Làm sao để không dính nồi

"Mấy cái nồi ở nhà cứ xào rau là cháy", "Lần nào nấu ăn cũng dính nồi, thật là phiền phức", "Giới thiệu cho tôi một loại nồi chống dính đi, tôi phải vứt hết chỗ nồi niêu ở nhà đi"...

Rất dễ gặp những lời oán trách như vậy. Nghĩ lại, tôi cũng hiểu được tâm trạng nóng nảy ấy. Cuối tuần bận rộn, chẳng mấy khi có nhã hứng nấu nướng, lại bị mấy cái nồi ở nhà làm cho rối tung cả lên, khó tránh khỏi bực mình.

Vì thế, "làm sao để không dính nồi" trở thành một vấn đề không tránh khỏi khi thưởng thức niềm vui nấu nướng. Tiếp nối tôn chỉ và tầm nhìn của chuyên đề "Ai cũng là đầu bếp", hôm nay chúng ta cùng nói về việc làm sao để không dính nồi.

I/ Sự khó của cái nồi

Đầu tiên, rất tiếc phải thông báo với mọi người, trên thế giới này không có chiếc nồi hoàn hảo, vì bản thân mỗi chiếc nồi đều có 2 vấn đề lớn.

Vấn đề thứ nhất: "mỡ nó rán nó", bạn nấu bằng nồi là để thực phẩm sản sinh phản ứng hóa học, nhưng không thể ngăn được nồi cũng tự phát sinh phản ứng hóa học. Mong đợi của mọi người là "hi vọng bản thân nồi ổn định, không phát sinh phản ứng hóa học". Điều này là vô cùng khó! Vật chất nồi không ổn định, mỗi lần nấu nướng sẽ làm ô nhiễm thực phẩm, làm thay đổi màu sắc và hương vị thực phẩm. Đồng thời, bản thân chiếc nối sẽ bị han gỉ, không thể tiếp tục sử dụng, nếu cứ tiếp tục dùng có thể dẫn tới ngộ độc.

Vấn đề thứ hai: "nóng nhanh nguội cũng nhanh". Nồi truyền nhiệt bằng hai cách: một là cần dẫn nhiệt một cách có hiệu quả, hai là cần truyền nhiệt đều. Mong muốn của mọi người là "có một chiếc nồi làm nóng hiệu quả, nhiệt lại tỏa đều". Điều này quả thực rất khó. Vật dẫn nhiệt tốt, càng nhanh nóng thì sẽ càng nhanh lạnh, chắc chắn ở giữa nhiệt độ cao, xung quanh nhiệt độ thấp, tăng nhiệt không đều; còn nồi tỏa nhiệt đều thì hiệu quả làm nóng sẽ thấp hơn.

Hơn nữa, việc cùng lúc giải quyết cả hai vấn đềtrên còn khiến người ta đau đầu hơn. Tất cả những chiếc nồi chúng ta biết tớichỉ là sự cân bằng hai vấn đề trên mà thôi. Những chiếc nồi dính đáy chúng ta vẫngặp có quan hệ mật thiết với hai vấn đề đau đầu ở trên.

II/Tại sao tôi nấu lại dính nồi? (sai lầm thường gặp trong nấu nướng) 

1/ Rửa nồi làm hỏng "tầng an toàn"

Mỗi chiếc nồi đều có một tuổi thọ nhất định, trong thời gian ấy sẽ phát sinh những phản ứng hóa học một cách chậm rãi, hình thành trên bề mặt nồi một lớp "bảo vệ", tương tự như lớp men trên bề mặt đồ gốm. Lớp bảo về này, ở một mức độ nào đó có tác dụng chống dính nồi, ngăn gia vị và thực phẩm phát sinh phản ứng hóa học với vật chất của nồi.

Đây chính là khởi nguồn của câu "áo mới, nồi cũ" (chú thích), cũng là lý do vì sao nồi cũ thường khó dính, còn nồi mới thì dính đến khó tả. Khi mới mua nồi, mỗi lần nấu ăn dính nồi, chắc chắn bạn rất xót ruột, sẽ cố gắng rửa cho bằng sạch, cảm thấy chiếc nồi sạch bong sáng mới thật là dễ chịu, nhưng không biết rằng đây là một việc đại kị. Vì thực tế, bạn đang cố gắng dùng các biện pháp hóa học và vật lí để phá vỡ "tầng bảo vệ" vừa mới dần hình thành. Vì thế cọ rửa quá mức chính là phá vỡ một tầng bảo vệ, cũng là tăng thêm một cơ hội dính nồi. Nói vậy không có nghĩa tôi khuyên các bạn đừng rửa nồi, nồi tất nhiên vẫn cần rửa, nhưng rửa xong cần "chăm sóc" đúng cách, sẽ nói kỹ hơn ở đoạn sau.

Một chiếc nồi phải được quan tâm và chăm sóc đúng cách mới có thể phục vụ tốt nhất cho bạn.

2/ Phương pháp nấu nướng sai lầm

Ví dụ 2 lỗi thường gặp nhất trong việc xào món Trung Quốc.

Thứ nhất là xào đồ ăn khi nồi còn lạnh, trước khi xào, nồi vẫn chưa được làm nóng đã bật lửa lớn và bắt đầu xào. Sai lầm ở đây là lửa to sẽ nhanh chóng làm nóng đáy nồi, nhưng nhiệt tỏa không đều, một phần nồi sau khi giãn nở vì nhiệt sẽ dính đồ ăn, dẫn tới tăng nhiệt quá mức, phần còn lại thiếu nhiệt, nếu không lật nhanh đồ ăn, sẽ rất dễ dính nồi.

Thứ hai là nồi nóng dầu nóng, tức là khi làm nóng nồi trước khi nấu đã bỏ dầu ăn để làm nóng đồng thời, tới khi dầu bắt đầu bốc khói mới bắt đầu xào thức ăn. Cách làm đúng phải là làm nóng nồi trước, đến một nhiệt độ nhất định thì chuẩn bị tất cả đồ ăn cần xào để qua cạnh nồi, rồi bắt đầu cho dầu ăn ở nhiệt độ thường vào nồi, hay chính là nồi nóng dầu lạnh. Nồi nóng khiến mọi "chân tơ kẽ tóc" của chiếc nồi đều giãn nở, dầu lạnh được thêm vào trước khi xào nấu sẽ tự nhiên len lỏi vào từng khe hở li ti ấy, hình thành một lớp bảo vệ cho những thức ăn được xào nấu sau ấy, như vậy sẽ không còn dính nồi nữa.

Phải áp dụng phương pháp nấu nướng chính xác,chiếc nồi mới có thể phục vụ tốt nhất cho bạn.

(Chú thích) Nguyên gốc "衣不如新、锅不如旧": không áo nào tốt bằng áo mới, không nồi nào tốt như nồi cũ

III/Làm thế nào để không dính nồi? (Phương pháp tiện lợi và phương pháp độc nhất)

Nhiều người bạn hỏi tôi: "Vậy nồi gang ở nhà không được rồi đúng không? Liệu tôi có phải đi mua một chiếc nồi không dính không?"

Nói thật, bạn không nhất thiết phải mua một chiếc nồi có ghi "không dính nồi" mới có thể không dính nồi. Những chiếc nồi chống dính trên thị trường chỉ là nồi thường được phủ một lớp sơn đặc biệt, bạn có thể coi Teflon như một lớp bảo vệ ngăn cách nồi và thực phẩm bên ngoài, tránh những phản ứng hóa học xảy ra. Mà như đã nói ở trên, lớp bảo vệ của nồi không cần thêm bất cứ một lớp sơn đặc biệt nào, nồi cũ tự nhiên sẽ có.

Quan trọng hơn là lớp sơn Teflon cũng tiềm ẩn 2 nguy cơ: 1. Sơn Teflon không chịu nhiệt, dưới nhiệt độ cao sẽ phân tách và sản sinh hóa chất có độc; 2. Lớp sơn Teflon về mặt vật lí dễ bong tróc, trong quá trình nấu nướng và cọ rửa hàng ngày sẽ tự bong sờn.

Nồi chống dính Teflon tuy có thể tạm thời giảiquyết vấn đề dính nồi, nhưng nếu xem xét những nguy cơ tiềm tang, đây chỉ làphương pháp tiện lợi mà thôi. Làm cách nào lợi dụng kỹ thuật nấu nướng và bảodưỡng nồi hợp lí để tránh dính nồi, ấy mới là phương pháp độc nhất vô nhị.

Phươngpháp độc nhất vô nhị chống dính nồi – 8 bước thực chiến (nồi gang) 

1. Nồi mới mua về, sau khi làm nóng ở nhiệt độ cao, cho dầu ăn vào rán. Lặp đi lặp lại việc này sẽ tạo nên lớp bảo vệ hiệu quả, tránh dính nồi.

2. Trước khi nấu ăn luôn phải làm nóng nồi, để nồi nóng đều.

3. Sau khi làm nóng nồi, úp ngược nồi xuống và dùng thìa gõ vào đáy nồi, có thể loại bỏ những rác bẩn dính trong những kẽ nhỏ trên nồi. Đây là mẹo bảo dưỡng nồi, sẽ có hiệu quả lâu dài.

4. Sau khi làm nóng nồi, nhất định phải cho dầu ăn ở nhiệt độ thường vào, sau đó lập tức bắt đầu xào nấu thực phẩm (phải nhớ tuyệt đối không dùng dầu nóng), dầu lạnh sẽ hình thành một lớp bảo vệ hiệu quả trên bề mặt nồi, tránh dính nồi trong quá trình xào nấu.

5. Sau khi xào nấu, phải tranh thủ rửa nồi khi nồi còn nóng, sau khi nồi nguội đi sẽ hình thành và lưu trữ trên bề mặt một phần nước sốt của thực phẩm, khiến việc rửa nồi khó khăn và không hiệu quả, cũng ảnh hưởng tới lần nấu nướng sau.

6. Nước vo gạo là loại nước tẩy rửa tốt nhất, nếu có thể tránh sử dụng các loại chất tẩy rửa là tốt nhất.

7. Nếu bạn thích dùng miếng cọ kim loại để rửa nồi, hãy cẩn trọng trong dùng lực, vì mạnh tay quá sẽ ảnh hưởng việc hình thành lớp bảo vệ tự nhiên của nồi.

8. Rửa nồi xong chưa hẳn đã hoàn thành việc nấu nướng. Để có một chiếc nồi hoàn hảo, bạn nhất định phải dưỡng nồi. Dưỡng nồi rất đơn giản, chỉ cần lặp đi lặp lại các bước 2, 3, 4 là được.

Vậy đấy, nếu bạn có thể thực hiện được 8 bước trên thì không phải tốn tiền, vấn đề dính nồi sẽ biến mất trong thời gian ngắn. Nếu bạn có thể kiên trì, tương lại nhất định sẽ có một chiếc nồi hoàn hảo.

Cuối cùng, muốn chỉ mọi người một cách nhanh hơn nữa: Nếu bạn có một chiếc nồi mới không vừa ý lắm, lại vừa hay gặp một chiếc nồi cũ ở nhà họ hàng, hãy đừng do dự mà "đổi mới lấy cũ". Nguyên nhân có lẽ bạn đã hiểu rồi.

Chúc mọi người nấu ăn vui vẻ. Hẹn gặp lại!

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top