0503-4 tang cua mo hinh tcp/ip

TCP/IP được xem là giản lược của mô hình OSI và được phân làm 4 tầng:

- Tầng mạng (N etwork Layer)

- Tầng Internet (Internet Layer)

- Tầng giao vận (Transport Layer)

- Tầng ứng dụng (Application Layer)

Trong đó

* Tầng liên kết mạng: là tầng thấp nhất trong mô hình TCP/IP bao gồm các

thiết bị giao tiếp mạng và các chương trình giao tiếp thông tin cần thiết để có thể hoạt

động và truy nhập đường truyền vật lý qua các thiết bị giao tiếp đó.

* Tầng Internet: Xủ lý quá trình truyền gói tin trên mạng. Tầng này bao gồm

các loại giao thức như IP (Internet protocol), ICMP (Internet control Message

Protocol), IGMP (Internet Group Message Protocol).

* Tầng giao vận: Phụ trách luồng dữ liệu giữa hai trạm thực hiện ứng dụng của

tầng trên. Tầng này bao gồm hai giao thức TCP (Transmisson Control Protocol) và

UDP (User Datagram Protocol). Giao thức TCP cung cấp một luồng dữ liệu tin cậy

giữa hai trạm, sử dụng các cơ chế như chia gói tin ở tầng trên thành các gói tin nhỏ

hơn ở tầng mạng bên dưới, báo nhận gói tin, đặt thời gian time - out để nhận biết thời

gian gói tin đã được gửi đi. Do tầng này đảm bảo tính tin cậy nên tầng trên không cần

phải quan tâm nữa. Giao thức UDP thì cung cấp một dịch vụ đơn giản hơn cho tầng

trên, nó chỉ gửi các gói dữ liệu từ tầng này tới tầng kia làm không đảm bảo đến được

đích, các cơ chế đảm bảo độ tin cậy cần được thực hiện bởi tầng trên.

* Tầng ứng dụng: Là tầng trên cùng của mô hình TCP/IP, bao gồm các tiến

trình và giao thức cung cấp sử dụng truy cập mạng. Có rất nhiều ứng dụng được cung

cấp cho tầng này như: Telnet phục vụ truy cập mạng từ xa, FTP dịch vụ truyền tệp,

Email gửi thư điện tử, WWW (Word-Wide-Web) …

Việc phân tầng này đảm bảo một số nguyên tắc sau:

- Một lớp được tạo ra khi cần đến mức trừu tượng hoá tương ứng.

- Mỗi lớp cần thực hiện các chức năng được định nghĩa rõ ràng.

- Việc chọn chức năng cho mỗi lớp cần chú ý tới việc định nghĩa các quy tắc

chuNn hoá quốc tế.

- Ranh giới các mức cần chọn sao cho thông tin đi qua là ít nhất (tham số cho

chương trình con là ít).

- Số mức phải đủ lớn để các chức năng tách biệt không nằm trong cùng một lớp

và đủ nhỏ để mô hình không quá phức tạp.

- Một mức có thể được phân thành các lớp nhỏ nếu cần thiết.

- Các mức con có thể lại bị loại bỏ.

- Hai hệ thống khác nhau có thể truyền thông với nhau nếu chúng bảo đảm

những nguyên tắc chung (cài đặt cùng một giao thức truyền thông).

- Các chức năng được tổ chức thành một tập các tầng đồng mức cung cấp chức

năng như nhau. Các tầng đồng mức phải sử dụng một giao thức chung.

- Một tầng không định nghĩa một giao thức đơn, nó định nghĩa một chức năng

truyền thông có thể được thi hành bởi một số giao thức. Do vậy, mỗi tầng có thể chứa

nhiều giao thức, mỗi giao thức cung cấp một dịch vụ phù hợp cho chức năng của

tầng.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: