sari



LỊCH sử RA ĐỜI

Sari hay còn gọi là Saree là trang phục truyền thống của người Ấn Độ dành cho phụ nữ ở mọi lứa tuổi. Nó xuất hiện lần đầu tiên ở tiểu lục địa Ấn Độ và được nhắc đến rất nhiều trong các sử thi, truyên thuyết của Ấn Độ. Xuất hiện từ khoảng năm 150 TCN đến nay nó được coi là trang phục truyền thống của Ấn Độ. Theo sử sách thì Sari lần đầu tiên được nhắc đến trong sử thi Ấn Độ, tính tới nay bộ sử thi nghệ thuật này cũng có niên đại khoảng 5000 năm tuổi

PHÂN BIỆT SARI CỔ VS SARI HIỆN ĐẠI

trang phục sari cổ:

Sari truyền thống đó là trang phục làm từ các mảnh vải quấn quanh người gồm có 2 mảnh

-một để quấn quanh eo làm lớp váy lót che lấy người

-một để quấn ngang eo rồi bắt chéo qua vai và buông rủ xuống mềm mại.

Sari hiện đại:

Trang phục sari hiện đại có nhiều nét cách tân

-một mảnh vải đơn dài khoảng từ 5 -9 mét

-một mảnh rộng khoảng một mét.

- Hai mảnh không đơn điệu như trước đây mà được trang trí với nhiều chi tiết ren, viền và đính đá cầu kỳ, lộng lẫy hơn cho phù hợp với yêu cầu của cuộc sống hiện đại nhưng vẫn giữ nguyên kiểu thiết kế, không mất đi nét truyền thống

-.Phần vải quấn quanh eo được coi là linh hồn làm nên vẻ đẹp của Sari, người mặc đẹp hay xấu là tùy thuộc vào cách quân này, với hàng trăm cách quấn khác nhau, phổ biến nhất là quấn sari quanh eo và vắt qua vai.

CÁCH MẶC

Sari không chỉ là một bộ quần áo truyền thống của người phụ nữ Ấn mà còn là một nét văn hóa tôn thêm sự bí ẩn và quyến rũ của người phụ nữ Ấn Độ. Những bộ quần áo được thiết kế cầu kì, chi tiết với nhiều họa tiết được thêu hoàn toàn bằng tay ôm trọn lấy vóc dáng của người phụ nữ..

Cách mặc sari cơ bản

-lấy mảnh vải nhỏ hơn quấn dần quanh hông và bận mép vải quận với phần mép vải trước quận hướng vào trong bụng làm lớp vái lót

-lấy mảnh sari lớn bắt đầu từ phần sống lưng ngang hông quấn về phía trước theo chiều ngược chiều kim đồng hồ

-tiếp theo phần sari ở trước bụng có thể quấn xếp li bằng một khoảng đo từ ngón trỏ đến ngón cái làm phần xếp li này đến hết phần bụng trước

-quấn sang phần lưng đến sống lưng

-lấy phần đầu còn lại của mảnh sari xếp gập kiểu rẻ quạt và cố định ngay ngắn khoảng 50cm sau đó khoác phần đầu mảnh sari sang bên vai phải

-ghim băng cố định phần mảnh sari trên vai cho ngay ngắn

-xòe phần đầu của mảnh sari vắt chéo trước ngực và ghim một góc vải sang phần hông bên trái

Nét đặc sắc khi khoác 1 bộ sari lên người:

-Sari không mang lại một vẻ đẹp khỏe khoắn, quan trọng hơn nó có thể che được khuyết điểm của người mặc và tôn lên đường cong thân hình quyến rũ của người con gái.

-mặc sari có thể lộ vai ,rốn tạo nên nét quyến rũ nhưng tuyệt đối sẽ không có bộ sari hở đùi và bắp chân tạo nên phần tà váy dài từ eo đến gót chân.

Trang sức kết hợp

Nhắc đến sari Ấn Độ không thể không nhắc đến các món trang sức kèm theo làm

tăng thêm vẻ quyến rũ và bí ẩn mang nét rất riêng của người dân Ấn Độ:

Nhẫn, mề đay đeo trán

Không giống như nhẫn ở các nước phương Tây chỉ là nhẫn trơn hoặc gắn một viên

đá quý ở giữa. Nhẫn cưới của người Ấn được đính rất nhiều những viên đá nhỏ

chạy xung quanh, chính giữa là viên đá lớn nhất màu đỏ.

Người Ấn cho rằng, nhẫn đẹp phải được tạo hình như một bông hoa hướng

dương. Ngoài ra, thay vì kim cương, nhiều loại đá quý khác nhau sẽ được chọn lựa

để làm nên chiếc nhẫn này.

Vòng tay

Đây là một phụ kiện không thể thiếu cho cô dâu. Một bộ vòng có 7 chiếc khác

nhau bao gồm: hai vòng vàng trơn, hai vòng vàng chạm khắc, một vòng vàng đính

đá quý và hai vòng bạc nạm ngọc. Chuỗi vòng càng cầu kì, tinh xảo thì gia đình cô

dâu càng được đánh giá cao.

Chiếc mũ giống chức năng của chiếc khăn voan cài tóc. Mũ thường được may màu

đỏ, trùng màu váy bằng vải lụa hoặc nhung, với điểm nhấn là phần mề đay trang

trí bằng vàng kéo dài ngang trán.

Những mề đay này thường được gia đình cô dâu đặt thợ kim hoàn làm ba chiếc,

một đeo trên tráng và một cặp nhỏ hơn làm hoa tai. Chiếc mề đay được thiết kế

đính đá quý rất cầu kì trong nhiều ngày liền.

Vòng đeo mũi

Vòng đeo mũi là một loại trang sức khá kì lạ nhưng không thể thiếu trong những

đám cưới ở Ấn Độ. Chiếc vòng này biểu tượng cho sự trong trắng của cô dâu.

Vòng bắt buộc phải làm bằng vàng, trên có đủ 9 viên đá quý gồm đá đỏ và đá

trắng. Bất cứ cô gái người Ấn nào muốn đẹp hoàn hảo đều phải chịu đau đớn xỏ

khuyên mũi trước ngày cưới.

Nghệ thuật xăm

vẽ Henna đã ra đời từ hàng ngàn năm nay, và luôn là một nét văn hóa quyến rũ và bí ẩn của người Ấn Độ.

Ở Ấn Độ, Henna thường là môn vẽ trang trí cho phụ nữ. Tuy nhiên, vào một số dịp đặc biệt, đàn ông cũng vẽ Henna. Đám cưới thường là dịp để các nghệ sĩ Henna trổ tài. Cô dâu, chú rể và cả một số khách mời đám cưới đều được trang trí với những họa tiết Henna đẹp mắt. Trong trường hợp này Henna tượng trưng cho sự màu mỡ, sinh sôi nảy nở và tình yêu đôi lứa.

Xa xưa, khi cô dâu và chú rể được hứa hôn từ gia đình, Henna là cách để họ nhận ra nhau trong đám cưới. Tên của người chồng cũng sẽ được khéo léo hòa quyện trong hoa văn tinh tế của Henna, biểu hiện một mối dây liên hệ khăng khít giữa hai người.

QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN

Sari có từ thời văn minh đồ đồng khi mà phụ nữ thời kỳ đó đã dùng một mảnh vải dài che thân, trông như một chiếc váy. Tuy nhiên, "sari" lại bắt nguồn từ "sattika" - một thuật ngữ Prakrit, đọc rút ngắn lại là sati, sau này đọc chệch thành sari.

Ngoài yếu tố sắc đẹp, hẳn không ít phụ nữ Ấn rất tự hào khi họ diện trên mình trang phục sari. Điều này có thể là minh chứng cho việc ngày nay, có tới hơn 80% phụ nữ Ấn thích mặc trang phục sari hơn là trang phục hiện đại, bởi vẻ quyến rũ gợi cảm rất riêng của loại trang phục truyền thống này.

Sari không chỉ là một kiểu trang phục mà nó là một trang phục truyền thống, là biểu tượng phong cách sống của phụ nữ Ấn Độ.

Khi phụ nữ Ấn mặc sari thì nó thể hiện được vẻ đẹp duyên dáng huyền bí riêng biệt của họ, cũng như phản ánh một bề dày truyền thống văn hóa.

Lịch sử ghi lại, sari được nhắc đến lần đầu tiên đó là trong sử thi của Ấn độ, và được xem là một di sản nghệ thuật có 5.000 năm tuổi.

Trong thời kỳ Hy Lạp cổ đại, sari được kết cấu từ hai mảnh vải dài, một mảnh dùng để quấn xung quanh cơ thể, trong khi mảnh còn lại thì vắt chéo ngang bán thân và vai. Phần cuối vải thừa có thể để buông hoặc vắt ra sau lưng.

Tuy nhiên, ngày nay, trang phục sari hiện đại thì chỉ có một mảnh vải đơn dài khoảng từ 5 -9 mét (cũng có khi là 12 mét) và một mảnh rộng khoảng một mét. Hai mảnh sari không còn đơn điệu mà được trang trí bởi những đường nét thêu thùa, viền ren, hoa văn xinh xắn hoặc thậm chí là đính đá quý. Nếu như mục đích của phụ nữ là muốn khoe nữ trang và trang sức thì cô ấy có thể đi ra ngoài mà không cần mặc sari thêu thùa.

Sari có thể có nhiều màu sắc khác nhau. Trước đây, phụ nữ Ấn thường chỉ mặc áo sari một màu, tuy nhiên khi xã hội ngày càng phát triển thì màu sắc của sari ngày càng trở nên đa dạng, óng ánh và đường nét trang trí tinh xảo, tỉ mỉ đến từng chi tiết nhỏ.

Có một số tông màu đặc biệt thể hiện cho nền văn hóa Ấn đó là bà quả phụ thì thường mặc áo sari đơn giản màu trắng, không có trang sức. Nếu phụ nữ có thai thì cô ấy sẽ mặc sari màu vàng trong 7 ngày. Áo sari trong ngày cưới thường có thêu màu đỏ với những sợi vàng. Áo sari màu xanh lá của đạo Hồi và áo màu xanh da trời thì dành cho phụ nữ có đẳng cấp thấp trong xã hội.

Nhưng ngày nay, chỉ còn một số ít phụ nữ đi theo quy luật này. Mà điều quan trọng là người ta sẽ chọn vải áo sari đẹp và thời trang.

Sự tiện lợi của Sari là tạo cảm giác thoải mái cho người mặc. Hơn nữa có thể khoe được thân hình quyến rũ cũng như che đi được khuyết điểm trên cơ thể bạn gái.

Tại Ấn Độ, người đàn ông thường đảm nhiệm công việc may áo sari, bởi vì họ cho rằng đàn ông là người biết cách làm như thế nào để đẹp cho phụ nữ. Hai người thợ dệt vải có thể mất tới 7 tháng để may một chiếc áo sari chất lượng tốt. Hơn nữa người đàn ông cũng có thể làm công việc nhuộm và thêu thùa sari.

Thoạt nhìn đầu tiên thì dường như tất cả áo sari đều giống nhau nhưng thực chất có rất nhiều sari khác nhau. Phụ nữ Ấn ở tầng lớp trung lưu thì có hơn một trăm chiếc áo sari để mặc trong nhiều cơ hội khác nhau. Giá cả của Sari không rẻ nhưng một chiếc áo sari tốt thì không bao giờ mất màu hoặc bị phai. Nó có thể truyền từ đời này sang đời khác.

Sari phát triển theo từng thời kỳ, do đó không bao giờ lỗi thời và đã trở nên bất diệt với thời gian. Kiểu cách mặc sari rất phong phú và đặc thù tùy theo từng vùng, tuy nhiên, cách phổ biến nhất là quấn quanh người và kết thúc bằng cách quấn chéo và che một bên vai.

ỨNG DỤNG ĐẾN HIỆN TẠI

Ngày nay, do sự xuất hiện ngày càng nhiều của những mẫu quần áo đơn giản và tiện dụng nên phụ nữ ở các thành phố lớn của Ấn Độ không còn sử dụng sari thường xuyên mà chỉ mặc nó trong những dịp lễ nghi quan trọng. Trong khi đó, ở các vùng nông thôn thì sari vẫn là trang phục chủ yếu.

CÁC BỘ SƯU TẬP LẤY CẢM HỨNG TỪ SARI ẤN

Spring 2016 couture :Eliesaab

Banana Republic : bộ sưu tập Xuân 2017

Hermès : mùa xuân năm 2008

Alexander McQueen: mùa thu 2008

Isabel Marant: mùa xuân 2016

Marchesa: mùa xuân 2013

Chanel : trước mùa thu 2012-*

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top