Sương Nguyệt

"Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên 

Giang phong ngư hỏa đối sầu miên 

Cô Tô thành ngoại Hàn San tự 

Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền"


(Sương đẫm, quạ kêu, trăng muốn lặn

Lửa chài, cây bến đã tàn đêm 

Giấc hồ, chuông mộng thi nhân tưởng 

Dưới bến, trong thuyền ai có nghe?)

Nghe một giọng thơ ngâm trầm thấp vọng từ sau lưng làm Vũ Lâm Nguyệt có chút tò mò quay lại. 

"Là Phong Kiều Dạ Bạc của Trương Kế*, Nhị công tử thấy trùng hợp không. Trong tên ta và ngươi đều mang Nguyệt và Sương." Hoàng Sương mang theo một chút ý tưởng trêu ghẹo.

"Thái Tử trêu đùa rồi. Sương Nguyệt ngài nhắc đến trong Phong Kiều Dạ Bạc đều nhuốm màu bi thương trong khi đấy ta và ngài vốn chẳng thân quen. Mà ngài là bậc Trữ quân** trên vạn người, thần đâu dám để tên mình ngang bằng với Thái Tử điện hạ ngài cơ chứ."

"Chưa kể tên của điện hạ là Sương trong Nước chảy cuồn cuộn chứ đâu phải Sương trong Sương sớm*** đâu. Thái tử cứ trêu ta."

"Sao Nhị thế tử gia ít khi ra ngoài lại biết được Sương trong tên ta là Sương nào?" Hoàng Sương hứng thú hỏi.

"Chắc Thái tử không nhớ thôi, hồi nhỏ chúng ta gặp nhau rồi. Chính điện hạ nói cho ta biết."

"Ngươi chắc chứ?" Hoàng Sương nghi ngờ hỏi.

"Hội đèn Quảng Chiếu**** năm Hàm Ninh thứ chín."

"À ngươi là đứa nhóc mềm mềm, trắng trẻo bồi ta đi du ngoạn kinh thành năm ấy sao?"

"Điện hạ còn nhớ là phúc khí của thần, mà người bồi Thái tử đâu chỉ mình thần mà còn có đại ca thần - Vĩnh Kiệt hầu nữa mà." Giọng của Vũ Lâm Nguyệt như đang nhẫn nhịn không vô lễ với Hoàng Sương khi hồi hắn 5 tuổi bị y hình dung là một đứa nhóc trắng trẻo, mềm mại như con gái.

Nhưng y cũng không nhịn được tới vụ việc năm đó, kinh thiên động địa. Mà y hoài nghi, tại sao người kia khi thấy y nhắc tới vụ việc năm đó giống như không hề biết chuyên gì cả.

Hoàng Sương bĩu môi: "Hồi đấy người đáng yêu hơn bây giờ nhiều."

Vũ Lâm Nguyệt nghe thấy nhưng không trả lời. Y vẫn đang nghĩ nên để người đó độc thoại một mình.

Thái Tử không hề nhận ra dáng vẻ khác thường của y mà tiếp tiếp tục thao thao bất tuyệt: "Ngươi lâu rồi mới lên Kinh thành nên chắc quên nhiều rồi, ta dẫn người đi dạo phố. Nhị thế tử bằng lòng không."

Rõ ràng đó là lệnh từ phụ hoàng y nhưng ý lại tỏ ra đó là thiện ý của y vậy. Không hổ là con người không bao giờ bỏ qua cơ hội để người khác nợ y một ân tình.

"Đấy là phúc phận của thần, mong điện hạ chiếu cố." Y miễn cưỡng đáp lời cho có lệ và rõ ràng tâm trạng y đang bất ổn.

"Ừm, ta nhớ không nhầm người thích đồ ngọt đúng không?"

Rõ ràng đó là câu hỏi nhưng Vũ Lâm Sương lại thấy nó giống câu khẳng định hơn nên hắn chắc nói gì.

"Vậy ta dẫn ngươi đi ăn ở Hoàng Trạch quán vậy. Chỗ đấy ngon nhất Kinh thành rồi. Ngươi cũng biết mà"

"Đa tạ Thái tử, nhưng ta về không mang nhiều ngân phiếu." 

"Không cần đâu, nay bổn Thái tử mời người dù gì lần đó cũng là huynh đệ nhà ngươi mời." Hắn như nhớ cái gì đó. Xa lắm rồi hình như khoảng 11 năm trước rồi...

Nhưng hắn biết là...cùng một nơi, cùng một người nhưng cảm giác thơ ngây, trong sáng ngày nào chắc chắn không thể nào lặp lại.

Cái cảm giác đó chỉ tồn tại trong ký ức thôi...

------------------------------------------

Chú thích:

*Trương Kế, là là một nhà thơ Trung Quốc , sinh ra tại Tương Châu tỉnh Hồ Bắc  vào thời Đường. Trương Kế có kiến thức rộng, thi trượt một khoa, đỗ tiến sĩ năm thứ 12 niên hiệu Thiên Bảo  (753) và có làm chức quan nhỏ (Tự bộ viên ngoại lang). Thơ ông thường tả phong cảnh là chủ yếu.

Tác phẩm nổi tiếng của ông là Phong kiến dạ bạc, một tác phẩm thơ Đường  nổi tiếng.

**Trữ quân, hay còn được gọi là Tự quân, Trữ nhị, Trữ vị, Trữ tự hoặc Quốc bổn, là cách gọi trung lập tước vị dành cho người đã được chính thức chọn lựa để sau này nối ngôi Hoàng đế hay Quốc vương.

*** Trong Hán Việt

Chỉ nước chảy cuồn cuộn, và nó cũng là tên của Hoàng Sương.

Còn Sương này mang ý nghĩa chỉ sự rét, lạnh hay sương sớm mà lúc đầu được nhắc tới.

(Vấn đề này thuộc về vấn đề chuyên môn, tác giả không am hiểu mà chỉ mang tính chất tham khảo, nếu có gì sai sót mong mọi người góp ý.)

****Lễ hội đèn Quảng Chiếu được tổ chức vào đêm Nguyên Tiêu là một lễ hội truyền thống của Việt Nam, có nguồn gốc từ thời Lý-Trần. Theo lịch sử thì lễ hội đã được diễn ra nhiều lần và chủ yếu là vào tháng giêng và tháng hai âm lịch. Lễ hội này được tổ chức tại Hoàng thành Thăng Long, với ý nghĩa cầu trường thọ, cầu quốc thái dân an, cầu cho ánh sáng của trí tuệ soi sáng tâm thức của mọi người. Lễ hội này đã bị mai một trong lịch sử, nhưng hiện nay đang được phục dựng lại để tôn vinh giá trị văn hóa di sản của dân tộc.

Hội đèn Quảng Chiếu cho người dân được phép mở tiệc, thả đèn trời, thả hoa đăng,...

#Yến Lan

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top