Một quãng thời gian sau đó, tôi quay lại cuộc
sống thường ngày, số bệnh nhân ập đến nhiều
như núi đổ khiến tôi tự lo cho mình đã đủ mệt,
cuộc gặp mặt giữa tôi và cậu bé người Canada
gốc Hoa cũng giống như rất nhiều cuộc gặp bệnh
nhân bình thường trước đây, dần dần bị tôi quên
đi. Chỉ những khi nào tôi tình cờ đọc thấy báo chí
và truyền thông đưa tin theo dõi suy đoán về vụ
án xuyên quốc gia này, tôi mới nhớ lại mình đã
từng tiếp xúc với hạt nhân của vụ án.
Thực ra tôi không lo lắng mấy cho tình trạng của
cậu ta, đó không chỉ là vì sự tin tưởng và hiểu rõ
của tôi đối với Konrad. Mà còn vì theo tôi được
biết, một khi ai đó bị đặt vào hoàn cảnh bị cưỡng
chế đồng thời tính mệnh thực sự bị uy hiếp, tất
cả các hành vi đều có thể quy về phạm trù tự vệ.
Hoặc một người không hiểu luật pháp như tôi nên
ngồi trên dãy ghế bồi thẩm đoàn, bỏ cho cậu ta
một phiếu vô tội. Nhưng câu Mike nói ngày hôm
ấy làm tôi có chút bất an, nếu như cậu ta thực
sự đã nói dối tôi, vậy tôi cũng không giúp được
cậu ta.
Ngày tôi nhận được bưu kiện của David, LA có
cơn mưa trái mùa, tôi được thông báo phiên tòa
sẽ bắt đầu mở vào sáng thứ năm tuần sau, nếu
tôi xác nhận có thời gian, họ sẽ dành một chỗ ở
hàng ghế đầu cho tôi.
Tôi nhấc điện thoại, bảo thư ký hủy mọi cuộc hẹn
vào sáng thứ năm tuần sau, rồi gọi điện cho
David.
“Tôi có thời gian, ý tôi là chuyện phiên xử.” Tôi
nói.
“Ồ vậy sao? Chắc lịch hẹn bệnh nhân của cậu
thực ra đã được sắp xếp liên tục đến tận tháng
sau. Xem ra cậu rất quan tâm tới thằng nhóc này,
cậu ta thành bệnh nhân VIP của cậu rồi.” David
cười nói.
“Tôi đã nói tôi bất lực đối với trẻ con cute mà,”
tôi cũng bật cười, “Chuyện này rất thú vị, tôi là
người các anh mời đến, bây giờ lại hy vọng các
anh thua kiện.”
“Cậu là đồ chỉ biết trông mặt đặt tên,” David lên
giọng nói, “Lần sau tôi tìm một phạm nhân xấu xí
cho cậu chữa bệnh.”
“Xin đừng giày vò tôi như vậy,” tôi nói, “Anh làm
như thế sẽ khiến tôi muốn chuyển nghề mất.
Được rồi, cứ vậy đi, tuần sau gặp, cho tôi gửi lời
hỏi thăm nhé.”
“Ý cậu là Mike hay thằng nhóc kia?” Anh ta bật
cười to.
“Anh cứ xem mà làm.” Tôi gác điện thoại.
Thứ năm, thời tiết hơi âm u, người đã quen xác
định buồn vui theo thời tiết như tôi bỗng vô
nguyên do cảm thấy hơi hoảng hốt. Tôi lái xe, lúc
đến gần tòa án đã trông thấy một đám phóng
viên vây kín xung quanh, trong đó không ít là
những người châu Á.
Tôi đỗ xe xong, lúc bước xuống liền có phóng
viên lao đến chụp ảnh, có lẽ vì thấy trên tây phục
của tôi có đeo thẻ tự do xuất nhập của cảnh sát.
Một nữ phóng viên tiếng Anh không sõi lắm chĩa
micro vào miệng tôi, hỏi tôi có phải là luật sư hay
nhân viên điều tra không.
Tôi phất tay, muốn kết thúc cảnh đón tiếp chen
chúc này.
Một tràng âm thanh náo loạn truyền vào tai tôi,
“Đây là người nhà của người bị hại sao...” Sau đó
đám người đang vây lấy tôi liền đổ về một hướng
ở phía sau, tôi quay lại theo bản năng, trông thấy
một người đàn ông đứng tuổi có vẻ rắn rỏi đang
che chở cho một người phụ nữ trung niên bị vây
trong đám phóng viên đang thi nhau đặt câu hỏi,
bọn họ ngoài việc tỏ ra rất lúng túng, chừng như
cũng không hiểu đám phóng viên đang hỏi gì.
Thở dài một hơi, tôi chen vào đám người che cho
hai người ra khỏi đó, “Nhường một chút được
không?” Tôi nói, đưa bọn họ lên cầu thang vào
cửa lớn, phần lớn đám phóng viên đều bị chặn
bên ngoài.
“Thank you.” Người phụ nữ trúc trắc cúi đầu nói.
“Korean? Chinese?” Tôi dùng tiếng Anh đơn giản
hỏi, hy vọng bọn họ nghe hiểu.
Người phụ nữ thoáng liếc nhìn người đàn ông bên
cạnh, “Người Trung Quốc.” Người đàn ông trả lời
bằng tiếng Trung.
“Vậy ư? Tôi cũng vậy.” Tôi cười, thấy hai người
rõ ràng tỏ ra yên tâm hơn hẳn. Người phụ nữ
nắm tay tôi nói, “Chúng tôi đến đây không thuận
ngôn ngữ, nhân viên tiếp đón hình như rất bận
rộn, chúng tôi vốn chỉ sợ hôm nay tìm đến nơi
không được.”
“Không sao, không phải giờ đã đến rồi sao?” Tôi
đưa bọn họ vào phòng chờ tòa án, chưa nhiều
người đến, tôi lại chỗ máy pha cà phê ở góc
phòng pha cho họ hai cốc nhiều đường nhiều sữa.
“Chỉ có cà phê, dùng tạm vậy.” Tôi nói.
“Cảm ơn, cảm ơn...” Hai người vội vàng đứng dậy
nhận cà phê, nhưng hình như không hề có hứng
thú với chúng, “Anh là cảnh sát ạ?” Họ hỏi.
“A, không phải,” tôi cười trả lời, “Tôi là bác sĩ.”
“Bác sĩ?...” họ dường như không hiểu rõ cho lắm,
“Bác sĩ cũng phải đến tòa án... là pháp y?” Họ
lập tức trở nên căng thẳng.
Tôi vội vàng xoa dịu, “Không phải không phải, tôi
chỉ là bác sỹ tâm lý, có tiếp xúc một chút với
nghi phạm.”
Sắc mặt hai người liền thay đổi hẳn, có lẽ vì nghe
thấy hai chữ nghi phạm.
“Nếu như không quá mạo muội, hai người là...”
Tôi cẩn thận chọn từ hỏi han e dè, “cha mẹ của
ai?”
Người phụ nữ thoáng nhìn chồng, nói, “Không biết
anh có biết hay không, con chúng tôi tên là Zhang
YiXing.”
Tôi nhìn hai người, gật đầu ra hiệu tôi biết.
“Xin chia buồn.” Tôi nói.
Mắt người phụ nữ liền đỏ hoe lên, khóe mắt đầy
nếp nhăn ứa nước, người đàn ông mắt cũng ửng
đỏ quay người tìm khăn giấy trong túi, tỉ mỉ lau
nước mắt cho vợ.
“Nếu biết trước thế này, lúc đó đã không nên
đồng ý cho nó đi Hàn Quốc...” Người phụ nữ nhẹ
giọng nói, “Cứ yên lành sống ở trong nước, học
hành tử tế kiếm việc làm, vẫn tốt hơn là...”
Tôi vỗ vỗ vai bà, “Chuyện này không thể biết
trước được.”
“Thằng bé Wu YiFan đó tôi quen mà, cũng từng
đến nhà tôi rồi, từng ăn cơm tôi nấu... Cái đồng
hồ này của tôi là nó tặng...” Bà tiếp tục nói ngắt
quãng, “Nói nó giết YiXing, tôi có chết cũng không
tin...”
Người đàn ông ngắt lời, “Đừng nói nữa.”
“Nếu như anh quen biết với cảnh sát, thì nói
chuyện với bọn họ xem, khẳng định là hiểu lầm
rồi...” Bà nắm lấy tay tôi khóc không ngừng, “Tôi
còn nhận nó làm con nuôi đấy...” “Đã bảo bà
đừng nói nữa!” Người đàn ông ngắt lời vợ, lớn
giọng hơn, cổ cũng đỏ ửng.
Tôi im lặng, không biết mình nên nói gì.
“The door is open.” Một nhân viên nữ đẩy cửa
phòng chờ thông báo ngắn gọn với những người
bên trong, tôi nói với hai vị cha mẹ tâm trạng
đang không được tốt, “Chúng ta vào đi.”
Phiên xử này tuy không cần phải dùng gian phòng
lớn nhất, nhưng cả phòng đã chen chúc không
còn chỗ trống. Cha mẹ Zhang YiXing ngồi bên trái
tôi, bên phải tôi là một đôi vợ chồng trung niên
ăn mặc khá chỉnh tề đang nhỏ giọng nói chuyện
với nhau bằng tiếng Hàn. Sau lưng tôi là hai
người đàn ông mỗi người mang một tấm thẻ của
đại sứ quán Trung Quốc và Hàn Quốc, tôi nghe
được vài câu tiếng Trung thỉnh thoảng truyền đến,
“Phải chú ý lập trường truyền thông... Wu YiFan
mang quốc tịch Canada...”
Rất ít phóng viên được phép vào phòng xử án, họ
bày thiết bị ở cuối phòng, trong đó có một đài tôi
có biết qua tên viết tắt là KBS. Mike ngồi ở phía
sau vẫy tay với tôi, dùng ánh mắt hỏi tôi ngồi
cùng với người nhà nạn nhân có ổn không, tôi
đưa tay ra hiệu không sao.
Ở đầu bên trái hàng ghế đầu, tôi trông thấy mẹ
và cha dượng của Kris, bọn họ ngồi ngay bên
cạnh cha mẹ Zhang YiXing, nhưng có lẽ không
quen biết nhau. Konrad đang lật xem lại tư liệu
chuẩn bị lần cuối, thỉnh thoảng ngẩng lên dùng
ánh mắt an ủi mẹ Kris, ra vẻ nắm chắc thắng lợi.
Bên bàn công tố tôi thấy David hai mắt có quầng
thâm vì làm việc bận rộn đang trao đổi gì đó với
luật sư của bọn họ, Lan.
Lan mặc tây trang, vẫn rất chú trọng chi tiết như
thế, đầu chải láng bóng, màu gọng kính phối hợp
hoàn mỹ với màu cravat, dưới đôi môi mỏng và
hầu kết hơi nhô lên là áo chemise cài cúc kín đến
tận cổ.
Phiên xử trang nghiêm bắt đầu, tiếng động bốn
bề liền lắng xuống.
Sau khi trải qua một số thủ tục mở đầu, hai
người nhân viên bảo an đưa cậu thiếu niên có vẻ
mặt anh tuấn nhưng mệt mỏi đến vị trí bị cáo.
Tinh thần của cậu ta tất nhiên không thể nào tốt,
nhưng vẫn cố gắng quay đầu lại nhìn về phía
người mẹ mỉm cười.
Cậu ta cúi đầu, bỏ lại cho tôi, người ngồi sau
vành móng ngựa kia một quãng ngắn, bóng tấm
lưng gầy gò.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top