1.1.1 DVBC phạm trù vật chất
1.1.1. Phạm trù vật chất
Vật chất với tư cách là phạm trù triết học đã có lịch sử phát triển trên 2.500 năm. Ngay từ thời cổ đại, xung quanh phạm trù này đã diễn ra cuộc đấu tranh không khoan nhượng giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm. Trong khi chủ nghĩa duy tâm coi bản nguyên của thế giói là tinh thần, thì chủ nghĩa duy vật coi bản nguyên của thế giới là vật chất.
Các nhà triết học duy vật trước Mác, nhìn chung đã coi vật chất là một hay một số chất tự có, đầu tiên và là những chất “giới hạn tột cùng” của toàn bộ thế giới. Quan niệm về vật chất của chủ nghĩa duy vật trước Mác tuy đặt nền móng cho khuynh hướng lấy bản thân giới tự nhiên để giải thích giới tự nhiên, nhưng cũng bộc lộ nhiều hạn chế như đồng nhất vật chất với dạng vật thể của nó, không hiểu được bản chất của ý thức cũng như mối quan hệ giữa ý thức với vật chất, không tìm được căn cứ để xác định những biểu hiện của vật chất trong đời sống xã hội.
Những thành tựu của khoa học tự nhiên cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đã bác bỏ quan niệm về những chất coi như là “giới hạn tột cùng” của thê giới, làm cho quan niệm duy vật trước Mác về vật chất lâm vào khủng hoảng. Lợi dụng cơ hội này, các nhà triết học duy tâm khẳng định bản chất “phi vật chất” của thế giới. Trong bối cảnh đó, đê góp phân chông lại thê giới quan duy tâm, bảo vệ và phát triện thế giới quan duy vật V.I. Lênin đã tổng kết những thành tựu khoa học tự nhiên cuổi thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX và đưa ra định nghĩa kinh điển: “Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tạị khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”. Định nghĩa trên của V.I. Lênin cho thấy:
Thứ nhất, cần phân biệt vật chất với tính cách là một phạm trụ triết học với khái niệm vật chất được dùng trong các khoa học cụ thể.
Thứ hai, thuộc tính cơ bản nhất, phổ biến nhất của mọi dạng vật chất là thuộc ,tính tồn tại khách quan, tức vật chất tồn tại bên ngoài và độc lập với ý thức của con người.
Thứ ba, vật chất, dưới những dạng cụ thể của nó có thể gây ra cảm giác ở con người khi trực tiếp tác động lên giác quan của họ; ý thức của con người là sự phản ánh vật chất.
- Định nghĩa vật chất có ỷ nghĩa sau đây:
Định nghĩa bao hàm việc giải quyết hai mặt vấn đề cơ bản của triết hoc theo lập trường DVBC. Vì vậy, trong CNDVBC, phạm trù vật chất chứa đựng những cơ sở đe giải quyết các vấn đề triết học khác.
Định nghĩa khái quát được thuộc tính cơ bản, phổ biến của tất thảy các hiện tượng khách quan, đưa lại quan niệm sâu sắc, hoàn chỉnh hơn về vật chất, khăc phục được những thiếu sót của quan niệm duy vật cũ. Định nghĩa đã khái quát được những thành tựu mới của khoa học tự nhiên, do vậy nó chứa đựng cơ sở thế giới quan và phương pháp luận đúng đắn để khoa học tự nhiên xác lập các phương hướng chung, nhăm vạch ra các cuộc khủng hoảng của mình.
Nêu ra thuộc tính cơ bản, phổ biến và duy nhất của vật chất trong mối quan hệ với ý thức, định nghĩa xác định cơ sở đế phân biệt nhân tố vật chất và nhầm tố tinh thần trong đời sống xã hội. Điều đó có ý nghĩa to lớn trong việc khẳng định các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịch sử, khắc phục quan điểm duy tâm vể xã hội, tạo cơ sờ duy vật, khoa hoc cho các ngành khoa học khác về xã hội.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top