CHƯƠNG 31: HANG HỔ VÀ DƯỢC NGẢI

- Sao lại như thế được chứ? Sao chị lại không nói thật cho anh ấy biết?

- Không phải chuyện gì cũng nói được hết em à. Lỡ như chú hai sơ hở để lộ thông tin, là cả chị lẫn em chết là cái chắc.

- Mà nghe chị kể, em thấy có lỗi với anh ấy quá.

- Rồi mọi chuyện cũng sẽ đi theo cách riêng của nó, em đừng quá mảy may bận tâm về những chuyện lặt vặt này nữa, chỉ bảy tháng nữa thôi, mọi chuyện sẽ đi đâu vào đó. Bây giờ bổn phận của em chỉ đơn giản là ăn uống điều độ, ngủ cho đủ giấc, tránh suy nghĩ không đâu, em đã nhớ chưa đấy?

- Chị đã nói đến vậy rồi, thì em cũng hiểu chị quan tâm em như thế nào! Thật sự nếu mà không có chị, thì em đã còn ở giam rồi. Nhờ có chị, mà hai mẹ con em bây giờ mới được như vậy!

- Có chi đâu nè, thấy em dâu phải cảnh khốn khổ, thì chị cả giúp thôi. Phận sự là dâu cả của nhà, thấy mấy em bị như vậy, sao chị đành lòng mà làm lơ được chứ đa.

Nguyệt Tuyết khẽ cười:

- Chị nói cũng phải!

Bỗng vào lúc này, trên làn da mặt của Cẩm Tú ngày nào còn hồng hào, mềm mịn như được tạc từ lông vũ. Trong khắc đó, nó đã bắt đầu bông tóc, những lớp da lở loét bên một phần mặt, một mảnh da nhỏ lập tức rơi xuống. Khi Nguyệt Tuyết trông thấy, cô nhíu mày lại và có phần bất ngờ:

- Chị cả, da mặt chị bị làm sao đấy, sao nó lại thành ra như thế này?

Cẩm Tú có chút ái ngại, mà đưa một tay chắn đi phần lở loét đó, mà đáp lại lời em hai:

- Ờm... em mặc kệ nó đi Tuyết, đừng quan tâm đến là được.

Sau đó Cẩm Tú đứng phăng dậy mà rời đi tức khắc, đã làm cho Nguyệt Tuyết chẳng hiểu chị cả đang gặp phải vấn đề gì, mà thầm suy nghĩ:

"Chị ấy bị làm sao thế? Như đang rất sợ điều gì đó, nên mới có hành động như thế. Chị ấy cố che đi, và cứ nói là chẳng làm sao, có khi nào chị ấy đang muốn giấu mình chuyện gì không, trông chị có vẻ khá nghiêm trọng".

Từ những ngày dưỡng thai nơi này, ngoài việc ở yên tại phòng, Nguyệt Tuyết chẳng hề đặt chân rời khỏi nhà, lẽ như lo sợ ai đó nhìn thấy, mà trở về bẩm lại cho cha biết. Hôm nay, Nguyệt Tuyết đã vô tình biết được, một chuyện khá kì lạ mà chị cả đang phải trải. Không biết rằng bây giờ tâm trạng chị ấy như thế nào, khi nhận một cú sốc về tâm lí đến quá bất chợt. Nguyệt Tuyết có chút lắng lo cho chị cả, chị ấy đã giúp cho cô vô vàn chuyện, nào là tìm cho cô một nơi tá túc tạm thời, để chờ đến ngày hạ sanh yên bình và ấm áp. Thế mà khi chị bị như vậy, Nguyệt Tuyết lại chẳng thể giúp được, khi cũng không biết Cẩm Tú đã mắc phải bệnh tình gì, nhưng có vẻ không hề đơn giản, mà ngược lại cũng rất nguy hiểm, nếu để lâu ngày, dần có lẽ làn da trơn bóng ngày nào cũng sẽ bị hoại tử trầm trọng, khi đó có mà thuốc tiên giáng thế, e cũng hóa hư vô, mãi chẳng thể phục hồi như bao tháng trước kia.

Nguyệt Tuyết tiến ra nhà trước, trông thấy bà Trủ đang chuyên cần tập trung khâu áo cho chồng. Khi những bộ áo đã xười đi, chỉ cũng theo từng năm mà giờ đây đã mọt dần. Cũng do mỗi khi trong lúc ông Lao làm việc, chẳng may sơ ý mà làm rách áo. Nguyệt Tuyết khi này hạ người ngồi xuống ghế, cặp mặt hiền hòa nhìn về phía bà Trủ đang vá áo mà cất tiếng hỏi:

- Dì Trủ, dì đang vá lại áo cho bác Lao đấy à? Trông dì tập trung đa!

Nghe thấy giọng nói của mợ hai Nguyệt Tuyết vang lên, bà Trủ liền dừng tay, rời mắt khỏi chiếc áo đang khâu giữa chừng, đáp:

- Đúng rồi mợ hai! Ông nhà tôi phải vật vã ngoài đồng nhiều, có lúc vào nghỉ ngơi, mà sơ ý làm vướng vào cành cây, rồi mới thành ra như thế này, nên tôi giờ đây phải bù đầu bù tóc với nó đến vậy!

- Công nhận, bác Lao có được người vợ như dì Trủ đây, quả là phước phần lắm đa!

Dì Trủ có vẻ cười gượng sau khi được mợ hai khen ngợi. Và đó cũng là lúc, Nguyệt Tuyết bỗng sực nhớ lại đêm qua những gì cô đã nghe được, giữa cuộc bàn giao tiền công của hai người bọn họ:

- À! Con đang có một chuyện, mà muốn hỏi ạ!

- Chuyện gì thế mợ hai?

- Nói ra thì cũng hơi kì, mà con đang thật sự thắc mắc về mối quan hệ của hai bác!

Chỉ nói đến đây, trạng thái bà Trủ có chút nghiêm chỉnh, gương mặt tỏ vẻ vô hồn, đôi tay cứng đờ ra, như đang lo sợ điều gì đó, Tuyết lại nói tiếp:

- Hôm qua con không phải là cố ý muốn rình mò gì đâu, mà qua cách nói chuyện của hai bác, đã làm cho con không khỏi nghi ngờ! Mà hai bác đã có chuyện gì về một số tiền vậy! Con thấy hai người tranh cãi rất khốc liệt, rốt cuộc số tiền đó, nó là gì thế?

Bà Trủ lúc này liền trả lời, cứ ngập ngừng nói chẳng rõ ràng xuông đoạn:

- À, cũng không... cũng không có chuyện gì đâu con... chỉ là... chỉ là hai bác hay đùa cợt nhau... về tiền lương của bác Lao... nên... nên cũng không hẳn chuyện gì mà lớn lao đâu... Con cũng đừng nghĩ nhiều đến nó nữa... Quan trọng hơn hết là con hãy tận hưởng những khoảng thời gian này, để mà khi đứa bé được sinh ra sẽ khỏe mạnh, không phải chịu nhiều bệnh tật đau ốm... Con... con cứ coi mọi chuyện là như thế đi.

Nói rồi, bà Trủ liền đứng lên khỏi giường, cầm theo rỗ kim chỉ và chiếc áo đang khâu dang dở, mà gấp rút đi thẳng vào bên trong nhà. Nguyệt Tuyết đơn lẻ ngoài này, không ngừng chắc chắn mọi sự việc đang diễn ra, với thái độ có phần không kiềm tỏa được lý trí, như là dì Trủ đã giấu chuyện nào đó, mà không muốn để Nguyệt Tuyết hay. Thế mà Nguyệt Tuyết đâu thể nào tưởng tượng ra được, rằng đây như là hang động của một lũ hổ, đang từng ngày dưỡng dục cho con mồi sớm mà trở nên béo ngậy, lúc đó, thịt sẽ tươi hơn là giờ, còn bây giờ, chưa phải là lúc, để cho những lũ hổ kia hành động.

Khi bóng đêm đã trở lại, màn đêm trùm kín cả thôn làng. Ánh trăng vặc vặc chiếu xuống trảng cỏ khu nhà họ Hạ. Tiếng chim đêm rít lên oang oang. Tại gian phòng Cẩm Tú, ánh đèn hơi lờ mờ hắt sáng nửa căn phòng. Cô ngồi trước gương mà ngắm nhìn dung nhan hiện tại, đưa một tay sờ lên vị trí bông tróc lở loét đó. Gương mặt thất hồn nhìn vào mặt gương mờ đục, rồi tự hỏi bản thân trong gương:

- Bao giờ chứ? Bao giờ mình mới có thể sở hữu được nó?

Bỗng vào lúc này, hình ảnh Cẩm Tú phản chiếu trong gương đã có biến chuyển, khi người bên ngoài vẫn giữ vẹn một trạng thái. Khi Cẩm Tú trông thấy hình mình bên kia chiếc gương, với dáng vẻ khác mình bên ngoài này, cô đã rất sốc trong khắc đó, bỗng Cẩm Tú trong gương cất lời, như nhằm chế nhạ Cẩm Tú ngoài đây.

Cẩm Tú trong gương, với dáng vẻ trực diện nhìn qua lớp kính, xuyên tới Cẩm Tú bên ngoài:

- Bản thân cô đã làm biết bao nhiêu chuyện tày trời, thế mà lại đòi đẹp sao? Có lẽ là cô cũng thích tự trau chuốt bản thân mình. Theo như tôi nghĩ, cô tự mà gột rửa nhân cách trước đi là vừa... Những gì cô sắp có, toàn bộ là xương cốt hài nhi đã bị cô giã nát rồi đắp lên gương mặt. Cô đẹp được như ngày hôm nay, cũng chỉ nhờ vào sự tàn sát của bản thân, sự ích kỉ, hèn mọn. Khi xưa cô đã có được đẹp như bây giờ đâu, nghe phải lời một mụ già sống chui rút trên chốn rừng sâu, để rồi lạm dụng quá mức, thì sẽ có ngày mọi thứ trở nên hư không, cô sẽ mãi mãi là người tự hủy hoại đi vẻ đẹp bây giờ cô đang sở hữu. Hãy nhớ lấy điều này, khi tôi chuẩn bị nói ra, những gì cô đang làm, hay đã làm. Không sớm thì muộn, báo ứng sẽ trở lại với cô, đúng với những gì cô đã gieo trồng nhân quả. Rồi sẽ có ngày cô gặp phải một người, và người đó chẳng phải dạng vừa, khi cô làm cho cô ấy mất hết niềm tin. Chính cô ấy sẽ là người mượn dao giết người.

Cẩm Tú bên ngoài bỗng trở nên điên loạn sau những gì nghe được, và quả quyết không chút lưỡng lự. Cô thẳng tiến đưa tay càn quét mọi đồ vật ban đầu nằm gòn gọn trên bàn, lập tức toàn bộ rơi xuống đất. Mặt bóng của gương vỡ nát, văng vung vít khắp sàn. Cơn giận dữ lan tràn ngun ngút tới cổ họng, phẫn nộ ôm đầu mà nói:

- Không!!! Tất cả đều là lời giả dối!!!

Bỗng giọng nói chính cô từ đâu lại phát lên, trong khi Cẩm Tú chẳng hề lên tiếng vào giờ phút đó:

- Tất cả tội ác mà cô đã tự minh vun cấy, thì chắc chắn sẽ có một ngày cô phải trả giá! Lãnh lấy quả báo cho những việc trong quá khứ cô đã từng làm tổn thương bao người!

Khi này Cẩm Tú xoay cả người ra sau, chạm thẳng mặt một Cẩm Tú ảo giác mà đã in hằn sâu vào trong tâm trí cô bao giờ, Cẩm Tú kia tiếp tục nói:

- Đời có nhân có quả, có vay cũng phải có trả! Tội ác của cô có thất đạo luân hồi đi mấy nữa, thì mãi mãi không đời nào rữa sạch tội lỗi, khi cô đã quá nhẫn tâm, lừa dối người khác, đánh lạc hướng họ rằng cô là một người chị cả đáng kính. Khi nạn nhân cô lại đâu nào ngờ, thật sự đã ngu ngốc, khi lại đi tin một người đa kế như cô.

Cẩm Tú kia vừa nói, vừa nhích từng bước về phía Cẩm Tú quỷ quyệt đang lùi về sau:

- Im đi đừng có nói nữa!

- Tại sao chứ? Tôi không muốn cô vẫm phải tội danh của trần gian. Nên nếu được, tôi phải khuyên đến cùng.

- Cô có nói đến bao nhiêu lần đi chăng nữa, tôi cũng sẽ không bao giờ bỏ mất cơ hội ngàn năm này đâu. Nhân quả là gì cơ chứ, tôi không sợ đâu, và mãi mãi cũng không tin cuộc đời có luật nhân quả như cô đã nói.

- Do cô chưa thấy đó thôi! Vì khi đó cô đã trả nghiệp rồi, thì làm sao thấy được cơ chứ!

Cẩm Tú thực khẽ nhích mép cười khinh Cẩm Tú ảo giác:

- Hứ! Chỉ cần tôi thận trọng trong việc làm của mình, thì sẽ không phải sợ nhân quả, như những gì cô bịa đặt mà nói cho tôi biết, rằng đe dọa tôi chứ chi?

- Rồi cô sẽ thấy, những lời tôi nhắc hôm nay, nó giá trị như nào!

Tâm trí Cẩm Tú như đã tự sản sinh ra một phân thân của mình. Có lẽ nhan sắc trẻ đẹp đối với cô, nó quan trọng hơn cả mạng sống bản thân. Để nuôi dưỡng vẻ đẹp phù dung này, cô đã rất kì công mới có được. Thế nên, muốn Cẩm Tú dừng lại những việc làm trái với đạo lý làm người, e là quá khó khăn. Khi con mồi đã tự sa mình vào lưới, thì Cẩm Tú chẳng thể bỏ mất cơ hội lần này, vừa bảo dưỡng trọn vẹn nhan sắc, vừa xóa đi cái gai đã ghim trong mắt cô bấy lâu. Từ lúc mất đi đứa con gần nhất, Cẩm Tú đã mặc cảm với cuộc đời, gương mặt lúc nào cũng rười rượi, không nói không cười. Cũng có những lúc, cô tự mình nghe thấy tiếng khóc lóc ỉ oi của đứa bé vang lên trong phòng. Khi đó niềm hy vọng đứa bé vẫn còn sống mà hơ hải chạy vào phòng xem xét. Thế nhưng, sự thật quá phũ phàng, khi đó lại là ảo giác do chính cô tự gầy dựng nên, và chẳng có đứa bé nào cả. Từ đó nỗi uất thù, căm ghét, ích kỷ, hèn hạ đã khắc vào tâm trí Cẩm Tú. Cô đã trở thành một con người hoàn toàn khác, sau khi mất đi đứa con. Và cũng kể từ đó, cô đều muốn tất cả em dâu, phải ít nhất một lần trải qua cảm giác này, và người đầu tiên cô nhắm đến, không ngoài ai khác là mợ hai Nguyệt Tuyết. Lí do cô biết rằng Tuyết đang mang thai, không như lần trước cô đã nói với Nguyệt Tuyết. Rằng vào lúc sinh tử đó, Nguyệt Tuyết đã cầm một cây kéo lên trên tay, mà dự tính kết liễu cuộc đời, khi bị giáng cho một nỗi oan ức nặng trịch. Mà may mắn thay, khi đó con Đào đã xuất hiện kịp lúc mà giựt lấy cây kéo từ tay mợ hai. Khi con Đào nói về cái thai của Nguyệt Tuyết, và đúng vào lúc đó Cẩm Tú có đi ngang, rồi vô tình biết được. Sau đó Cẩm Tú đã tự vẽ lên một kịch bản, nhằm đánh lạc hướng ông hội đồng Giáp để cứu em hai, sau đó sẽ tới phiên Nguyệt Tuyết.

Khi xưa da vẻ cô chẳng được như bây giờ, sau khi sử dụng bài cách dung nhan một quãng thời gian dài. Thật vi diệu khi nó đã phát huy công dụng thật thụ. Lúc đó dung nhan cải thiện đáng kể, như rằng đã cải lão hoàn đồng. Khi bàn tay đã rướm máu, chỉ để cho da vẻ hồng hào. Những lần cô hạ sanh bất thành, là những lần sinh linh đó phải đền mạng cho những đứa bé xấu số, khi đã lọt vào tay Cẩm Tú. Bị cô ta xẻ thịt róc xương, để làm nên một dược phẩm không ai nào ngờ, rằng sự tàn nhẫn của nó, bán rẻ nhân cách của một con người. Đằng sau bài cách dung nhan, nghe có vẻ tầm thường, nhưng vô cùng tàn độc, bởi những kẻ vô nhân bất đạo đã tạo ra nó.

Sơ lược những cách cho ra một dược phẩm như này, Cẩm Tú sẽ phải bắt theo một đứa bé lên chốn rừng thiêng, vì đó là nguyên liệu duy nhất thật sự cần thiết. Sẽ có một bà lão sống lâu năm nơi đó, bà ấy rất sành những thuật phép về bùa ngải. Khi Cẩm Tú giao cho bà ta đứa bé, bà ấy sẽ buộc một sợi dây vào chân đứa trẻ, máng chổng ngược đầu đứa bé ngoài trời, mặc nắng mặc mưa ngoài đó suốt 6 tháng liền. Cho đến khi, chỉ còn lại là một cái xác khô héo, bà ta sẽ lấy xuống rồi mang vào lại nhà, đặt thân xác nhỏ bé ấy lên trên bàn. Tiếp đó, bà bỏ một nhúm cỏ ngải vào trong một cái cối, bỏ thêm một ít nấm linh chi, có công dụng giúp gia tăng vẻ đẹp, chống lão hóa không bị thất thoát theo thời gian. Sau đó bà cầm lấy một cái chài đăm, giã cho toàn bộ bên trong cối nhuyễn ra. Rồi đút từng muỗng bên trong cối vào miệng thể xác đã khô héo. Đợi chờ vài tuần, toàn bộ đã ngấm vào trong tận xương tủy, khi đó đã thành công cho ra một dược liệu dung nhan. Mà không một ai đủ liều lĩnh để làm, vì tương truyền rằng, vong nhi là vong hùng mạnh, họ sợ sau này phải trả giá đắt. Tuy nhiên, cách bảo dưỡng dung nhan táo tờn như này, chỉ có một người biết đến, đó chính là mợ cả Trương Cẩm Tú, con dâu nhà họ Hạ. Khi đã mang phần xác đó về nhà, Cẩm Tú cần bảo quản thể xác vào một cái lọ trong suốt, kích thước phải vừa vặn với đứa bé, sau đó đổ một chất dịch cho ngập qua thể xác, dần dần từng ngày làn da kia, tủy sống kia sẽ bị ăn mòn bởi dịch ngải, đến khi bên trong chẳng còn thấy đứa bé. Tuy nhiên một khi đã sử dụng qua một lần, thì mãi mãi phải sử dụng đến suốt đời. Nếu chỉ quá một tuần không dùng đến, làn da sẽ từ từ bông tróc, lở loét trầm trọng, sau đó thối rữa như mùi xác chết lâu năm, nứt nẻ như những vùng đất khô cằn, theo từng tháng lan ra tứ khuôn mặt, dẫn đến hủy hoại cả một dung nhan, đã bao hành trình bảo dưỡng nó, dẫn đến hệ lụy vô ngần nghiêm trọng. Và Cẩm Tú đang ở giai đoạn lở loét, không biết rằng, cô có chịu chờ đợi cho Nguyệt Tuyết sinh đúng tháng ngay ngày. Hoặc có thể toan tính mưu kế, nhằm khiến Nguyệt Tuyết nhanh sớm trục thai, để mà mài dũa vẻ đẹp như lúc ban đầu. Bát thuốc bổ ấy, vẫn còn là ẩn số.

-còn tiếp-

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: