004 radio va hong ngoai
Có hai loại đường truyền được dùng trong LAN không dây là sóng trong dải tần số radio và các
tín hiệu hồng ngoại tuyến.
5.5.3.2.1.Đường truyền bằng sóng radio
Các sóng rado được dùng rộng trong phát thanh truyền hình đại chúng và các mạng điện thoại
di động, vì sóng radio có thể xuyên qua các trướng ngại vật, nên các phương pháp điều khiển chặt
chẽ được áp dụng khi dùng phổ của sóng radio. Dải ứng dụng rộng cũng có nghĩa là băng thông
của radio là khan hiếm. Đối với một ứng dụng đặc biệt, một băng tần xác định phải được phân
phối một cách chính thức. Trước đây điều này đã được thực hiện cơ bản trên một quốc gia, nhưng
với tốc độ gia tăng ứng dụng thì các sắp xếp mang tính quốc tế đang được ký kết, qua đó để riêng
các băng tần đã chọn cho các ứng dụng liên quan đến quốc tế.
Các nhu cầu giới hạn phát sóng radio vào một băng tần nào đó và trong các máy thu liên quan
chỉ chọn các tín hiệu trong băng tần này làm cho các mạch điệnliên quan đến các hệ thống truyền
tin radio phức tạp hơn nhiều so với hệ thống truyền hồng ngoại. Tuy nhiên, việc sử dụng rộng rãi
sóng radio, đặc biệt là trong số lượng lớn sản phẩm dân dụng khiến cho giá thành thiết kế hệ
thống radio ở mức chấp nhận được.
Radio chiếm giải tần từ 10 kHz đến 1GHz trong đó có những băng tần như :
Sóng ngắn
VHF ( Very High Frequency)
UHF (Ultra High Frequency)
. Đường truyền bằng sóng hồng ngoại
Sóng hồng ngoại có tần số rất cao hơn sóng radio ( hơn 1014 Hz ), các thiết bị được phân loại
theo chiều dài bước sóng của tín hiệu hồng ngoại thu được thay vì dùng tần số, chiều dài bước
sóng đo lường theo nm 1nm bằng 10-9 m. hai bước sóng được dùng phổ biến nhất là 800nm và
1300nm.
Một ưu điểm của dùng hồng ngoại là không có một quy định nào về việc dùng nó. Hồng ngoại
có bước sóng tự như ánh sáng nhìn thấy được và do đó có biểu hiện như nhau : ví dụ như phản xạ
từ các bề mặt nhẵn bóng, nó xuyên qua thủy tinh , nhưng không xuyên qua được bức tường hay
các vật thể mờ đục khác, do đó sóng hồng ngoại bị giới hạn trong một căn phòng, từ đó làm giảm
mức nhiễu xuyên kênh trong các ứng dụng LAN không dây. Một điểm khác cũng cần chú ý là
nhiễu do ánh sáng của môi trường xung quanh như ánh sáng mặt trời, ánh sáng đèn điện, các
nguồn sáng huỳnh quang tất cả đều chứa một mức đáng kể tia hồng ngoại. lượng ánh sáng hồng
ngoại này được thu từ bộ thu quang cùng với lượng hồng ngoại từ nguồn phát chính, điều này có
nghĩa là mức nhiễu có thể cao , dẫn đến nhu cầu phát tín hiệu phải cao để đạt được tỉ số SNR chấp
nhận được. Trong thực tế tổn thất đường truyền đối với hồng ngoại có thể cao. Ngoài ra các bộ
phát sóng hồng ngoại có hiệu suất thấp khi biến đổi năng lượng từ điện sang quang. Để giảm mức
nhiễu, trong thực tế thường chuyển hỗn hợp tín hiệu thu được qua bộ lọc băng gốc (optical
bandpass filter), bộ lọc này làm suy giảm các tín hiệu nằm ngoài băng tần gốc của tín hiệu đã
được truyền
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top