VB 9-20
2. Lời nhắn nhủ của người ở lại ( 12 dòng tiếp)
Mười hai dòng thơ với âm điệu tha thiết, với giọng điệu thủ thỉ tâm tìnhvừa như lời hỏi han, vừa như lời gợi nhớ những kỉ niệm, là tấm chân tình của người ở lại đối với người ra đi .
Sáu câu thơ lục bát xuất hện dồn dập những câu hỏi tu từ mà mỗi câu hỏi kèm một lời nhắn nhủ, một lời giải bày gói trọn nỗi niềm khắc khoải, nhớ thương, day dứt, trăn trở của người ở lại .
Điệp ngữ “mình về có nhớ”, “mình đi có nhớ” chính là lời nhắn gửi, nhắc nhở những kỉ niệm ân tình:
Có nhớ Việt Bắc với thiên nhiên mang nét đặc trưng riêng: “Mưa nguồn, suối lũ những mây cùng mù”. Mười lăm năm gắn bó với thiên nhiên Việt Bắc, một thiên nhiên thật khắc nghiệt nhưng cũng chính là những thử thách mà người đi kẻ ở cùng vượt qua, là những kỉ niệm không thể nào quên;
Có nhớ Việt Bắc với chiến khu cách mạng: “Miếng cơm chấm muối mối thù nặng vai”. Câu thơ được diễn đạt theo hình thức đối vế nhắc nhở: người đi nhớ Việt Bắc là nhớ những ngày tháng đồng cam cộng khổ với bao thiếu thốn nhưng chan chứa tình người cùng chung mục đích, chung lí tưởng, chung nhiệm vụ cách mạng cao cả_ “mối thù nặng vai”.
“Mình về rừng núi nhớ ai”. Đại từ “ai” là cách nói dân gian thể hiện tình cảm sâu sắc, kín đáo. Rừng núi “nhớ” khẳng định sự gắn bó sâu sắc của núi rừng Việt Bắc đối với người ra đi , ẩn sâu lối nhân hoá cũng chính là người Việt Bắc .
“Trám bùi để rụng măng mai để già”
Cách nói ẩn dụ đã giúp người ở lại bày tỏ tình cảm sâu sắc mà kín đáo: người đi thì người ở lại cảm nhận đượ sự trống trải, hụt hẫng, thiếu vắng: “trám” không buồn nhặt, “măng” không buồn hái. “Trám bùi”, “măng mai” là nguồn năng lượng đã từng gắn bó với người đi kẻ ở. Nay “trám” thì “rụng”, “măng” thì để “già” tất cả trở nên thừa thãi, vô nghĩa. Nói đến sự thừa là nhấn mạnh sự thiếu_ sự thiếu bóng hình của người ra đi . Đây là cách bày tỏ tình cảm nồng nàn, sâu sắc, ý nhị, giàu nữ tính.
Nhớ nghĩa tình Việt Bắc:Đây cũng là lời nhắn nhủ hãy nhớ ân tình của những con người Việt Bắc: “Hắt hiu lau xám đậm đà lòng son”. Đó là những con người thiếu thốn về vật chất nhưng giàu về ân tình, giàu tình nghĩa sắt son thuỷ chung. Hình thức đối vế đã nhấn mạnh và khẳng địmh lời dặn dò ấy.
Nhớ núi non: nhớ Việt Bắc là nhớ những ngày tháng khơi nguồn cách mạng khi Việt Bắc trở thành căn cứ địa cách mạng, là cái nôi, là quê hương của cách mạng . Đây cũng chính là nơi nuôi dưỡng sức mạnh đấu tranh của dân tộc.
Mười dòng thơ chọn lọc những hình ảnh, những chi tiết cụ thể, gần gũi. Chứng tỏ nỗi nhớ thật sâu sắc, đó là nỗi nhớ quay quắt khôn nguôi, những kỉ niệm ân tình, những cảm xúc khơi nguồn của kẻ ở và người đi.
Nhớ “mình”:
“ Mình đi mình có nhớ mình
Tân Trào, Hồng Thái mái đình cây đa.”
Chữ mình nguyên nghĩa được dùng để chỉ bản thân, trong 10 dòng thơ trên chữ “mình” được dùng để chỉ người ra đi_cán bộ cách mạng về xuôi. Điệp ngữ “mình đi”, “mình về” láy đi láy lại đan xen thành từng cặp song hành trong suốt năm câu lục bát đến đây đã hào nhập làm một: “Mình đi mình có nhớ mình”.
Cách diễn đạt độc đáovà đầy sức sáng tạo ấy đã góp phần khẳng định nghĩa tình sắc son của người đi kẻ ở: “ta” và “mình” là một.
Ẩn chứa trong lời thơ là một lời nhắc nhở kín đáo mà sâu sắc: 15 năm gắn bó sâu sắc với Việt Bắc _ Việt Bắc đã trở thành tâm hồn mình, Việt Bắc chính là mình. Người ra đi nhớ Việt Bắc cũng là nhớ chính mình, mà quên Việt Bắc thì mình không còn là mình nữa. Lời của người ở lại ý nhị, kín đáo, sâu xa như lờ của một cô gái, dặn dò, nhắc nhở người yêu. Đó là biểu hiện của khuynh hướng trữ tình chính trị .
Câu thơ còn gợi cảm nhận đây là lời độc thoại của nhà thơ Tố Hữu _sự phân thân thống nhất của chủ thể trữ tình thể hiện lời tự nhủ:Việt Bắc chính là mình_nhớ Việt Bắc chính là nhớ chính mình.
Với những hình ảnh chọn lọc, nhịp điệu thơ tha thiết và cách sử dụng ngôn từ đặc sắc, lời của người ở lại là những dòng cảm xúc sâu lắng: ẩn sâu trong nghĩa tình, lắng đọng trong không gian và thời gian, khẳng định khát vọng về mối tình sắc son thuỷ chung.
Đoạn trích đậm đà tính dân tộc từ nội dung đến hình thức nghệ thuật.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top