Câu 1: Trình bày nguồn gốc, bản chất của chiến tranh theo quan điểm
Câu 1: Trình bày nguồn gốc, bản chất của chiến tranh theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin. Liên hệ trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ của dân tộc ta.
_____Trả lời_____
1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về chiến tranh:
‐ Nguồn gốc của chiến tranh là 1 hiện tượng chính trị - xã hội
+ Chiến tranh là 1 hiện tượng chính trị - xã hội có tính lịch sử, tồn tại trong xã hội có giai cấp và đấu tranh giai cấp.
+ Đó là cuộc đấu tranh vũ trang có tổ chức giữa các giai cấp, nhà nước (hoặc liên minh giữa các nước) nhằm đặt mục đích chính trị nhất định.
+ Khác với các hiện tượng chính trị - xã hội khác, chiến tranh thể hiện dưới 1 hình thức đặc biệt, sử dụng 1 công cụ đặc biệt là bạo lực vũ trang.
‐ Nguồn gốc nãy sinh chiến tranh
+ Sự xuất hiện và tồn tại của chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất là nguồn gốc sâu xa (nguồn gốc kinh tế, suy đến cùng đã dẫn đến sự xuất hiện và tồn tại của chiến tranh).
+ Sự xuất hiện và tồn tại của giai cấp và đối kháng giai cấp là nguồn gốc trực tiếp dẫn đến sự xuất hiện, tồn tại của chiến tranh.
+ Trong thời đại ngày nay, còn chủ nghĩa đế quốc thì còn nguy cơ xảy ra chiến tranh, bởi chiến tranh là bạn cùng đường của chủ nghĩa đế quốc.
Muốn xóa bỏ chiến tranh phải xóa bỏ nguồn gốc sinh ra nó.
‐ Bản chất của chiến tranh
+ Chiến tranh là sự tiếp tục của chính trị bằng những biện pháp khác (cụ thể là bằng bạo lực).
+ Giữa chiến tranh và chính trị có mối quan hệ chặt chẽ với nhau:
Chính trị chi phối và quyết định tiến trình và kết cục của chiến tranh; chỉ đạo toàn bộ hoặc phần lớn tiến trình và kết cục của chiến tranh; quy định mục tiêu và điều chỉnh mục tiêu, hình thức tiến hành đấu tranh vũ trang; kiểm tra toàn bộ quá trình tác chiến, sử dụng kết quả sau chiến tranh để đề ra những nhiệm vụ, mục tiêu mới.
Chiến tranh tác động trở lại chính trị theo 2 hướng tích cực và tiêu cực; hoặc tích cực ở khâu này nhưng lại tiêu cực ở khâu khác; có thể làm thay đổi đường lối, chính sách, nhiệm vụ cụ thể, thậm chí có thể làm thay đổi cả thành phần của lực lượng lãnh đạo chính trị; làm phức tạp hóa các mối quan hệ và tăng thêm những mâu thuấn vốn có trong xã hội; có thể đẩy nhanh sự chín muồi của cách mạng hoặc làm mất đi tình thế cách mạng; chiến tranh kiểm tra sức sống của toàn bộ chế độ chính trị xã hội.
2. Liên hệ trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ của dân tộc ta.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top