Buổi trưa nắng gắt, người em trai đội nón lá ra ruộng lúa sau nhà. Gió thổi tà áo bà ba màu chàm bay nhẹ, vải áo nép sát vào đường cong của lưng eo con trai đôi tám. Nón lá xoay ngang, gương mặt quay lại quá nửa vẽ ra một nụ cười tươi đẹp hồn nhiên, phơi phới gọi tình.Ký ức ngọt ngào đến mức mỗi khi nhớ về lại thấy ngọt dịu như nước trái dừa non ai vừa bổ ra.…
Hiện nay trên wattpad có hai bản được đăng mà không có sự đồng ý của tôi. Đây là bản đầy đủ, hoàn chỉnh nhất. Truyện vẫn được giữ nguyên trên wordpress tại sefrasy.wordpress.com.==Con trai mười chín mơn mởn như cỏ non, mặc áo dài nâu, đội nón lá rộng vành, chèo thuyền ra ao sen buổi sớm mùa hạ, nhìn sen mà cười đẹp hơn cả hoa sen nở. Nét duyên "trời đất giao hòa" ấy là một khoảnh khắc tươi nguyên, thơm tho của tình yêu tuổi trẻ vừa chín tới, ngọt thanh mà mát lòng mát dạ. Phải nhìn tròn con mắt, hít hà khoan khoái, lại vừa chạm vào nâng niu vừa nếm dư vị dịu thanh ấy, mới thấy tim tê rân, khoái cảm đến hoảng sợ.Chiếc áo dài nâu vải thô mà bừng sáng giữa lá xanh, bông trắng, nhị vàng cùng nét cười đẹp xinh sau vành nón lá in vào tâm trí là vì thế, để mãi sau này, bao áo dài nhung gấm, lụa là xúng xính chung quanh cũng trở nên bình thường, nhìn rồi lại quên, nhìn rồi lại đầy hoài cảm tưởng nhớ đến người xưa cảnh cũ.Cuộc đời là hành trình dài mà lại ngắn, còn khi con tim bay lên với mây trời chỉ là một khoảnh khắc ngắn mà lại dài. Dài ngắn ngắn dài, chỉ đến không còn tâm thức nữa mới gọi là quên đi.Mà tàn nhẫn nhất trên đời, lại chính là sự lãng quên.…
Khái niệm tứ trấn là một khái niệm quen thuộc trong văn hóa Việt Nam, bởi chúng ta đã có Thăng Long Tứ Trấn hoặc xưa hơn nữa là Hoa Lư Tứ Trấn. Dù văn hóa tâm linh của người Việt ít nhiều chịu ảnh hưởng của văn hóa Hoa Hạ, thế giới thần bí của Việt Nam cũng có những điều riêng biệt và đặc trưng. Để tránh sự động chạm, tôi xin chú thích rằng mình không viết về Việt Nam. Đây chỉ là một đất nước hư cấu gợi nhắc đến văn hóa Việt.Tên cũ của Thăng Long thời nhà Trần là Long Phượng, tôi đổi thành Long Vượng để tránh động chạm. Tôi cũng xin phép dùng những tên địa danh có thật ở Việt Nam - ngoại trừ cái tên "Nam Thành" chưa bao giờ tồn tại - như Hà Bắc, Hà Tây, Hà Đông, Hà Nam, Thọ Hạc, Định Tường, Biên Hòa. Tôi dùng tên cũ của thời này xen vào thời kia, mục đích là để biện minh rằng truyện mình viết không thuộc thể loại dã sử. Tôi hy vọng các cụ và các bạn yêu sử không cảm thấy chướng mắt.Truyện này không đại diện cho bất kỳ điều gì - không phải "ngôn tình" hay "đam mỹ" và cũng chẳng đủ sức đại diện cho truyện "lịch sử Việt Nam" gì cả. Tôi mong mọi người đọc với một tâm thế thoải mái, nhẹ nhàng về một không gian tưởng tượng đầy hư cấu.…
Tôi đã viết truyện, viết thơ với tất cả tấm lòng mình. Tất cả những nội dung khác, tôi gộp vào thành "Tản mạn" - vốn là một thuật ngữ không chính xác lắm. Đó là những bài văn ngắn nêm nếm chút bông đùa gượng gạo, cũ kỹ, được hình thành từ kinh nghiệm sống ít ỏi và hời hợt của bản thân tôi.Nay, tôi muốn viết một tập "tùy bút" nửa vời với chủ đề ẩm thực. Và chắc chắn phải là ẩm thực Việt Nam, bởi vì cách ăn, cách nấu, cách nghĩ của tôi không chạy thoát mảnh đất cong dài ấy được.Nói về ẩm thực Việt, người ta đã tung hô Hà Nội tinh tế và Huế kiêu kỳ rất nhiều lần; cho nên, với cương vị là một người Sài Gòn, tôi muốn "giành" lại chút công bằng cho mảnh đất miền Nam.Ẩm thực Sài Gòn rất đặc biệt. Hà Nội và Huế nổi tiếng với những món ăn sẵn có ở địa phương hoặc ở các vùng lân cận, nhưng Sài Gòn thì không hẳn. Ẩm thực miền Tây Nam Bộ chỉ là một phần nhỏ mà thôi. Những phần còn lại, nếu truy ra nguồn gốc thì sẽ có rất nhiều xuất xứ, từ miền Bắc, miền Trung cho đến Trung Quốc và cả Campuchia. Cái tên "Sài Gòn trăm mấy phố phường" là để gợi nhắc về sự đa dạng đó chứ hoàn toàn không có ý xúc phạm nhà văn Thạch Lam - vốn là một tác giả tôi rất kính trọng. Đây chỉ là sự...ăn-theo-có-thiện-chí của một người quý ông Thạch Lam mà thôi.…
Tôi tin rằng người Việt xa xứ đặc biệt nhớ những bó rau của quê hương. Ai đi xa rồi mới hiểu việc mua một bó rau của xứ ta khó nhường nào. Những loại rau chỉ khu vực nước mình mới có như rau cần, rau ngổ, rau muống thì đã đành, nhưng cả những loại rau phổ biến khắp thế giới tuồng như cũng không đúng hẳn hương vị trong tuổi thơ. Điển hình là bó hành chẳng hạn. Khó mua là một, không thể thay thế là hai. Thịt thà cũng có nhiều thứ đặc sản khó thay thế - ví như gà Đông Tảo, bò tơ Tây Ninh, lợn mán Tây Bắc, hay cá anh vũ Phú Thọ. Nhưng nhìn chung, những loại chất đạm này có thể được thay thế và ăn vẫn ở mức chấp nhận được. Rau thì không. Món ăn đòi rau nào thì ta nhất định phải mua rau nấy. Bún cá phải ăn với thì là; phở gà nhất định phải có hành và thêm tí lá chanh; thịt bò xào thì khó lòng thiếu rau cần nước. Đổi thành loại rau khác là vị khác hẳn ngay. Thế nên, khi tìm được một bó rau của quê hương trên đất khách, tôi lại cảm thấy lòng mình xanh mát, khoan khoái khó tả. Màu xanh này là màu xanh của tuổi thơ, của đất Việt nhiều mưa um tùm cây cối, của tấm lòng người Việt thương yêu những điều bình dị nhất. Tập tùy bút này được viết ra là để chia sẻ những tâm tình xanh tươi, thiện lành ấy.…