phan tich 10 cau dau viet bac

Tố Hữu ( 1920-2002) được đánh giá là lá cờ đầu của nền văn nghệ cách mạng Việt Nam .Ông để lại một sự nghiệp văn chương phong phú , giàu giá trị và một phong cách nghệ thuật độc đáo mang tính trữ tình-chính trị sâu sắc , đậm đà tính dân tộc . Rất tiêu biểu cho những tìm tòi sáng tạo không ngừng của nhà thơ là bài thơ Việt Bắc .Có thể nói , tinh hoa của tác phẩm lắng đọng trong mười câu thơ diễn tả nỗi nhớ của người về xuôi với cảnh thiên nhiên và con người Việt Bắc

Ta về mình có nhớ ta ,

Ta về , ta nhớ những hoa cùng người

Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi

Đèo cao nắng ánh , dao gài thắt lưng

Ngày xuân mơ nở trắng rừng

Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang

Ve kêu rừng phách đổ vàng

Nhớ cô em gái hái măng một mình

Rừng thu trăng rọi hoà bình

Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung"

II.Thân bài

2.Phân tích đoạn thơ

Và có lẽ đẹp nhất trong nỗi nhớ Việt Bắc là ấn tượng không phai về những người dân hoà quyện với thiên nhiên , núi rừng tươi đẹp :

Ta về mình có nhớ ta

Ta về ta nhớ những hoa cùng người

Đoạn thơ mở đầu bằng một câu hỏi tu từ , nhưng hỏi chỉ là cái cớ để bộc lộ chiều sâu tình cảm . Điệp từ "ta" và "nhớ" khẳng định , nhấn mạnh nỗi nhớ da diết của người về thủ đô. Phép liệt kê " những hoa cùng người" nêu lên đối tượng của nỗi nhớ . Đó là những gì tươi đẹp nhất của chiến khu . Hoa là kết tinh hương sắc của thiên nhiên còn người là kết tinh vẻ đẹp của đời sống xã hội . Xét cho cùng , người cũng là một loại hoa của đất . Hoa và người đặt cạnh nhau càng tôn tạo vẻ đẹp cho nhau , làm sáng lên cả không gian núi rừng Việt Bắc trùng điệp .

Tám câu thơ còn lại tràn ngập ánh sang với rất nhiều đường nét, màu sắc, âm thanh,... trong cảnh và người hòa quyện. Bốn cặp lục bát tạo thành bốn bức tranh. Bốn bức tranh hợp nhất lại thành một bộ tứ bình hoàn chỉnh, miêu tả vẻ đẹp của bốn mùa trong năm.

Thứ tự sắp xếp có hơi khác so với nghệ thuật cổ điển. Bức tranh đầu tiên trong bộ tứ bình là bức tranh về khung cảnh mùa đông

Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi

Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng

Mùa đông, rừng biếc xanh một màu xanh đầy sức sống chứ không phải là sự tàn tạ thường thấy. Gam màu chủ đạo là mùa xanh, một màu xanh bạt ngàn của rừng cây. Giữa màu xanh bạt ngàn đó đột ngột cháy bùng lên màu đỏ tươi của hoa chuối rừng. Chúng như những bó đuốc ấm áp giữa trời đông lạnh giá. Giữa màu xanh của cây là, màu đỏ của hoa chuối, lấp lánh vẻ đẹp hình bóng của con người: "Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng". Tác giả đã sử dụng biện pháp đảo ngữ "nắng ánh", tạo được sự hòa nhập giữa con người và thiên nhiên

Xuân sang, cả cánh rừng Việt Bắc ngập tràn hoa mơ. Nền xanh nhường chỗ cho nền trắng tinh khiết:

Ngày xuân mơ nở trắng rừng

Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang

Sắc trắng tinh khiết, dịu dàng phủ lên cả cánh rừng, gợi cảm giác thơ mộng. giữa màu trắng nên thơ ấy, con người Việt Bắc với vẻ đẹp tài hoa trong lao động xuất hiện với sự mềm mại khéo léo, tinh tế. Thiên nhiên và con người hòa quyện, tô điểm, nâng cao vẻ đẹp cho nhau.

Hè đến, rừng Việt Bắc bỗng trở nên sống động, tưng bừng rộn rã:

Ve kêu rừng phách đổ vàng

Nhớ cô em gái hái măng một mình

Trong hai bức tranh trên, chúng ta chỉ mới thấy được đường nét, màu sắc, ánh sang. Đến đây ta còn nghe được âm thanh. Trong một câu thơ ta thấy được cả thời gian và không gian luân chuyển sống động. Hè đến, rừng phách nhất loạt trổ hoa vàng. Động từ "đổ vàng" đã diễn tả tài tình sự thay màu đột ngột của rừng phách . Khi tiếng ve vang lên báo hiệu hè đến , cả rừng phách xanh tươi bỗng khai nở muôn nghìn cánh hoa màu vàng óng ả. Trong giàn nhạc và thảm hoa ấy , nhà thơ nhớ đến một người con gái. Cô sơn nữ một mình trong núi rừng không gợi ấn tượng buồn hiu hắt mà lại mang vẻ đẹp khoẻ khoắn vì cô hiện lên trong tư thế lao động vất vả , giản dị nhưng cũng rất thơ mộng, vui vẻ. Cô gái trở thành điếms áng nổi bật trên nền vàng của bức tranh mùa hạ, trong bản nhạc ve rộn rã.

Cuối cùng là một đêm thu dưới ánh trăng hòa bình âm vang tiếng hát:

Rừng thu trăng rọi hoà bình

Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung

Ba bức tranh trên là khung cảnh ban ngày. Bức tranh thứ tư lại là cảnh ban đêm - đêm trăng. Ba bức tranh trên, bức nài cũng có hoa, bức tranh thứ tư tuy không có một loại hoa cụ thể nhưng từng mảng sang tối do ánh trăng roij vòa cây lá đã tạo nên một thứ hoa rất đẹp, vẽ lên một khung cảnh rất huyền ảo khiến cho ta gợi nhớ đến 2 câu thơ Bác viết năm 1941:

"Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng long cổ thụ bóng lồng hoa."

Cùng với đêm trăng sang là tiếng hát ân tình thủy chung, người đọc không thể cảm giác đây là một đêm trong kháng chiến, đầy bom đạn. Chữ "ai" là cách nói bóng gió khiến câu thơ càng trở nên tình tứ, ru người đọc vào một thế giới đầy ân tình.

Đoạn thơ ngắn 10 dòng trên mang âm điệu ngọt ngào , từ ngữ trong sáng giản dị giàu sức gợi , in đậm phong cách thơ Tố Hữu đã bộc lộ sự gắn bó sâu sắc của nhà thơ với Việt Bắc . Qua nỗi nhớ , niềm trân trọng tha thiết của nhà thơ , cảnh và người VB hiện lên thật gần gũi , chân thực mà thơ mộng , trữ tình. Thông qua tình cảm riêng của mình , Tố Hữu đã nói lên tình cảm của cả một thế hệ với quê hương đất nước , đã ngợi ca tình nghĩa thuỷ chung ân tình của nhân dân ta .

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #minhken