Câu 13: Phân tích luận điểm của Lênin và rút ra ý nghĩa của nó?

Lênin viết: "Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn đó là con đường biện chứng củasự nhận thức chân lý, nhận thức thựctại khách quan". Anh (chị) phân tích luận điểm trên và rút ra ý nghĩa của nó?

Lênin đã khái quát về quá trình nhận thức phải thông qua 2 giai đoạn: nhận thức cảm tính và nhận thức lí tính

Nhận thức cảm tính (trực quan sinh động): Là giai đoạn đầu tiên của quá trình nhận thức, con người nhận thức thế giới một cách trực tiếp thông qua các giác quan của mình.

 – Các hình thức:

+ Cảm giác: là hình ảnh nảy sinh do sự tác động trực tiếp của các sự vật, hiện tượng lên các giác quan của con người hình thành tri thức đơn lẻ, sơ khai của đối tượng nhận thức.

+ Tri giác: là tổng hợp của nhiều cảm giác, là hình ảnh tương đối toàn vẹn về đối tượng nhận thức.

+ Biểu tượng: là hình ảnh sự vật được tái tạo, lưu giữ trong óc nhờ trí nhớ khi đối tượng nhận thức không còn tác động trực tiếp vào các giác quan

– Đặc điểm: Nhận thức cảm tính phản ánh bên ngoài, mang tính chủ quan.

Nhận thức lí tính (tư duy trừu tượng): Là giai đoạn nhận thức gián tiếp, dựa vào năng lực phân tích, khái quát hóa của con người.

– Các hình thức:

+ Khái niệm: Là hình thức cơ bản của tư duy trừu tượng, phản ánh khái quát, gián tiếp một hoặc một số thuộc tính chung có tính bản chất của một nhóm sự vật, hiện tượng. Khái niệm được biểu thị bằng một từ hoặc cụm từ. Ví dụ: Hình bình hành, Ngôi nhà, Tổ quốc...

+ Phán đoán: Là hình thức của tư duy trừu tượng, liên kết các khái niệm để khẳng định hay phủ định một thuộc tính nào đó của sự vật hiện tượng. Phán đoán được biểu hiện dưới hình thức ngôn ngữ thành một mệnh đề (Câu trần thuật) Ví dụ: Hà Nội là trung tâm chính trị của Việt Nam.

+ Suy lí: Là hình thức của tư duy trừu tượng, liên kết các phán đoán đã biết, đã được chứng minh để rút ra phán đoán mới ( Tri thức mới).

– Đặc điểm của nhận thức lí tính: phản ánh bên trong và mang tính chủ quan.

Quan hệ giữa hai giai đoạn nhận thức:

– Nhận thức cảm tính là cơ sở cho nhận thức lý tính, không có nhận thức cảm tính thì không có nhận thức lý tính.

– Nhận thức lý tính giúp cho nhận thức cảm tính có sự định hướng đúng đắn và trở nên sâu sắchơn. Nhờ có nhận thức lý tính con người mới có thể nhận thức được bản chất của sự vật.

Nhận thức quay về thực tiễn (từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn)

– Mục đích của nhận thức là phục vụ thực tiễn để cải tạo hiện thực

– Thực tiễn có vai trò kiểm tra tính đúng đắn của các tri thức mới.

– Hiện thực khách quan luôn vận động biến đổi, để bổ sung tri thức mới của sự vật cần phải thông qua hoạt động thực tiễn.

Ý nghĩa

– Trong hoạt động nhận thức phải xuất phát từ thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo giá trị của những tri thức mới.

Là cơ sở lý luận chống lại các quan điểm duy cảm, duy ý chí.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #triết