09119070c3

Câu 3: P/tích mối q/hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức. Ý nghĩa PP luận của mối quan hệ này ?

Trả lời:

Để trả lời câu hỏi này chúng ta cần làm sáng tỏ 2 luận điểm sau:

Vai trò của vật chất đối với ý thức:

Để có thể hiểu rõ tầm quan trọng của vật chất chúng ta cần xét vai trò của vật chất trong nguồn gốc ra đời của ý thức.

Theo nguồn gốc tự nhiên:

Bộ óc con người: Chủ nghĩa duy vật biện chứng đã khẳng định ý thức là thuộc tính của một dạng vật chất có tổ chức cao đó là bộ óc con người. Do đó bộ óc con người là cơ quan vật chất của ý thức, ý thức chỉ là chức năng của bộ óc và chỉ xuất hiện khi có bộ óc con người.

Thuộc tính phản ánh: Vì phản ánh là sự tái tạo những đặc điểm của 1 hệ thống vật chất này ở 1 hệ thống vật chất khác trong quá trình tương tác nên phản ánh là thuộc tính chung phổ biến của mọi dạng vật chất.

Suy ra: nguồn gốc tự nhiên của ý thức đều bắt nguồn từ vật chất theo cách này hay cách khác.

Nguồn gốc xã hội:

Lao động: là quá trình con người tác động vào thế giới tự nhiên nhằm tạo ra sản phẩm phục vụ con người. Quá trình đó đã làm thế giới khách quan bộc lộ những thuộc tính, những kết cấu, những quy luật vận động của nó thành những biểu hiện cụ thể mà con người quan sát được. Những hiện tượng ấy tác động vào bộ não con người thông qua các gíac quan, hình thành nên những tri thức nói riêng và ý thức nói chung.

Ngôn ngữ: là hệ thống tín hiệu vật chất mang nội dung của ý thức, không có ngôn ngữ, ý thức không thể tồn tại và phát triển. Vì nhu cầu giao tiếp mà ngôn ngữ đã xuất hiện ngay từ buổi đầu để liên kết các thành viên trong xã hội.

Suy ra: vật chất là cái có trước, là cái bản lề để hình thành quyết định ý thức.

Vai trò của ý thức đối với vật chất:

Bản thân ý thức không trực tiếp thay đổi hiện thực, nó phải thông qua những hoạt động vật chất nhưng nó nắm vai trò chỉ đạo, trang bị cho con người tri thức về thực tại khách quan, trên cơ sở đó con người tiến hành các hoạt động thực tiễn.

Tính sáng tạo (một thuộc tính của ý thức) đã giúp con người trên cơ sở những cái có trước đã tạo ra những tri thức mới về sự vật, có thể tưởng tượng ra những cái không có trong hiện thực, có thể tiên đoán dự báo tương lai.

Vd: từ những kiến thức nền về khoa học kỹ thuật con người đã sáng tạo ra máy bay, có thể dự báo được thời tiết...

Nhưng sự tác động của ý thức đối với vật chất diễn ra theo 2 hướng tích cực và tiêu cực. Nếu con người nhận thức đúng thực tại khách quan thì khi nó tác động trở lại tự nhiên sẽ cải tạo được thế giới, còn ngược lại sẽ gây nguy hại.

Vd: Khi ta nắm bắt được nguyên lý hoạt động của một cái ti vi, ta sẽ dễ dàng sữa được nó, còn ko thì có thể làm nó hư thêm.

Ý nghĩa phương pháp luận:

Chủ nghĩa duy vật biện chứng đã khẳng định: Vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất là nguồn gốc của ý thức, quyết định ý thức, song ý thức có thể tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người , vì vậy con người phải tôn trọng khách quan đồng thời phát huy tính năng động chủ quan của mình.

Tôn trọng khách quan là tôn trọng tính khách quan của vật chất, của các quy luật tự nhiên và xã hội, muốn làm được điều đó thì con người trong hoạt động nhận thức và thực tiễn phải xuất phát từ thực tế khách quan, lấy thực tế khách quan làm căn cứ cho hoạt động của mình. Lênin đã nói: "Nếu chỉ xuất phát từ ý muốn chủ quan, nếu lấy ý chí áp đặt cho thực tế, lấy ảo tưởng thay cho hiện thực thì sẽ mắc phải bệnh chủ quan duy ý chí".

Ý thức có thể tác động trở lại vật chất thì con người phải phát huy tính năng động chủ quan, tức là phát huy vai trò tích cực của ý thức. Bản thân ý thức tự nó không thay đổi được gì trong hiện thực. Ý thức muốn tác động trở lại hiện thực phải bằng lực lượng vật chất, phải được con người thực hiên trong thực tiễn. vai trò của ý thức là ở chỗ trang bị cho con người những tri thức về bản chất quy luật khách quan. Trên cơ sở đó con người xác định đúng đắn mục tiêu và dề ra phương hướng phù hợp. Vì vậy phải phát huy tính năng động sáng tạo của ý thức, phát huy nhân tố con người để cải tạo thế giới khách quan.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: