tài liệu ôn KTCTri
I. HÀNG HÓA VÀ TIỀN TỆ
1. Sản xuất hàng hóa
1.1. Khái niệm
Điều kiện: Lịch sử loài người có 2 kiểu tổ chức sản xuất (SX tự cung tự cấp và SX hàng hóa.
Khái niệm: KT hàng hóa là kiểu tổ chức KT-XH mà người sản xuất hướng về thị trường để bán sản phẩm.
1.2. Điều kiện ra đời, tồn tại của SX Hàng hóa
- Phân công lao động xã hội (điều kiện cần)
- Tồn tại tính tư hữu hoặc nhiều hình thức sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất (đk đủ)
1.3. Ưu khuyết tật của KTHH
- Ưu điểm: Thúc đẩy sự phát triển của LLSX, tạo động lực cho XH phát triển, làm cho các chủ thể năng động hơn trong sản xuất. Tạo động lực cho xã hội phát triển
- Hạn chế: Trong sản xuất tạo tiền đề cho khủng hoảng kinh tế; trong đời sống xuất hiện tư tưởng sùng bái tiền tệ, thay đổi truyền thống lối sống con người
2. Hàng hóa
2.1. Khái niệm: Là sản phẩm của lao động có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người và được sản xuất ra để bán.
2.2. Hai thuộc tính của hàng hóa
+ Giá trị sử dụng: Là công dụng của sản phẩm nó có thể thõa mãn nhu cầu con người trong tiêu dùng có các đặc điểm:
- Là nội dung vật chất của sản phẩm
- Do lao động cụ thể tạo ra
- Là mối quan tâm của người tiêu dùng
- Là phạm trù vĩnh viễn, là vật mang giá trị trao đổi
+ Giá trị của hàng hóa: Là do lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa đã hao phí kết tinh trong hàng hóa, là phạm trù trừu tượng. Nó có các đặc điểm:
- Phản ánh quan hệ con người trong nền sản xuất hàng hóa
- Là mối quan tâm của người sản xuất
- Nó tồn tại mang tính lịch sử.
Nhận xét: Hàng hóa là sự thống nhất của hai thuộc tính đó là sự thống nhất của 2 mặt đối lập. Hàng hóa có 2 thuộc tính là vì lao động của người sản xuất có tính 2 mặt.
+ Tính 2 mặt của lao động sản xuất hàng hóa. Mác là người đầu tiên phát hiện ra tính chất này
- Lao động cụ thể: Là lao động của một nghề chuyên môn nhất định, LĐ cụ thể tạo ra giá trị sử dụng của hàng hóa, tổng hợp các loại lao động cụ thể thì hợp thành hệ thống phân công LĐXH, LĐ cụ thể tồn tại vĩnh viễn. Lao động cụ thể thể hiện tính chất tư nhân của người sản xuất.
- Lao động trừu tượng: Là sự hao phí về thể lực và trí lực của con người. LĐ trừu tượng tạo ra giá trị của hàng hóa, nó thể hiện tính chất XH của sản xuất hàng hóa, tồn tại mang tính lịch sử
Kết luận: LĐ cụ thể và LĐ trừu tượng không phải là 2 loại LĐ mà chỉ là 2 mặt vừa thống nhất vừa mâu thuẫn cùng tồn tại trong quá trình LĐ sản xuất hàng hóa. Biểu hiện ra là tính chất tư nhân và tính xã hội, đây là mâu thuẫn cơ bản của sản xuất hàng hóa nó chứa đựng mầm mỏng của khủng hoảng. để giải quyết mâu thuẫn phải tiến hành trao đổi.
3. Lượng giá trị hàng hóa
Đặt vấn đề: Lượng giá trị hàng hóa là số lượng lao động hao phí để sản xuất ra hàng hóa. Đo lượng giá trị hàng hóa bằng thời gian LĐ xã hội cần thiết (đk bình thường, năng suất trung bình)
Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa:
+ Năng suất lao động & cường độ LĐ: NSLĐ là năng lực của sản xuất nó biểu thị ở số lượng sản phẩm được sản xuất ra/đơn vị thời gian, nó tỷ lệ nghịch với giá trị hàng hóa; Cường độ LĐ là mức độ khẩn trương nặng nhọc của công việc, nó có ý nghĩa như kéo dài thời gian LĐ.
+ Lao động giản đơn và lao động phức tạp: LĐ giản đơn là lao động phổ thông, là lao động chưa qua đào tạo, bất kỳ người lao động nào cũng tiến hành được; LĐ phức tạp là lao động đã qua đào tạo nó đòi hỏi phải qua huấn luyện.
Cấu thành giá trị hàng hóa: qua nghiên cứu cho thấy
Giá trị hàng hóa = lao động quá khứ + lao động sống
W = c + v + m
Hao phí TLSX + cp tiền công giá trị thặng dư
4. Tiền tệ
4.1. Lịch sử ra đời
Tiền tệ xuất hiện là kết quả phát triển của 4 hình thái giá trị trong trao đổi
+ Hình thái giản đơn hay ngẫu nhiên: 1 sp này trao đổi ngẫu nhiên với 1 sp khác: ví dụ 1m vải = 20 kg thóc, vải biểu hiện giá trị tương đối, thóc là vật ngang giá. Theo thời gian hình thái thứ 2 ra đời đáp ứng nhu cầu trao đổi cao hơn
+ Hình thái mở rộng: ở hình thái này 1 sp có thể trao đổi với nhiều sp khác trên thị trường
Tuy nhiên lúc này quá trình trao đổi cũng gặp nhiều khó khăn do sản xuất phát triển dẫn đến hình thái thứ 3 ra đời.
+ Hình thái giá trị chung: Ở hình thái này giá trị của các sp khác nhau trên thị trường biểu thị ở một công dụng ở một vật phẩm (sp) nào đó (vật ngang giá chung). Phương trình trao đổi như sau
Tuy nhiên sx tiếp tục phát triển thị trường mở rộng không ngừng hình thành thị trường xã hội đòi hỏi phải có vật ngang giá chung trong thị trường xh. Hình thái tiền tệ đáp ứng nhu cầu này.
+ Hình thái tiền tệ: khi tất cả các vật ngang giá chung trên thị trường xh được thống nhất ở 1 hàng hóa (vàng) thì tiền tệ xuất hiện:
Tiền tệ là hàng hóa đặc biệt là vật ngang giá chung trong trao đổi nó thể hiện lao động xã hội và quan hệ giữa những người sản xuất trong xã hội.
Nhận xét: tiền tệ xuất hiện là kết quả lâu dài của sản xuất và trao đổi hàng hóa; tiền xuất hiện giải phóng lưu thông, thúc đẩy sản xuất; tuy nhiên phát sinh nhiều tiêu cực trong sản xuất và đời sống.
4.2. Chức năng của tiền tệ
+ Thước đo giá trị: tiền là tiêu chuẩn đo giá trị các hàng hóa khác (tiền thật, tiền vàng) - biểu hiện giá trị trừu tượng hóa trong đo lường.
+ Phương tiện lưu thông: Là vật ngang giá (tiền mặt) H - T - H; nhờ có chức năng này nên sản xuất và trao đổi hàng hóa diễn ra nhanh.
+ Phương tiện cất trữ: Lưu giữ của cải, điều hòa sản xuất và lưu thông hàng hóa.
+ Phương tiện thanh toán: là phương tiện chi trả, thanh toán khoản mua bán chịu, nhờ chức năng này mà sản xuất và trao đổi hàng hóa diễn ra nhanh chóng, liên tục, thúc đẩy xã hội phát triển và cũng là tạo mầm móng khủng hoảng kinh tế.
+ Tiền tệ thế giới: Là vật ngang giá chung trên thị trường thế giới (tiền vàng)
'4.3. Quy luật lưu thông tiền tệ
+ Khái niệm: là quy luật vận động của tiền tệ trong nền kinh tế thị trường
+ Nội dung : là xác định số lượng tiền tệ cần thiết trong lưu thông.
Yêu cầu của quy luật : Kt = KC
Chú dẫn:
KC : Số lượng tiền tệ cần thiết trong lưu thông
Kt : Số lượng tiền tệ thực tế chính phủ đưa vào lưu thông
H : Tổng số giá cả hàng hóa trong lưu thông
V : Tốc độ luân chuyển của tiền tệ
A : Tổng số giá cả hàng hóa bán chịu
B : Tổng số giá cả hàng hóa phải thanh toán nhưng đã khấu trừ nhau.
D : Tổng số giá cả hàng hóa bán chịu đến kỳ thanh toán.
Nhận xét: Yêu cầu của quy luật luôn bị vi phạm theo 2 khuynh hướng
+ Khi Kt < KC nền kinh tế giảm phát
+ Khi Kt > KC nền kinh tế lạm phát
5. Quy luật giá trị
5.1. Nội dung, yêu cầu của quy luật
+ Khái niệm: Là quy luật kinh tế căn bản của sản xuất và trao đổi hàng hóa (đây là quy luật kinh tế khách quan)
+ Nội dung: Thông qua lỗ - lãi tác động đến các chủ thể để buộc các chủ thể lựa chọn và hoạt động theo phương án có lợi nhất.
+ Thực hiện quy luật, có 2 yêu cầu:
- Sản xuất và trao đổi phải căn cứ vào thời gian LĐXH cần thiết để tiến hành
- Trong trao đổi phải bình đẳng và ngang giá.
+ Biểu hiện hoạt động của quy luật: chủ yếu biểu hiện qua giá cả
Giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị trong trao đổi; Trên thị trường thì giá cả luôn biến động phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
- Giá trị thị trường của hàng hóa
- Sức mua của tiền tệ
- Mức độ cạnh tranh
- Quan hệ cung - cầu
- Chính sách kinh tế của chính phủ
Cầu > Cung Giá cả > Giá trị
Khi
Cầu = Cung Giá cả = Giá trị
Cầu < Cung Giá cả < Giá trị
Nhưng xét tổng thể nền kinh tế thì vì bản chất của trao đổi là ngang giá.
Thông qua giá cả quy luật giá trị phát huy tác dụng
5.2. Tác dụng của quy luật giá trị
Là quy luật khách quan hoạt động tự phát phát sinh 3 tác dụng
+ Tự phát điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa
- Điều tiết sản xuất : là phân bổ lại lực lượng sản xuất giữa các ngành dưới tác động của lợi nhuận
- Tự phát điều tiết lưu thông: là xác lập lại các kênh di chuyển của hàng hóa, hàng hóa dịch chuyển từ nơi giá cả thấp đến nơi giá cả cao
+ Kích thích cải tiến kỹ thuật hợp lý hóa sản xuất, tăng năng suất lao động thúc đẩy LLSX phát triển.
Chứng minh: vì tất cả DN thông qua SXKD để thu được lợi nhuận tối đa, muốn thế thì Giá trị cá biệt của DN < giá trị XH, thu được lợi nhuận cao, muốn vậy phải cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, đổi mới quản lý, lúc đầu việc này nảy xảy ở một ít DN sau mang tính XH, như vậy nó đã thúc đẩy LLSX phát triển.
+ Thực hiện chọn lọc tự nhiên, phân hóa người sản xuất thành giàu và nghèo
Kết luận: Quy luật giá trị là quy luật kinh tế khách quan của sản xuất và trao đổi hàng hóa, nó hoạt động cả trong giai đoạn CNTB cạnh tranh và CNTB độc quyền. Ở giai đoạn CNTB cạnh tranh QLGT biểu hiện qua quy luật giá cả sản xuất, ở giai đoạn CNTB độc quyền QLGT biểu hiện qua quy luật giá cả độc quyền.
Nhận xét: Quy luật giá trị để thực hiện tốt chính sách giá cả và thị trường
II. SẢN XUẤT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ,
QUY LUẬT KINH TẾ TUYỆT ĐỐI CỦA CNTB
1.Sự chuyển hóa của tiền tệ thành tư bản.
a/ Đặt vấn đề: Nghiên cứu sự chuyển hóa của tiền tệ thành tư bản, Mác bắt đầu bằng việc xây dựng công thức chung của chủ nghĩa TB. Theo ông công thức chung của tư bản là
T - H - T'
rồi sau đó ông phân tích mâu thuẫn của công thức chung nhằm tìm ra nguồn gốc của giá trị thặng dư (m). Quá trình phân tích mâu thuẫn công thức chung ông phát hiện ra hàng hóa đặc biệt đó là hàng hóa SLĐ.
Hàng hóa sức lao động: phân biệt LĐ # SLĐ
Điều kiện để biến SLĐ thành hàng hóa : (có 2 điều kiện)
- Người lao động phải được tự do về thân thể (tự do chi phối sức lao động của mình) - điều kiện cần
- Người lao động tự do nhưng không có tư liệu sản xuất- điều kiện đủ
Cách mạng tư sản tạo ra điều này, 2 điều kiện này xuất hiện gắn liền với sự xuất hiện của CNTB.
b/ Hai thuộc tính của hàng hóa SLĐ.
+ Giá trị của hàng hóa SLĐ: Cũng do thời gian lao động XH cần thiết để tái sản xuất ra SLĐ quyết định. Khác hàng hóa thông thường ở chỗ nó biểu hiện ở giá trị tư liệu sinh hoạt để nuôi sống bản thân và gia đình công nhân. Bao gồm :
o Giá trị tư liệu sinh hoạt nuôi sống bản thân và gia đình
o Chi phí đào tạo
Đặc điểm : - Chứa đựng yếu tố tinh thần
- Mang tính lịch sử
- Biểu hiện ở tiền lương
- Chịu tác động của 2 khuynh hướng: Tăng lên do nhu cầu tăng và chi phí đào tạo tăng; Giảm xuống do năng suất lao động tăng, giá trị tư liệu sinh hoạt giảm.
+ Giá trị sử dụng: Giống hàng hóa thông thường, cũng thõa mãn nhu cầu của người tiêu dùng nó, nhưng khác ở chổ tiêu dùng hàng hóa thông thường sẽ giảm giá trị dần 0 còn khi tiêu dùng hàng hóa SLĐ. Giá trị sẽ tăng dần thực chất là LĐSX sẽ tạo ra giá trị mới > giá trị cũ, phần chênh lệch này gọi là giá trị thặng dư (m).
Kết luận: Hàng hóa SLĐ có đặc điểm đặc biệt ở chỗ tiêu dùng nó thì tạo ra 1 lượng giá trị mới > giá trị chính bản thân nó (số chênh lệch là giá trị thặng dư)
Việc phát hiện ra hàng hóa SLĐ giúp Mác giải quyết mâu thuẫn công thức chung của Tư bản. Qua đó giúp ông vạch trần được nguồn gốc bản chất của giá trị thặng dư (m).
2. Sản xuất giá trị thặng dư.
a/. Quá trình sản xuất giá trị thặng dư:
Mục đích của sản xuất TBCN không phải là giá trị sử dụng mà là giá trị thặng dư (m).
Ví dụ: nhà máy kéo sợi
Chuẩn bị sản xuất
TLSX: 1 kg bông = 10 USD; Khấu hao máy móc 2 USD
Công nhân: 12giờ LĐ = 3 USD
Quá trình sản xuất
Trong 6 giờ đầu công nhân tạo ra 10 USD sợi, 2 Khấu hao và 3 giá trị tăng thêm.
Và 6 giờ sau cũng bằng phương pháp công nghiệp thì công nhân đã tạo ra lượng giá trị như 6 giờ ban đầu 15 USD, như vậy sau 1 ngày nhà tư bản có thu nhập = 30USD nhưng TB ứng trước là 27 USD, chênh lệch 3 USD là giá trị thặng dư.
Như vậy m là giá trị dôi ra ngoài giá trị SLĐ do công nhân tạo ra trong sản xuất bị nhà TB chiếm không.
Nhận xét: qua nghiên cứu cho thấy ngày lao động của công nhân được chia ra làm 2 phần: Thời gian lao đông cần thiết (tạo ra giá trị SLĐ cho công nhân) và thời gian lao động thặng dư (tạo ra giá trị m).
Qua nghiên cứu giúp ta làm sáng tỏ mâu thuẫn công thức chung của TB, thấy được nguồn gốc của giá trị thặng dư (từ LĐ của công nhân). Thấy được vai trò của giá trị thặng dư, m quyết định đến tái sản xuất mở rộng.
Nếu gạt bỏ tính chất tư bản thì lý thuyết này có thể áp dụng được trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta.
b/. Bản chất TB bất biến và TB khả biến.
+ Bản chất của tư bản: theo Mác TB là quan hệ sản xuất xã hội, là phạm trù phản ánh quan hệ con người gắn với một chế độ xã hội, tồn tại mang tính lịch sử.
+ Tư bản bất biến (C) và tư bản khả biến (V):
Tư bản bất biến (C) : là bộ phận tư bản biểu hiện ở giá trị TLSX (máy móc, nhà xưởng,..) bộ phận này bảo tồn vào sản phẩm mới trong quá trình sản xuất, là điều kiện của sản xuất.
Tư bản khả biến (V): là bộ phận tư bản dùng để mua SLĐ, biểu hiện ở giá trị SLĐ, (tiền công của công nhân). Bộ phận này có vai trò tạo ra giá trị và giá trị thặng dư
Nhận xét : Căn cứ vào tính chất 2 mặt của lao động sx hàng hóa mà Mác chia tư bản thành tư bản bất biến và tư bản khả biến. Mục đích, là để làm rõ vai trò các bộ phận tư bản; hiểu rõ bản chất đích thực của giá trị thặng dư; hiểu rõ kết cấu của giá trị hàng hóa
c/. Tỷ suất và khối lượng giá trị thặng dư.
+ Tỷ suất giá trị thặng dư: Là tỷ số theo % giữa giá trị thặng dư và giá trị SLĐ của công nhân
m': tỷ suất giá trị thặng dư
m : Giá trị thặng dư
v : Giá trị sức lao động
Ý nghĩa: m' phản ánh trình độ bóc lột của TB với lao động làm thuê.
+ Khối lượng giá trị thặng dư (M): Là tích số giữa tỷ suất giá trị thặng dư với tổng giá trị SLĐ của công nhân.
ý nghĩa: Phản ánh quy mô sản xuất giá trị thặng dư của giai cấp tư sản.
d/. Hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư.
+ Sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối: Là giá trị thặng dư thu được nhờ kéo dài ngày lao động trong khi thời gian lao động cần thiết không thay đổi. (Ví dụ)
Nhận xét: Biện pháp này chủ yếu là tăng cường độ lao động hay tăng thời gian lao động. Theo phương pháp này thì m' bị giới hạn (vì giới hạn 1 ngày = 24 giờ và người lao động là sinh vật sống) vì vậy nhà tư bản nghĩ ra phương pháp mới.
+ Sản xuất giá trị thặng dư tương đối: Là m thu được nhờ rút ngắn thời gian lao động cần thiết trong khi độ dài ngày lao động không đổi. (Ví dụ)
Nhận xét: Biện pháp này chủ yếu là tăng năng suất lao động. Theo phương pháp này thì m' không bị giới hạn.
+ Giá trị thặng dư siêu ngạch: là hình thái biến tướng của giá trị thặng dư tương đối vì nó có cùng cơ sở với m tương đối (phụ thuộc vào năng suất lao động, rút ngắn thời gian lao động cần thiết).
Đặc điểm là luôn di chuyển, không cố định và là động lực trực tiếp trong cạnh tranh của các nhà tư bản.
mSN = giá trị xã hội - giá trị cá biệt
So sánh
Giá trị thặng dư tương đối Giá trị thặng dư siêu ngạch
Tăng năng suất lao động Tăng năng suất lao động
Phụ thuộc vào tăng NSLĐ XH Phụ thuộc vào tăng NSLĐ cá biệt
Nhận xét: giá trị thặng dư siêu ngạch là động lực trực tiếp đối với nhà tư bản.
3. Tiền công trong chủ nghĩa Tư bản.
a/. Bản chất của tiền công
Kinh tế học tư sản Kinh tế học Mác
Là giá cả của Lao động
do đó LĐ là hàng hóa Là giá trị hay giá cả của sức lao động do đó SLĐ là hàng hóa
Quá trình mua bán (thuận mua vừa bán) bản chất là trao đổi ngang giá Là quá trình bán sức lao động. Người công nhân chỉ nhận được 1 phần giá trị sức lao động mà thôi
Đây là hành vi mua bán thông thường không có bóc lột Phản ánh quan hệ bốc lộc với công nhân
Mác chứng minh lao động không phải là hàng hóa:
Nếu LĐ là hàng hóa thì có 3 trường hợp sau sẽ bị xem là vô lý:
- Hàng hóa lao động có 2 thuộc tính là giá trị và giá trị sử dụng, mà bản thân giá trị là do lao động tạo ra vậy giá trị của lao động là gì? (không dùng LĐ đển đo LĐ). Đây là cách nói vô nghĩa, do đó lao động không phải là hàng hóa
- Hàng hóa lao động trong trao đổi có 2 trường hợp: trao đổi ngang giá thì phủ nhận cơ sở kinh tế của CNTB; Trao đổi khác giá thì vi phạm yêu cầu của quy luật giá trị. LĐ không phải là hàng hóa.
- Nếu lao động là hàng hóa thì thật vô lý vì công nhân không thể bán cái mà anh ta không có vì LĐ là kết hợp của SLĐ và TLSX
Vậy lao động không phải là hàng hóa, chỉ có SLĐ mới là hàng hóa, cho nên
Bản chất của tiền lương là giá trị hay giá cả của SLĐ nhưng biểu hiện ra bên ngoài như là giá cả của lao động
b/. Hình thức tiền công
+ Tiền công theo thời gian: phụ thuộc vào thời gian lao động của công nhân (giờ, ngày, tháng, năm)
ưu điểm: quản lý tốt lao động và tiến độ công việc
nhược: chất lượng ngày công không cao
+ Tiền công theo sản phẩm: Phụ thuộc vào số lượng sản phẩm hoặc chất lượng lao động của công nhân:
Ưu điểm: người lao động tự giác, năng suất lao động cao
Nhược: ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm giảm.
Hai mặt của tiền công
+ Tiền công danh nghĩa: là số tiền mà người lao động nhận được (tiền mặt).
+ Tiền công thực tế: Biểu hiện ở số lượng và chất lượng tư liệu sinh hoạt mà công nhân mua được từ số tiền công danh nghĩa
Tiền công thực tế quyết định mức sống của người công nhân và phụ thuộc vào 2 yếu tố: số lượng tiền công danh nghĩa và giá cả của tư liệu sinh hoạt. Theo Mác xu hướng vận động của tiền công thực tế là hạ thấp trong CNTB.
4. Tích lũy tư bản
a/ Thực chất và động cơ của tích lũy tư bản.
- Theo Mác tích lũy tư bản là tư bản hóa giá trị thặng dư. Ví dụ:
70C + 30V + 30m = 130 kỳ 1
84C + 36V + 36m = 156 kỳ 2
Động cơ của tích lũy tư bản là để thực hiện tái sản xuất mở rộng để mở rộng quy mô sản xuất.
Nhận xét: Nguồn gốc của tích lũy tư bản là từ giá trị thặng dư; Động cơ của tích lũy là thực hiện tái sản xuất mở rộng; để đáp ứng nhu cầu tồn tại phát triển hay đứng vững trong cạnh tranh.
b/ Các nhân tố quyết định quy mô tích lũy tư bản
- Trình độ bốc lột giá trị thặng dư (m')
- Phụ thuộc vào năng suất lao động
- Tỷ lệ phân chia giá trị thặng dư thành phần tích lũy và tiêu dùng (m1 và m2)
- Chênh lệch giữa TB sử dụng (đưa vào SXKD) và TB tiêu dùng (phần TB hao phí trong sản xuất, chuyển vào sản phẩm mới).
- Phụ thuộc vào quy mô của tư bản ứng trước (vốn đầu tư ban đầu).
c/. Quy luật chung của tích lũy
+ Tích tụ, tập trung tư bản
Tích tụ Tập trung
Tăng quy mô tư bản cá biệt Tăng quy mô tư bản cá biệt
Tư bản hóa giá trị m 2 biện pháp:
+ Tự nguyện sáp nhập hay hợp lực DN(A +B+C+...+) =DN X lớn hơn;
+ Cưỡng bức (thôn tính) kinh tế qua cạnh tranh, phá sản DN nhỏ hình thành DN lớn
Nguồn phụ thuộc vào giá trị thặng dư Các nguồn vốn có sẵn trong xã hội (các DN trong xã hội)
Phạm vi trong doanh nghiệp Phạm vi trong xã hội
Quan hệ: Tư bản với công nhân Quan hệ: tư bản với tư bản
Nhận xét chung: Tích tụ tư bản diễn ra nhanh trong thời kỳ cạnh tranh tự do, do đó chuyển sản xuất nhỏ thành sản xuất lớn; đáp ứng yêu cầu của sản xuất lớn.
d/. Cấu tạo hữu cơ của Tư bản
Tư bản gồm 2 mặt: vật chất kỹ thuật và giá trị
+ Vật chất kỹ thuật: gồm có TLSX và người lao động
Tỷ suất giữa số lượng TLSX và số lượng công nhân Mác gọi là cấu tạo kỹ thuật của tư bản
Giá trị của tư bản:
Để biểu diễn mối quan hệ tác động qua lại giữa 2 mặt: vật chất kỹ thuật và giá trị của Tư bản Mác dùng khái niệm cấu tạo hữu cơ của tư bản.
Cấu tạo hữu cơ của tư bản là giá trị do cấu tạo kỹ thuật quyết định và phản ánh những biến đổi của cấu tạo kỹ thuật đó.
Nhận xét: Nghiên cứu cấu tạo hữu cơ để hiểu cơ cấu và vai trò các bộ phận tư bản; Theo Mác thì quá trình tích lũy tư bản là quá trình tăng lên của cấu tạo hữu cơ của tư bản. Do đó phát sinh 2 hệ quả:
Tỷ suất lợi nhuận có xu hướng giảm xuống
Chứng minh:
Tình trạng thất nghiệp tăng vì C tăng tuyệt đối và tương đối, còn V tăng tuyệt đối và giảm tương đối. Mác cho rằng tích lũy tư bản là quá trình bần cùng hóa giai cấp công nhân
III. CÁC HÌNH THÁI TƯ BẢN VÀ
CÁC HÌNH THÁI BIỂU HIỆN CỦA GIÁ TRỊ THẶNG DƯ
1. Lợi nhuận, lợi nhuận bình quân và giá cả sản xuất
1.1. Chi phí sản xuất TBCN, lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận
Đặt vấn đề: như ta đã biết W = C + V +M (chi phí thực tế hay chi phí lao động sống để sản xuất ra hàng hóa)
Gọi K là chi phí sản xuất TBCN: K = C + V
So sánh
W K
C + V + M C + V
về lượng giá trị hàng hóa > chi phí sản xuất
về chất: giá trị hàng hóa phản ánh chi phí LĐ để sản xuất ra hàng hóa phản ánh chi phí về TB để sản xuất hàng hóa
Nghiên cứu chi phí sản xuất TBCN thực chất nó che đậy bốc lột của của TBCN, che giấu bản chất thực của giá trị thặng dư. Khi xuất hiện K thì m chuyển hóa thành lợi nhuận (P).
+ Lợi nhuận là giá trị thặng dư được so sánh với toàn bộ TB ứng trước hay là con đẻ của TB ứng trước
Nếu gọi lợi nhuận là P thì W = K + P
So sánh m và P
Về lượng: có thể giống nhau hoặc giống nhau
P = m khi giá cả = giá trị
P # m khi giá cả # giá trị
Nhận xét: vì tổng giá cả = tổng giá trị
Về chất: P và m là một, Mác nói P là hình thái thần bí hóa của giá trị thặng dư. Phản ảnh sai lệch quan hệ giữa TB và lao động làm thuê.
+ Tỷ suất lợi nhuận: là tỷ số tính theo % giữa giá trị thặng dư (m) và toàn bộ tư bản ứng trước.
So sánh m' và P'
Về lượng: m' > P' vì
Về chất: m' phản ánh trình độ sản xuất giá trị thặng dư
P' phản ánh nơi đầu tư có lợi
Những nhấn tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận (P'):
- Tỷ suất giá trị thặng dư (m')
- Tỷ lệ C/V
- Tốc độ chu chuyển của TB
- Mức độ tiết kiệm chi phí TB bất biến (C)
1.2. Cạnh tranh nội bộ ngành
Khái niệm: Cạnh tranh nội bộ ngành là sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành, sản xuất 1 loại sản phẩm nhằm chiếm lấy những ưu thế trong kinh doanh.
Biện pháp: tăng năng suất lao động và giảm giá trị cá biệt của hàng hóa
Kết quả: Hình thành giá trị thị trường (giá trị xã hội)
Giá trị thị trường là giá trị trung bình của hàng hóa được sản xuất ra.
Có 3 trường hợp tác động đến giá trị thị trường:
- Đa số hàng hoá được sản xuất ra trong điều kiện trung bình, do điều kiện trung bình quyết định
- Đa số hàng hoá được sản xuất ra trong điều kiện tốt, do điều kiện tốtquyết định
- Đa số hàng hoá được sản xuất ra trong điều kiện xấu, do điều kiện xấu quyết định
Ví dụ : đa số hàng hóa sản xuất ra trong điều kiện trung bình quyết định
Loại DN GTCB SP Tổng GTCB GTTT Tổng GTTT
Tốt
Trung bình
Xấu 2
3
4 15
70
15 30
210
60
45
210
45 + 15
0
-15
Tổng 100 300 300 0
Ai có chi phí sản xuất cá biệt càng nhỏ thì càng có ưu thế cạnh tranh
1.3. Cạnh tranh ngành và sự hình thành lợi nhuận bình quân
Cạnh tranh ngành là sự cạnh tranh giữa các ngành khác nhau trong nền sản xuất hàng hóa.
Ví dụ: SGK
- Mục đích tìm kiếm nơi đầu tư có lợi
- Biện pháp tư do di chuyển tư bản từ ngành này sang ngành khác (TLSX và SLĐ di chuyển từ ngành có P' thấp sang ngành có P' cao)
- Kết quả: Làm cho tỷ suất lợi nhuận cao thấp khác nhau giữa các ngành san bằng đi và hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân cho các ngành
Ký hiệu:
là tỷ số tính theo % giữa tổng số giá trị thặng dư và tổng tư bản ứng trước.
Nhận xét: Khi hình thành thì các ngành đều được hưởng lợi nhuận bình quân
Kí hiệu:
Là lợi nhuận bằng nhau của những TB bằng nhau được đầu tư vào các ngành sản xuất khác nhau và được tính theo công thức sau:
Nhận xét: Lúc này giá trị của hàng hóa chuyển hóa thành giá cả sản xuất. Giá cả sản xuất được tính = tổng chi phí sản xuất + lợi nhuận bình quân
Giá cả sản xuất = K +
Ví dụ: sự hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân và giá trị chuyển hóa thành giá cả sản xuất
Giả sử có 3 ngành: cơ khí, dệt may, và da cạnh tranh nhau, K của mỗi ngành đều = 100, m' = 100%, cấu tạo hữu cơ tư bản tương ứng của các ngành là . Tính , và giá sản xuất (ưu thế hoặc bất lợi)?
Ngành TBƯT
K = C+V m
m'=100% P'
W=
C+V+m Giá SX
K+
Cơ khí
Dệt
Da 80C+20V
70C+30V
60C+40V 20
30
40 20%
30%
40%
30% 30
30
30 120
130
140 130
130
130 +10
0
-10
300 90 90 390
390 0
Nhận xét: ngành cơ khí có ưu thế, ngành da bất lợi; ở giai đoạn này giá cả không xoay quanh giá trị nữa mà xoay quanh giá sản xuất; ở giai đoạn này quy luật giá trị thặng dư hoạt động biểu hiện ở quy luật lợi nhuận bình quân, còn quy luật giá trị hoạt động biểu hiện ở quy luật giá cả sản xuất.
2. Tư bản thương nghiệp và lợi nhuận thương nghiệp
2.1. Nguồn gốc: bản chất và sự hình thành lợi nhuận thương nghiệp
Thương nghiệp hoạt động ở cả 2 thời kỳ trước và trong CNTB. Trước CNTB gọi là thương nghiệp không ngang giá (mua rẻ bán mắc) quan niệm lợi nhuận do lưu thông tạo ra; Trong CNTB TB thương nghiệp là bộ phận của TB công nghiệp đảm nhiệm chức năng lưu thông, tiêu thụ hàng hóa
TBTN hoạt động theo công thức:
H' - T' ( giai đoạn 3 trong tuần hoàn TB)
Vì sao có sự tách rời TBCN và TBTN:
- Do yêu cầu của sản xuất lớn (chuyên môn hóa sản xuất)
- Xuất phát từ yêu cầu phải giảm chi phí sản xuất.
- Do yêu cầu tăng năng suất lao động
Để TBTN tồn tại thì trong hoạt động phải thu được lợi nhuận, gọi là lợi nhuận thương nghiệp.
2.2. Lợi nhuận thương nghiệp
+ Định nghĩa: P thương nghiệp là 1 phần của giá trị thặng dư mà TBCN "nhường" lại cho TBTN.
+ Sở dĩ như vậy là vì TBTN đảm nhận 1 phần trong quá trình tái sản xuất (giai đoạn 3)
- Nó góp phần mở rộng sản xuất
- Góp phần mở rộng thị trường
- Thúc đẩy chuyên môn hóa sản xuất và tăng năng suất lao động.
- Góp phần làm tăng giá trị thặng dư.
Bản chất của lợi nhuận thương nghiệp là giá trị thặng dư (m).
+ Sự hình thành lợi nhuận thương nghiệp
Xem xét sự hình thành lợi nhuận thương nghiệp thực chất là ta xem xét quá trình phân chia giá trị thặng dư (m) giữa TBCN và TBTN. Sự phân chia này được thực hiện theo quy luật lợi nhuận bình quân.
Ví dụ:
TBCN : K=800: C/V: 7/1 m'=100%
TBTN : K=200
W= 700C + 100V + 100m =900
P'CN = .100% = .100% =12,5%
=
Giá sản xuất = K +
= 800+(10%.800) = 880
PCN = Giá sản xuất - K = 880 - 800 = 80
PTN = Giá bán lẻ - giá SX = 900 - 880 = 20
2.3. Chi phí lưu thông
Là chi phí liên quan đến quá trình vận chuyển và tiêu thụ hàng hóa
Có 2 loại chi phí lưu thông:
- Chi phí lưu thông thuần túy: là những chi phí liên quan đến các công việc như phí về cửa hàng, nơi bán hàng, chi phí về tiền lương, chi phí giao dịch, quảng cáo,... đặc điểm là không làm tăng giá trị và giá trị sử dụng của hàng hoa.
- Chi phí lưu thông bổ sung: là chi phí tiếp tục quá trình sản xuất xuất trong lưu thông bao gồm: phí vận chuyển, bảo quản, bao bì,.... đặc điểm là góp phần làm tăng giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa.
Tóm lại, Sự xuất hiện TBTN thúc đẩy chuyên môn hóa sản xuất, làm tăng năng suất lao động và thúc đẩy xã hội phát triển.
3. Tư bản cho vay và lợi tức cho vay
3.1. Nguồn gốc, bản chất TBCV và lợi tức cho vay
+ Nguồn gốc: TB cho vay xuất hiện từ sự xuất hiện quan hệ cung - cầu về vốn vay. TBCV hoạt động trong 2 thời kỳ: trước CNTB và trong CNTB
- Trước CNTB gọi là TBCV nặng lãi
- Trong CNTB TB cho vay gọi là TB tiền tệ mà người chủ của nó cho 1 nhà TB khác vay để kinh doanh để sau 1 thời gian thu hồi về kèm theo 1 số tiền lời, (số lời đó gọi là lợi tức)
Công thức vận động
T - T'
T' = T + Z (lợi tức)
+ Lợi tức (Z) là một phần của lợi nhuận bình quân mà người vay phải trả cho người cho vay.
Lợi nhuận bình quân ( ) = Z + PDN
Thực chất của lợi tức cũng là từ giá trị thặng dư.
+ Tỷ suất lợi tức
Là tỷ số tính theo % giữa lợi tức và số tiền cho vay.
Z' = .100%
Nhận xét: tỷ suất lợi tức phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
- Tỷ suất lợi nhuận bình quân
- Tỷ lệ phân chia lợi nhuận thành lợi tức và lợi nhuận doanh nghiệp
- Quan hệ cung - cầu về vốn vay
Khoảng vận động của Z':
0 < Z' <
3.2. Quan hệ tín dụng trong CNTB
+ Tín dụng TBCN phản ánh hình thức vận động của vốn vay. Quan hệ tín dụng là quan hệ vay mượn, kinh doanh tiền tệ. Có 2 hình thức tín dụng: Tín dụng Thương nghiệp và tín dụng Ngân hàng.
o Tín dụng thương nghiệp: Phản ánh quá trình mua bán chịu hàng hóa giữa các chủ thể với nhau (mua bán trả góp).
o Tín dụng ngân hàng: là quan hệ giữa ngân hàng và các nhà TB, thực chất đây là quan hệ vay mượn thông qua ngân hàng làm môi giới.
+ Ngân hàng trong CNTB.
Ngân hàng là một loại hình doanh nghiệp chuyên kinh doanh tiền tệ và làm môi giới giữa người đi vay với người cho vay, hoạt động ngân hàng có 2 nghiệp vụ:
- Nghiệp vụ nhận gởi, hoặc huy động vốn, tạo vốn, tập trung vốn
- Nghiệp vụ cho vay, hoặc nghiệp vụ phân phối vốn phân bổ vốn cho nhà đầu tư.
Để ngân hàng tồn tại và phát triển thì nó phải thu được lợi nhuận gọi là lợi nhuận ngân hàng.
Lợi nhuận NH = Tổng lợi tức cho vay - tổng lợi tức tiền gởi
PNH =
Do cạnh tranh giữa các ngành nên lợi nhuận ngân hàng = lợi nhuận bình quân
(PNH = )
4. Địa tô TBCN
4.1. Bản chất của địa tô
Đặt vấn đề: nghiên cứu địa tô TBCN tức là nghiên cứu quan hệ sản xuất TBCN trong nông nghiệp.
Có 2 con đường hình thành quan hệ sản xuất trong nông nghiệp
- Chuyển dần từ lối kinh doanh phong kiến sang lối kinh doanh TBCN (Đức, Ý, Nhật, Nga hoàng).
- Xóa bỏ lối kinh doanh phong kiến, thực hiện lối kinh doanh TBCN (Anh, Pháp, Mỹ).
Về sở hữu ruộng đất trong CNTB là sở hữu tư nhân. Địa chủ là giai cấp sở hữu ruộng đất nên khi cho thuê bao giờ cũng thu tô.
Địa tô TBCN là lợi nhuận siêu ngạch ngoài lợi nhuận bình quân mà nhà TBNN phải trả cho địa chủ.
So sánh địa tô TB và địa tô phong kiến
Địa tô phong kiến Địa tô tư bản
Lượng: là toàn bộ SP thặng dư Là một phần giá trị thặng dư
Chất: Phản ánh quan hệ 2 giai cấp:
Địa chủ - nông dân Phản ánh quan hệ 3 giai cấp:
Địa chủ - TBCN - CNNN
Nguồn gốc của địa tô là từ giá trị thặng dư.
4.2. Các hình thức của địa tô:
+ Địa tô chênh lệch:
- Trong công nghiệp giá trị thặng dư nhuận siêu ngạch là hiện tượng tạm thời, giá cả phụ thuộc vào chi phí sản xuất trung bình.
- Trong nông nghiệp giá trị thặng dư siêu ngạch là ổn định vì SX NN phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên và giá cả dựa vào chi phí sản xuất trên ruộng đất xấu nhất.
Địa tô chênh lệch (R) là lợi nhuận ngoài lợi nhuận bình quân thu được trên những ruộng đất có điều kiện thuận lợi; nó là số chênh lệch giữa giá cả sản xuất chung được quyết định bởi điều kiện sản xuất xấu nhất với giá cả cá biệt trên ruộng đất tốt và trung bình.
Nhận xét: có 2 loại địa tô chênh lệch (R): R I và R II
- R I : Phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên thuận lợi (do độ phì nhiên của đất đai và vị trí địa lý của mảnh đất)
- R II: Phụ thuộc vào quá trình thâm canh.
Ví dụ: SGK
Kết luận: Độc quyền kinh doanh ruộng đất là cơ sở hình thành địa tô chênh lệch
+ Địa tô tuyệt đối:
Cũng là lợi nhuận siêu ngạch ngoài lợi nhuận bình quân, hình thành do cấu tạo hữu cơ của TB trong nông nghiệp thấp hơn trong công nghiệp
Công thức
Địa tô tuyệt đối (RTĐ) = Giá trị nông sản - Giá cả sản xuất chung (GSX)
So sánh R và R tuyệt đối
- Giống: Là lợi nhuận siêu ngạch có nguồn gốc từ giá trị thặng dư
- Khác : Độc quyền trong kinh doanh ruộng đất là nguyên nhân sinh ra địa tô chênh lệch; Độc quyền tư hữu ruộng đất là nguyên nhân sinh ra địa tô tuyệt đối.
IV. CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ĐỘC QUYỀN NHÀ NƯỚC
1. Nguyên nhân ra đời và bản chất CNTBĐQNN
1.1 Nguyên nhân:
- Do quá trình tích tụ và tập trung sản xuất diễn ra nhanh, chuyển sản xuất nhỏ thành sản xuất lớn, tác động đến quá trình xã hội hóa sản xuất, đòi hỏi nhà nước phải điều tiết.
- Do sự phát triển của phân công lao động xuất hiện nhiều ngành kinh tế mới đòi hỏi nhà nước phải can thiệp
- Do mâu thuẫn nội tại của CNTB tăng lên, để xoa dịu nhà nước phải can thiệp bằng các chính sách điều tiết xã hội
- Do tác động của xu hướng toàn cầu hóa buộc nhà nước phải can thiệp để bảo vệ lợi ích của dân tộc, của đất nước.
- Ngoài ra còn xuất phát từ nhu cầu khách quan là sự tự điều chỉnh để thích nghi.
Từ 5 nguyên nhân trên làm cho CNTBĐQ chuyển thành CNTBĐQNN
1.2 Bản chất của CNTBĐQNN
Theo Lênin là sự kết hợp giữa sức mạnh của tổ chức độc quyền và bộ máy nhà nước
Nhận xét: CNTBĐQNN là 1 nấc thang phát triển mới của CNTB. CNTBĐQNN là 1 quan hệ kinh tế - chính trị - xã hội, nó là một hình thức vận động mới của CNTB.
2. Biểu hiện chủ yếu của CNTBĐQNN
Cần nhìn nhận ở 3 biểu hiện chủ yếu:
- Sự kết hợp vê nhân sự giữa tổ chức ĐQ và bộ máy nhà nước ngày càng chặt chẽ.
- Sự hình thành và phát triển của sở hữu nhà nước, xuất phát từ nhu cầu và lợi ích của chi tiêu công cộng.
- Sự điều tiết về kinh tế của nhà nước tư sản: Nhà nước tư sản có khuynh hướng mở rộng vai trò và chức năng kinh tế nó được thực hiện dưới nhiều hình thức (hướng dẫn, kiểm soát, kích thích, trừng phạt,...) sử dụng các công cụ điều tiết như tài chính, tiền tệ, tín dụng, các công trình đầu tư.
3. Cơ chế kinh tế của CNTBĐQNN
Cơ chế thị trường: Nói lên mối quan hệ giữa cạnh tranh và độc quyền đều thực hiện bởi tư nhân.
Nhà nước điều tiết vĩ mô: xác định rõ mục tiêu nhằm mục tiêu tăng trưởng
Xác định rõ các biện pháp điều tiết, là hệ thống các chính sách bao gồm các công cụ: luật lệ, chiến lược, kế hoạch, công cụ, tài chính tiền tệ.
Nhằm phát huy mặt tích cực của cơ chế thị trường nhằm hạn chế những tiêu cực của kinh tế thị trường
V. ĐẶC ĐIỂM KT TRONG THỜI KÝ QUÁ ĐỘ
LÊN CNXH Ở VIỆT NAM
1. Sở hữu TLSX trong thời kỳ quá độ
1.1. Sở hữu TLSX và vai trò của nó
+ Chiếm hữu: là quan hệ giữa người với tự nhiên, thể hiện quá trình chiếm hữu những điều kiện có sẵn trong tự nhiên.
+ Sở hữu: là quan hệ giữa người với người trong chiếm hữu TLSX.
Mỗi phương thức sản xuất có 1 loại hình sở hữu TLSX riêng
Lịch sử hiện nay có 2 loại hình sở hữu:
- Công hữu: gồm có công hữu Nguyên thủy và công hữu văn minh (Chủ nghĩa cộng sản)
- Tư hữu: Chiếm hữu nô lệ, phong kiến và tư bản
Kết luận:
- Tính chất của sở hữu do trình độ phát triển của LLSX quyết định
- Trong thời kỳ quá độ là chuyển từ sở hữu tư nhận sang sở hữu công cộng.
- Ở Việt Nam ta chế độ sở hữu TLSX là chế độ sở hữu đa dạng hóa.
- Sở hữu vừa là phương tiện vừa là mục tiêu của quá trình phát triển KTXH.
1.2. Cơ cấu hình thức sở hữu
+ Chế độ sở hũu TLSX ở nước ta : là chế độ sở hữu công hữu về những TLSX chủ yếu trên cơ sở tồn tại nhiều hình thức sở hữu khác nhau
+ Các hình thức sở hữu:
- Sở hữu nhà nước: Bao gồm những TLSX, chủ yếu các cơ sở kinh tế then chốt (ngân hàng, đường sắt, hàng không,...) đây là hình thức sở hữu chủ đạo và là cơ sở hình thành kinh tế nhà nước.
- Sở hữu tập thể: Là sở hữu của xã viên, người lao động tự nguyện hợp thành, là cơ sở hình thành nên kinh tế tập thể
- Sở hữu tư nhân: Là cơ sở hình thành kinh tế cá thể và TB tư nhân
Nhận xét: 3 hình thức này hiện nay tác động qua lại và hình thành nên hình thức thứ tư là sở hữu cổ phần- biểu hiện là các công ty cổ phần
2. Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần trong thời ký quá độ lên CNXH ở Việt Nam.
2.1 Tính tất yếu khách quan và vai trò của KT nhiều thành phần
+ Nền kinh tế nước ta tồn tại nhiều thành phần kinh tế vì nhiều lý do sau đây
Quan hệ sở hữu TLSx của nước ta đang tồn tại nhiều hình thức nên kinh tế nhiều thành phần là khách quan.
Yêu cầu của QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX.
Yêu cầu cải tạo QHSX cũ để hình thành QHSX mới.
Xuất phát từ thực trạng KTXH ở nước ta: tính chất phát triển không đồng đều tồn tại nhiều hình thức sản xuất kinh doanh.
Tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần là khách quan.
+ Vai trò của kinh tế nhiều thành phần
Việc tồn tại kinh tế nhiều thành phần có những tác dụng tích cực sau:
Phù hợp với trình độ phát triển của LLSX yếu kém nhưng nhiều thành phần kinh tế.
KT nhiều thành phần thúc đẩy phát triển hàng hóa, tăng năng suất lao động.
Cho phép toàn dụng các nguồn lực.
Thúc đẩy mở rộng các hình thức kinh tế quá độ.
Đa dạng hóa các hình thức kinh tế
Khắc phục tình trạng trì trệ (xóa bỏ cơ chế độc quyền) - hình thành môi trường cạnh tranh, tạo động lực phát triển.
Kinh tế nhiều thành phần là chiến lược lâu dài có tính quy luật để chuyển sản xuất nhỏ thành sản xuất lớn.
2.2. Các thành phần kinh tế ở nước ta hiện nay
1/. Thành phần kinh tế nhà nước:
KTNN ra đời dựa trên hình thức sở hữu nhà nước về TLSX bao gồm: hệ thống DN nhà nước, các quỹ dự trữ quốc gia, bảo hiểm, các hình thức sở hữu nhà nước (ngân hàng, ngân sách, kho bạc nhà nước)
Giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân.
o Giữ vai trò chủ đạo vì nó giữ những vị trí then chốt chủ yếu, sự hoạt động của nó có tác dụng hướng dẫn các thành phần kinh tế khác
o Vì mục tiêu lợi ích của xã hội
Thực trạng KTNN hiện nay, hiệu quả chưa cao cần cải cách quá trình cải cách:
o Sắp xếp lại DNNN theo ngành, theo vùng, theo chuyên môn hóa.
o Đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa DNNN.
o Thực hiện nghị định 43/CP(giao, bán, khoán, cho thuê DNNN).
o Phá sản khi cần thiết.
o Thay đổi cơ chế chính sách đối với DNNN (xóa bỏ cơ chế xin cho, cấp phát trong tín dụng)
o Hạn chế sự can thiệp của chính phủ, tăng tính tự chủ cho DN.
2/. Kinh tế tập thể:
- Bao gồm các cơ sở kinh tế do những người lao động tự nguyện góp vốn hợp thành gọi là HTX.
- Hoạt động trên tinh thần tự chủ, tập trung, bình đẳng cùng có lợi.
- Được tham gia vào tất cả các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, được nhà nước hỗ trợ
- KT tập thể lấy lợi ích xã viên làm động lực chính.
3/. Kinh tế cá thể tiểu chủ:
- Ra đời dựa trên hình thức tư hữu nhỏ về TLSX và lao động của người sản xuất
- Có vai trò quan trọng trong việc tạo việc làm, thu nhập và ổn định đời sống người dân.
- Biểu hiện dưới hình thức kinh tế hộ.
- Góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế xã hội.
- Nhà nước chủ trương tạo điều kiện khuyến khích để tất cả người dân được tư do làm giàu.
4/. Kinh tế tư bản tư nhân
- Ra đời trên cơ sở tư hữu lớn về TLSX và quan hệ thuê mướn lao động trong xã hội
- Được tổ chức thành các đơn vị gọi là doanh nghiệp tư nhân.
- Đặc điểm: năng động, nhạy bén.
- Chủ trương của Đảng là khuyến khích, do đó thành phần kinh tế này phát triển rất nhanh rất. Tuy nhiên cũng có những tiêu cực cần khắc phục.
5/. Kinh tế tư bản nhà nước
- Ra đời trên cơ sở liên kết kinh tế giữa nhà nước với kinh tế nhà nước với kinh tế TB tư nhân
- Nguyên tắc: các bên đều có lợi
- Đảng chủ trương khuyến khích phát triển thành phần kinh tế này.
- Đây là hình thức kinh tế quá độ lên CNXH.
6/. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
- Bao gồm các loại hình kinh tế có sự tham gia của vốn đầu tư nước ngoài
- Vai trò của đầu tư nước ngoài có vị trí quan trọng trong nền kinh tế (là ngoại lực tác động: vốn, thị trường,...); Tóm tắt tình hình đầu tư nước ngoài tại VN.
Tóm lại: 6 thành phần kinh tế này có quan hệ tương tác với nhau, vừa cạnh tranh rất quyết liệt vừa hợp tác với nhau.
2.3. Tính thống nhất và mâu thuẫn giữa các thành phần kinh tế
Các thành phần kinh tế quan hệ trên tinh thần vừa hợp tác vừa cạnh tranh, vừa thống nhất vừa mâu thuẫn nhau
Nó thống nhât với nhau vì:
- Cùng hoạt động trong hệ thống phân công lao động.
- Cùng chịu sự quản lý thống nhất của nhà nước theo định hướng XHCN
- DN dù bất kỳ thành phần nào cũng có 2 mục tiêu (kinh tế và xã hội) tuy nhiên nó mâu thuẫn nhau.
Mâu thuẫn giữa các thành phần kinh tế:
- Mâu thuẫn là bản chất vì cơ sở kinh tế của mỗi thành phần khác nhau
- Quy luật chi phối của mỗi thành phần cũng khác nhau
Do đó các thành phần cạnh tranh nhau là tất yếu.
Tóm lại, Trong nền kinh tế nhiều thành phần thì sự thống nhất và mâu thuẫn giữa chúng là khách quan, đòi hỏi nhà nước phải có chính sách quản lý phù hợp với từng thành phần.
VI. CÔNG NGHIỆP HÓA HIỆN ĐẠI HÓA NỀN KT QUỐC DÂN TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CNXH Ở VIỆT NAM
1. Mục tiêu, quan điểm
+ Khái niệm: Là quá trình chuyển đổi căn bản toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế-xã hội từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện và phưong pháp tiên tiến hiện đại dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học - công nghệ tạo ra năng suất lao động xã hội cao.
+ Mục tiêu tổng quát, dài hạn:Xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp với quá trình phát triển của LLSX, đời sống vật chất, tinh thần cao, quốc phòng an ninh vững chắc dân giàu nước mạnh xã hội công bằng văn minh
Để đạt được mục tiêu tổng quát cần thực hiện mục tiêu trung hạn là đưa nước ta trở thành nước công nghiệp vào năm 2020.
Trước mắt từ đây đến 2010 cần nỗ lực CNH nông nghiệp nông thôn, phát triển mạnh các ngành công nghiệp chế biến.
+ Quan điểm: 6 quan điểm
- Giữ vững độc lập tự chủ đi đôi với mở rộng quan hệ quốc tế.
- Công nghiệp hóa là sự nghiệp của toàn dân
- Lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản để phát triển
- Xem khoa học công nghệ là động lực của sự phát triển
- Lấy hiệu quả KTXH làm tiêu chuẩn đánh giá lựa chọn các phương án phát triển.
- Kết hợp chặt chẽ giữa kinh tế và quốc phòng.
2. Nội dung cơ bản của CNH, HĐH- 3 nội dung
2.1. Phát triển LLSX, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại cho nền kinh tế quốc dân
CNH về thực chất là quá trình biến lao động thủ công thành lao động cơ giới, quá trình đó đòi hỏi phải phát triển mạnh các ngành công nghiệp để HĐH nền kinh tế quốc dân.
Quá trình phát triển công nghệ phải chú ý đến những vấn đề sau:
- Xác định được những phương hướng đúng đắn cho phát triển khoa học công nghệ: là phát huy được lợi thế của đất nước, tận dụng mọi khả năng để đạt được trình độ công nghệ tiên tiến.
- Tạo dựng được những điều kiện cần thiết để phát triển khoa học công nghệ: Đội ngũ nhà khoa học; có sự đầu tư cần thiết về tài chính; có chính sách kinh tế xã hội phù hợp
Cần chú ý nâng trình độ người lao động, coi trọng hoạt động nghiên cứu và ứng dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh.
2.2. Chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, hợp lý có hiệu quả.
Khái niệm: Cơ cấu kinh tế là tổng thể các quan hệ kinh tế giữa các ngành các vùng, các thành phần trong nền kinh tế quốc dân
Cần phải thiết lập cơ cấu kinh tế hợp lý là vì: nó quy định cơ cấu đầu tư, là điều kiện để tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Vì cơ cấu kinh tế của ta hiện nay lạc hậu, mất cân đối, đòi hỏi phải chuyển dịch. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế cần phải tuân thủ theo xu hướng sau:
- Tỷ trọng công nghiệp, xây dựng, dịch vụ ngày càng tăng, khu vực nông - lâm- thủy sản ngày càng giảm.
- Tóm lại, các ngành truyền thống thủ công giảm dần, các ngành có hàm lượng tri thức cao thì tăng dần.
Mục tiêu xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý. Tiêu chuẩn cơ cấu kinh tế hợp lý là:
- Nông nghiệp tăng về số lượng, giảm về tỷ trọng
- Công nghiệp và dịch vụ tăng cả số lượng và tỷ trọng
- Công nghệ sản xuất phải hiện đại hóa không ngừng
- Phải toàn dụng các nguồn lực của xã hội.
- Phải phù hợp với quy luật phân công xã hội
Phát huy lợi thế so sánh, chuyển dịch lao động theo hướng tiến bộ vì phân công lao động là tiền đề để chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế đến năm 2010 như sau:
Nông nghiệp 16-17% GDP
Công nghiệp 40-41% GDP
Dịch vụ 42-43% GDP
2.3. Thiết lập quan hệ sản xuất phù hợp theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Yêu cầu: quan hệ sản xuất phải được hoàn chỉnh thường xuyên phù hợp với trình độ phát triển của LLSX.
Mục tiêu lâu dài: Xây dựng quan hệ sản xuất XHCN.
Trước mắt Thiết lập quan hệ sản xuất định hướng XNCN.
3. Những tiền đề thực hiện thắng lợi mục tiêu CNH, HĐH - 5 tiền đề
3.1. Tích lũy vốn, huy động và sử dụng vốn có hiệu quả
Vai trò, tầm quan trọng của vốn:
o Nguồn vốn: trong nước và ngoài nước
o Yêu cầu sử dụng vốn: tuân thủ nguyên tắc bảo toàn và sinh lợi
3.2. Đào tạo nhân lực:
Vai trò, tầm quan trọng của nguồn nhân lực
Thực trạng nguồn nhân lực hiện nay
Hướng đào tạo phải phù hợp với nhu cầu của nền kinh tế
Coi trọng giáo dục đào tạo và chính sách phù hợp để sử dụng
3.3. Phát triển khoa học công nghệ
Coi đây là động lực, có vai trò quyết định năng lực cạnh tranh
KHCN là tiềm lực trí tuệ và sức sáng tạo của đất nước
Muốn vậy phải đẩy mạnh công tác nghiên cứu, đầu tư nghiên cứu cơ bản: mở rộng hợp tác nước ngoài, coi trọng việc đào tạo để hình thành đội ngũ các nhà khoa học đầu đàn
3.4. Mở rộng kinh tế đối ngoại
Nhằm tranh thủ cơ hội để huy động nguồn lực nước ngoài, trên tinh thần kết hợp văn hóa dân tốc và thời đại
3.5. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước
- Lịch sử cho thấy từ khi có Đảng ra đời đều thực hiện và đáp ứng nguyện vọng của người dân.
-Đòi hỏi phải nâng tầm lãnh đạo của Đảng, đủ năng lực tiếp thu cái mới hiện nay
- Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong giai đoạn mới.
VII. KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
1. Đặc trưng, bản chấ của KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam
KTTT của chúng ta là 1 mô hình kinh tế kết hợp giữa cái chung (cơ chế thị trường) với cái riêng (Chủ nghĩa xã hội)
Cụ thể:
- Các chủ thể có tính tự chủ rất cao
- Là nền kinh tế các quan hệ kinh tế chịu tác động của giá cả thị trường
- vận động chịu sự chi phối của các quy luật kinh tế (QL giá trị, QL cạnh tranh, QL cung cầu,...)
- Có sự điều tiết vĩ mô của nhà nước bằng pháp luật, chính sách kinh tế xã hội
KTTT thể hiện ở đặc trưng bản chất sau đây:
- Mục tiêu phát triển: giải phóng sức sản xuất (bao trùm), động viên tất cả các nguồn lực để thực hiện CNH, HĐH, thực hiện tăng trưởng và cải thiện đời sống nhân dân.
- Nền KTTT của chúng ta là nền KTTT nhiều thành phần trong đó KTNN giữ vai trò chủ đạo
- Là nền kinh tế mà quan hệ phân phối đa dạng (phân phối theo lao động là chủ yếu),
- KTTT có sự quản lý của nhà nước XHCN: nhằm phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của cơ chế thị trường
2. Thực trạng và giải pháp phát triển KTTT định hướng XNCH ở Việt Nam
2.1. Thực trạng
+ Trình độ KTTT còn sơ khai, kém phát triển
- Cơ sở vật chất kỹ thuật còn lạc hậu, thấp kém
- Kết cấu hạ tầng lạc hậu
- Phân công lao động kém phát triển
- Khả năng cạnh tranh của nền kinh tế thấp
+ Thị trường dân tộc đang trong giai đoạn hình thành chưa đồng bộ
- Tất cả các thị trường đều ở mức độ sơ khai
- Để có 1 nền KTTT cần hội đủ các loại thị trường sau: TT LLSX, TT tư liệu tiêu dùng, TT SLĐ, TT bất động sản, TT tài chính-tiền tệ, TT công nghệ.
+ Nền kinh tế của chúng ta đang có nhiều thành phần cùng tham gia, nhiều loại hình kinh tế tham gia, nhiều hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh đan xen nhau, chủ yếu là sản xuất nhỏ, phân tán.
+ Sự hình thành KTTT gắn liền với mở rộng kinh tế đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế, phù hợp vời xu hướng toàn cầu hoá hiện nay
+ Sự quản lý về KTXH của nhà nước còn yếu kém: Chính sách chưa đồng bộ, thiếu nhất quán, năng lực cán bộ còn hạn chế.
2.2. Giải pháp
- Thực hiện chính sách nhất quán kinh tế nhiều thành phần, quan trọng nhất (do chính sách trước đây cấm đoán tư nhân, hiện nay Đảng ta chủ trương thừa nhận, khuyến khích).
- Đẩy mạnh CNH., HĐH tăng cường ứng dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất kinh doanh để phân công lại lao động. Phân công lao động là tiền đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
- Hình thành và phát triển đồng bộ các loại thị trường (6 thị trường trên)
- Mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại
- Giữ vững ổn định chính trị, hoàn thiện hệ thống pháp luật.
- Xoá bỏ triệt để bao cấp, hoàn thiện cơ chế quản lý của nhà nước, đẩy mạnh cải cách hành chính quốc gia.
3. Cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước XNCH ở Việt Nam
3.1. Sự cần thiết chuyển sang KTTT có sự quản lý của nhà nước XHCN ở Việt Nam
Trước đổi mới cơ chế kinh tế của ta là bao cấp hiện nay là cơ chế thị trường. Vì cơ chế bao cấp phát sinh nhiều tiêu cực. Cụ thể:
- Sự quản lý của nhà nước chủ yếu bằng các mệnh lệnh hành chính
- Nhà nước can thiệp quá sâu vào các đơn vị cơ sở
- Thiếu coi trọng quan hệ hàng - tiền, quan hệ thị trường bị hình thức hóa.
- Bộ máy quản lý cồng kềnh, quan liêu, kém hiệu quả.
Phát sinh hậu quả nặng nền đẩy đất nước ta vào tình trạng khủng hoảng.
Đổi mới là tất yếu, là chuyển từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước XHCN.
3.2. Cơ chế thị trường
+ Khái niệm: Là cơ chế tự điều tiết của nền KTTT do tác động của các quy luật kinh tế khách quan,
Cơ chế TT là cơ chế kinh tế tự phát
Giá cả là cốt lõi, quan hệ cung - cầu là trung tâm, cạnh tranh là sức sống.
Giá cả thị trường là tín hiệu của cơ chế thị trường, nó có các đặc trưng: Cung cấp thông tin, phân bố các nguồn lực, thúc đẩy tiến bộ KH kỹ thuật
Tóm lại cơ chế thị trường là cơ chế 1 giá, giá cả thị trường chịu tác động của các yếu tố sau:
- Giá trị thị trường
- Sức mua của tiền tệ
- Quan hệ cung - cầu
- Mức độ cạnh tranh
Cạnh tranh là sự đấu tranh giữa các chủ thể để giành lợi thế trong kinh doanh, nó có vai trò: Điều chỉnh linh hoạt các quan hệ kinh tế, kích thích cải tiến kỹ thuật, thực hiện phân phối 1 cách công bằng, tạo động lực phát triển
Tuy nhiên cạnh tranh cũng phát sinh nhiều tiêu cực cả trong sản xuất và đời sống.
+ Ưu nhược điểm của KTTT
Ưu điểm
- Kích hoạt sự hoạt động của các chủ thể làm nền kinh tế năng động sáng tạo
- Đưa tới cân bằng cung - cầu
- Kích thích đổi mới kỹ thuật
- Kích thích việc phân bổ và sử dụng tối ưu các nguồn lực
- Tạo khả năng thích ứng cao
Nhược điểm
- Tự phát tạo điều kiện cho khủng hoảng kinh, mất cân đối
- Phá hoại môi trường, gây ô nhiễm môi trường
- Phân hóa thu nhập, phân hóa giàu nghèo.
- Có nhiều khuyết tật trong đời sống và sản xuất
3.3. Sự điều tiết vĩ mô của nhà nước XHCN ở Việt Nam
+ Vai trò và chức năng kinh tế của nhà nước
- Nhà nước phải chủ động ổn định chính trị, kinh tế - xã hội, môi trường
- Nhà nước phải chủ động định hướng, hướng dẫn sự phát triển của nền kinh tế.
- Nhà nước phải chủ động duy trì cạnh tranh, chống độc quyền, làm cho nền kinh tế hoạt động có hiệu quả.
- Nhà nước phải chủ động khắc phục những tiêu cực do thị trường gây ra (khủng hoảng, mất cân đối, ô nhiễm,)
+ Nội dung quản lý nhà nước
- Nhà nước chủ động quyết định các chiến lược phát triển kinh tế xã hội.
- Chủ động xây dựng các kế hoạch phát triển KT-XH gắn với từng giai đoạn.
- Tổ chức bộ máy để thực hiện kế hoạch.
- Giữ quyền chỉ huy điều hòa, phối hợp các hoạt động.
- Kích thích và trừng phạt khi cần thiết
+ Các công cụ điều tiết
- Công cụ pháp luật
- Tăng cường công cụ kế hoạch hóa
- Sử dụng sức mạnh kinh tế của nhà nước (dự trữ quốc gia, chi tiêu ngân sách).
- Tăng cường các chính sách tài chính, tiền tệ
- Điều tiết thương mại
VIII. PHÂN PHỐI THU NHẬP TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ
LÊN CNXH Ở VIỆT NAM
1. Phân phối theo lao động
Phân phối theo lao động được thực hiện trong các đơn vị kinh tế nhà nước.
+ Phân phối theo lao động tồn tại khách quan hiện nay vì:
- Phân phối bình quân thì mất động lực, phân phối theo nhu cầu thì chưa đủ điều kiện thực hiện.
- Trong xã hội còn có sự khác biệt cả về tính chất và trình độ lao động.
- Lao động chưa trở thành nhu cầu của cuộc sống mà đang là phương tiện để tạo ra thu nhập (tự giác chưa cao)
Phân phối theo lao động là khách quan và là hình thức chủ yếu ở nước ta hiện nay.
+ Căn cứ để phẩn phối
- Căn cứ vào số lượng và chất lượng lao động của mỗi người để phân phối, nguyên tắc: làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, cụ thể căn cứ vào số lượng lao động và sản phẩm làm ra.
- Căn cứ vào mức độ thành thạo công việc của lao động.
- Căn cứ vào mục tiêu lao động
- Căn cứ vào tính chất lao động, do đặc thù của các ngành nghề.
+ Biểu hiện của phân phối theo lao động
- Tiền công trong các đơn vị sản xuất kinh doanh
- Tiền thưởng
- Phụ cấp
- Tiền lương trong các cơ quan hành chính
+ Tác dụng của phân phối theo lao động
- Thúc đẩy tất cả lao động tự giác, có trách nhiệm
- Thúc đẩy người lao động nâng cao tay nghề, tìm tòi phương pháp sản xuất có hiệu quả.
- Đảm bảo công bằng.
+ Tuy nhiên cũng có những hạn chế:
- Một bộ phận dân cư không tham gia vào lao động nên không được phân phối.
- Cản trở phổ biến kinh nghiệm, tạo tính ích kỷ.
2. Từng bước thực hiện công bằng trong phân phối
Xuất phát yêu cầu xã hội, nhằm xây dựng xã hội công bằng, cần phải:
- Phát triển mạnh mẽ LLSX để phát triển năng suất lao động, tăng nguồn thu.
- Hoàn thiện chính sách tiền công
- Điều tiết thu nhập
- Tăng cường luật pháp để: Bảo vệ những người có thu nhập chân chính, ngăn chặn thu nhập bất chính
- Tăng cường thực hiện các chính sách xã hội, trong đó có chính sách xóa đói giảm nghèo.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top