09Q302E T3 Câu 11

Câu 11 : Nguyên nhân và đặc điểm cơ bản của CNTBĐQ ( độc quyền )

1) nguyên nhân : theo lênin : cạnh tranh tự do-> tập trung SX-> độc quyền

quá trình mang tính quy luật nói trên diễn ra do những nguyên nhân chủ yếu sau:

- Sự phát triển của LLSX dưới tác động của tiến bộ KH-KT xuất hiện nhiều ngành sx mới

- cạnh tranh tự do:

+ Buộc các nhà TB phải cải tiến kỹ thuật ,tăng quy mô

+ các nhà TB nhỏ bị phá sản, hoặc phải liên kết nhau để đứng vững trong cạnh tranh

+ các xí nghiệp lớn cạnh tranh khôc liệt khó phân thắng bại nảy sinh xu hướng thỏa hiệp

- Khủng hoảng kinh tế: 1873và1898

+ phá sản hàng loạt các tư bản vừa và nhỏ

+các xí nghiệp khác muốn tồn tại phải đổi mới kỹ thuật, thúc đẩy quá trình tập trungTB

+các công ty cổ phần trở thành phổ biến

2) Đặc điểm kinh tế của CNTBĐQ

5 đặc điểm của chủ nghĩa tư bản độc quyền

1. Sự tập trung sản xuất và các tổ chức độc quyền

a. Sự tập trung sản xuất: là quá trình thay thế các xí nghiệp nhỏ, bố trí phân

tán bằng cách xí nghiệp lớn có đông công nhân và làm ra một khốI lượng sản phẩm

lớn. Chính sự tích tụ và tập trung tư bản đã dẫn tớI sự tích tụ và tập trung sản

xuất.

Nguyên nhân cụ thể:

+ Đầu thế kỉ 20 trong các nước tư bản sự cạnh tranh diễn ra hết sức gay gắt dẫn

đến:

- 1 số nhà tư bản có ưu thế về vốn và kĩ thuật chiến thắng và thôn tính các xí

nghiệp nhỏ

- Xuất hiện xu thế thành lập các công ty cổ phần

+ Đầu thế kỉ 20 do KHKT phát triển nên đòi hỏI vốn lớn để ứng dụng được vào sản

xuất

+ Trong khủng hoảng kinh tế chỉ những xí nghiệp lớn đủ khả năng tồn tạI

+ Sự phát triển hệ thống tín dụng tạo điều kiện cho tập trung sản xuất

Sự tập trung sản xuất phát triển đến một mức độ nhất định sẽ làm hình thành các

tổ chức độc quyền - liên minh giữa các nhà tư bản để nắm phần lớn việc sản xuất

và tiêu thụ 1 số loạI hàng hóa nào đó nhằm thu lợI nhuận cao.

Các hình thức tập trung sản xuất: công ti cổ phần và xí nghiệp liên hiệp

b. Các tổ chức độc quyền

Các hình thức tổ chức độc quyền cơ bản: cartel, syndicate, trust, consortium

Độc quyền và cạnh tranh là 2 mặt trái ngược nhau song ở các nước đế quốc khi

xuất hiện các tổ chức độc quyền thì không thủ tiêu được cạnh tranh mà lạI làm

cạnh tranh gay gắt hơn

- Sự tồn tạI của các tổ chức độc quyền vẫn dựa trên cơ sở của chế độ chiếm hữu

tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất

- Ở các nước đế quốc vẫn còn tồn tạI các xí nghiệp nhỏ chưa bị thôn tính vào các

tổ chức độc quyền

- Trong các nước đế quốc vẫn còn sản xuất hàng hóa của nông dân và thợ thủ công

3 loạI cạnh tranh trong chủ nghĩa đế quốc: giữa các tổ chức độc quyền vớI nhau,

giữa các tổ chức độc quyền vớI các xí nghiệp ngoài độc quyền, và ngay trong nộI

bộ từng tổ chức độc quyền

2. Tư bản tài chính và đầu sỏ tài chính

a. Vai trò mớI của tư bản ngân hàng

Trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền, khi trong công nghiệp diễn ra tích

tụ và tập trung sản xuất thì trong ngân hàng cũng có tích tụ và tập trung tư

bản, làm hình thành nên các ngân hàng lớn cạnh tranh vớI nhau - các tổ chức độc

quyền trong ngân hàng. Do nắm được lượng tư bản tiền tệ lớn, các ngân hàng có

khả năng chi phốI nhiều họat động kinh tế-xã hội.

b. Tư bản tài chính

Tư bản tài chính là một loạI tư bản được hình thành trên cơ sở sự xâm nhập lẫn

nhau giữa tư bản công nghiệp và tư bản ngân hàng. Tư bản ngân hàng vớI vai trò

và địa vị mớI của mình, đã cử ngườI tham gia vào các tổ chức độc quyền công

nghiệp để theo dõi việc sử dụng vốn vay. Để hạn chế sự chi phốI của ngân hàng,

các nhà tư bản công nghiệp cũng can thiệp vào họat động của tư bản ngân hàng

bằng cách mua cổ phiếu hoặc thành lập ngân hàng cho riêng mình. 2 quá trình thâm

nhập ấy gắn kết vớI nhau, làm cho tư bản công nghiệp và tư bản ngân hàng dần trở

nên đồng nhất vớI nhau, hình thành nên tư bản tài chính. Các nhóm tư bản tài

chính có tiềm lực đủ mạnh trở thành các đầu sỏ tài chính ( hay còn gọI là tài

phiệt ), thực hiện thao túng đờI sống kinh tê- chính trị ở các nước tư bản.

3. Xuất khẩu tư bản

a. Xuất khẩu hàng hóa

Xuất khẩu hàng hóa là thủ đoạn để các nước tư bản tiến hành bóc lột các nước

chậm phát triển thông qua trao đổI không ngang giá

b. Xuất khẩu tư bản

Xuất khẩu tư bản cũng là xuất khẩu giá trị ra nước ngoài nhưng được tiến hành

dướI hình thức đầu tư tư bản ra nước ngoài để bóc lột giá trị thặng dư và một số

nguồn lợI khác ở các nước nhập khẩu tư bản. Đây thực chất là công cụ để các tập

đoàn tư bản bóc lột các nước chậm phát triển.

Xuất khẩu tư bản là một tất yếu trong thờI kì chủ nghĩa tư bản độc quyền vì:

Đầu thế kỉ 20 một số nước tư bản đã tích lũy được một lượng vốn khổng lồ mà nếu

đầu tư trong nước thì sẽ thu được lợI nhuận ít hơn so vớI nếu đầu tư ở nước

ngoài

Các nước lạc hậu về kinh tế thì thiếu vốn nhưng giá nhân công thấp và nguyên

liệu lạI dồI dào

Các nước tương đốI phát triển có nhu cầu về vốn để đổI mớI trang thiết bị kĩ

thuật

Những hình thức xuất khẩu tư bản:

- Xuất khẩu tư bản sản xuất: nước xuất khẩu tư bản đầu tư vốn để xây mớI hoặc

mua lạI xí nghiệp, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng

- Xuất khẩu tư bản cho vay: nước xuất khẩu tư bản cho chính phủ hoặc tư nhân vay

tiền hoặc hàng hóa, vật tư

4. Sự phân chia thế giớI về kinh tế

Trong thờI kì tư bản tự do cạnh tranh, lượng hàng hóa sản xuất ra chưa lớn. Song

đến thờI chủ nghĩa tư bản độc quyền, lượng hàng hóa được sản xuất đã tăng chóng

mặt, làm nảy sinh nhu cầu về thị trường và nguyên liệu ngoài nước. Mặt khác,

hàng hóa đem bán ở nước ngoài thu được lợI nhuận lớn hơn so vớI hàng hóa đem bán

trong nước. Do tầm quan trọng của thị trường bên ngoài, giữa các nước đế quốc

diễn ra cuộc cạnh tranh gay gắt để giành giật thị trường thế giớI, hình thành

nên những thỏa thuận có tính chất lũng đoạn giữa các tổ chức độc quyền trong

việc sản xuất và tiêu thụ một số loạI hàng hóa, tạo nên những tổ chức độc quyền

quốc tế - liên minh giữa các tổ chức độc quyền lớn của các nước để phân chia thị

trường thế giớI, độc chiếm nguồn nguyên liệu, quy định quy mô sản xuất của từng

tổ chức, định ra giá cả độc quyền nhằm thu lợI nhuận độc quyền cao.

5. Sự phân chia thế giớI về lãnh thổ

Sự phân chia thế giớI về mặt lãnh thổ là hệ quả tất yếu của sự phân chia thế

giớI về kinh tế, biểu hiện ở việc các nước đế quốc xâm chiếm và thuộc địa hóa

những nước chậm phát triển hòng độc chiếm nguồn nguyên liệu, thị trường tiêu thụ

hàng hóa và địa điểm lập căn cứ quân sự.

Quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản ở các nước nói chung diễn ra không

đều; có những nước tư bản ra đờI sau nhưng kinh tế lạI phát triển vượt bậc, muốn

đấu tranh để phân chia lạI thế giới. Phương pháp phổ biến là chiến tranh.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: