trí, kiến trúc; trang thiết bị tiện nghi, phục vụ; về các dịch vụ vàmức độ phục vụ; về nhân viên phục vụ; về vệ sinh
Ngoài 4nhóm yêu cầu chung thường được các nước khác áp dụng VN đã chọn thêm 1 nhóm yêu cầu về vệ sinh của ks để phù hợp với điều kiện môi trường ởVN và đáp ứng tốt hơn cho Khách
Câu 9 : Hãy cho biết các công đoạn xây dựng dự án khách sạn? Nội dung của giai đoạn đánh giá tính khả thi về tài chính của dự án?
Các công đoạn xây dựng dự án KS bao gồm 6 giai đoạn
Giai đoạn 1: khẳng định quan điểm của chủ đầu tư
Giai đoạn 2: Đánh giá tính khả thi về tài chính
Giai đoạn 3: Đàm phán & cam kết
Giai đoạn 4: xét duyệt thiết kế, tiến hành thi công xây dựng & chuẩn bị đưa vào hoạt động
Giai đoạn 5: khai trương & đưa vào hoạt động
Giai đoạn 6: bảo dưỡng KS
Nội dung Giai đoạn 2: Đánh giá tính khả thi về tài chính
Ta cần xácđịnh
1, Dự báo chi phí cho dự án Chia ra thành3 nhóm chi phí
- Các cp liênquan đến công tác đầu tư xây dựng bao gồm: Cp liên quan về tư vấn đàu tư & xây dựng; cp chuẩn bị đưa vào hđ; cp kinh doanh sau khai trương
- Cp kinh doanh: Khoản khấu hao TSCĐ, nghĩa vụ và thuế phải đóng cho nhà nước; Cp tiền lương thưởng trả cho người lao động, cp sửa chữa bảo dưỡng, cp mua sắm NVL hàng hóa
- các loại CP khác phát sinh trong quá trìn kinh doanh
2, Dự báo doanh thu của dự án
- dự báo về doanh thu kinh doanh lưu trú theo 3 cách:
1,Doanh thu= Giá bán buông TB dự tính x Số buồng thiết kế dự tính x công suất sử dụng buồng dự tính x thòi gian hđ dự tính
2, DT= mức chi tiêu bq về lưu trú của 1 ngày khách x tổng ngày khách dự kiến
3, DT = mức chi tiêu BQ về lưu trú trên lượt khách x tổng lượt khách dự tính
- Dự báo về DT KD ăn uống
1, DT = DTBQ 1 chỗ ngồi x Tổng số chỗ ngồi thiết kế trong nhà hàng x tổng số bữa ăn x thời gian hoạt động
2, DT = mức chi tiêu BQ ăn uống trên 1 ngày khách x Tổng số ngày khách
Sau đó ta sử dụng các chỉ tiêu phân tích dự án như IRR, thời gian hoàn vốn, Npv đề đánh giá tính khả thi của dự án và đưa ra kết luận
Câu 10 :Hãy trình bày khái niệm tổ chức bộ máy và các cơ sở khoa học để thiết lập tổ chức và vận hành bộ máy của khách sạn?
Khái niệm: Tổ chức bộ máy trong KS là việc sắp xếp nhân viên, cơ sở vật chất kỹ thuật và các nguồn lực khác thành từng bộ phận.
các cơ sở khoa học để thiết lập tổ chức và vận hành bộ máy của khách sạn là:
-Dựa vào đặc điểm lao động trong KS việc tổ chức công tác quản lý nguồn nhân lực trong KS phải đáp ứng yêu cầu: vừa tiết kiệm lao động vừa đảm bảo chất lượng lao động trong khi lao động trong khách sạn có hệ số luân chuyển cao, có xu hướng tăng và lớn hơn các lĩnh vực khác; Định mức lao động, xác định nhiệm vụ cụ thể chính xác cho từng chức danh, đảm bảo tính hợp lý công bằng trong phân phối lợi ích cả về mặt vật chất và tinh thần.
-Tổ chức lao động và quản trị nhân lực khách sạn: việc thiết lập bộ máy của KS 1 mặt phải phân tích các đặc điểm của lao động, một mặt phải dựa vào khả năng tổ cức lao động có thể trong khách sạn bao gồm các khả năng:
+ khả năng chuyên môn hóa theo nguyên lý thâm canh bảo đảm chất lượng và năng suất cao hơn
+ Khả năng bộ phận hóa: là phân chia theo các chức năng & tính chất các công việc mà mỗi nhân viên đảm nhận có liên quan tới nhau
+ Khả năng sử dụng quền lực là tập trung thông nhất hay giao & chia sẻ quyền lực cho từng chức danh tương ứng
+ Khả năng kiểm soát là định lượng khả năng kiểm soát cho giám sát viên
+ Khả năng điều phối các hoạt động là sự điều khiển các hoạt động khác nhau tạo ra sự nhịp nhàng liên kếtvới nhau tạo ra hành động thống nhất để thực thi nhiệm vụ có 3 hình thức có thể áp dụng là: Liên hợp góp phần, liên hợp liên tục, liên hợp tương hỗ xoay chiều
-Cơ chế vận hành của bộ máy là tổng thể các yếu tố, các mối quan hệ, động lực và quy luật chi phối sự vận động của bộ máy tổ chức nhằm đạt được mục đích của khách sạn. Cơ chế vận hành của bộ máy cần phải đảm bảo:
+ Tính thang bậc: là sự phản ánh mối quan hệ quyền lực thông tin trong bộ máy tổ chức
+ Tính thống nhất: trong tổ chức và điều hành mỗi nhân viên chỉ chịu trách nhiệm trước 1 và chỉ 1 thủ trưởng mà thôi
+ tính ủy quyền:là sự thỏa thuận giữa cấp cấp trên và cấp dưới về mức độ trách nhiệm, mức độ tự do hành động và quyền hạn đối với công việc dc giao
+ Tính phối hợp hoạt động giữa các bộ phận làyêu cầu cấp thiết và có ý nghĩa quyết định tới năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh doanh.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top