Quy chế thành lập và cấp giấy phép hoạt động đối với tổ chức tín dụng:
1. Quy chế thành lập và cấp giấy phép hoạt động đối với tổ chức tín dụng:
Giấy phép hoạt động là chứngchỉ hành nghề của tổ chức tín dụng.
Trước đây việc cấp giấy phép thành lập và giấy phép hoạt động là hai khâu nay đơn giản hoá thủ tục hành chính, tránh chồng chéo phiền hà trong việc cấp giấy phép thành lập , giấy phép hoạt động cho các tổ chức tín dụng hoạt động.
Điều 21 Luật các tổ chức tín dụng:
- Thẩm quyền cấp giấy phép thành lập hoạt động thuộc Ngân hàng Nhà nước. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hay uỷ quỳen cho thống đốc Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép thành lập và hoạt động cho các tổ chức tín dụng trên địa bàn của chi nhánh.
* Điều kiện để được cấp giấy phép thành lập và hoạt động đối với tổ chức tín dụng, giấy phép hoạt động Ngân hàng:
a/ Đối với tổ chức tín dụng (Điều 14 và Điều 22 Luật các tổ chức tín dụng):
1- Có nhu cầu hoạt động Ngân hàng trên địa bàn xin hoạt động đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của nền kinh tế và đảm bảo sự tồn tại và phát triển của tổ chức tín dụng.
2 - Có vốn pháp định theo quy định của pháp luật. Vốn trong các tổ chức tín dụng là cơ sở quan trọng để xác định mức huy động vốn, khả năng cho vay vốn và căn cứ để tính các tỷ lệ an toàn cho các hoạt động của tổ chức tín dụng.
Ví dụ: Nghị định 82/1998/NĐCD 3/10/98 về ban hành danh mục vốn pháp định của các tổ chức tín dụng:
- Ngân hàng thương mại quốc doanh:
Ngân hàng nông nghiệp 2.200 tỷ VNĐ
Ngân hàng công thương, ngoại thương 1.100 tỷ VNĐ
- Ngân hàng thương mại cổ phần: Đô thị: Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh 70 tỷ VNĐ,
Thành phố khác 50 tỷ VNĐ
Nông thôn 5 tỷ VNĐ
3 - Thành viên sáng lập phải là tổ chức, cá nhân có uy tín và năng lực tài chính (ảnh hưởng đến hợp đồng kinh doanh của tổ chức tín dụng).
4 - Người quản trị, điều hành có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và trình độ chuyên môn phù hợp với từng loại hình tổ chức tín dụng: đảm bảo cho tổ chức tín dụng an toàn, hiệu quả, hạn chế tình trạng phá sản trong tổ chức tín dụng.
5 - Có điều lệ tổ chức, hoạt động phù hợp với quy định của luật các tổ chức tín dụng và quy định khác của pháp luật.
Điều lệ xác định: Mục tiêu, phương hướng, phạm vi, nội dung hoạt động, phương hướng, cách thức tổ chức bộ máy quản lý, chế độ tài chính.
Điều 30 Luật các tổ chức tín dụng quy định: " Điều lệ của tổ chức tín dụng chỉ được thực hiện sau khi được Ngân hàng Nhà nước chuẩn y"
6- Có phương án kinh doanh khả thi, đảm bảo cho hoạt động có hiệu quả. Ngoài ra, các tổ chức tín dụng có vốn đầu tư nước ngoài phải thỏa mãn các điều kiện sau:
Đối với tổ chức tín dụng liên doanh, tổ chức tín dụng phi Ngân hàng 100% vốn nước ngoài phải được cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cho phép hoạt động Ngân hàng, được cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cho phép hoạt động tại Việt Nam.
Đối với chi nhánh Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam cần thêm điều kiện:
Được cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cho phép mở chi nhánh tại Việt Nam.
Cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài có văn bản đảm bảo khả năng giám sát toàn bộ hoạt động của chi nhánh tại Việt Nam.
Ngân hàng nước ngoài có văn bản bảo đảm chịu trách nhiệm đối với mọi nghĩa vụ và cam kết của chi nhánh tại Việt Nam.
b/ Đối tổ chức không phải là tổ chức tín dụng
Điều kiện là:
Hoạt động Ngân hàng là cần thiết và có liên quan chặt chẽ với hoạt động chính.
Có đủ vốn và điều kiện vật chất phù hợp với yêu cầu của hoạt động Ngân hàng.
Có đội ngũ am hiểu hoạt động Ngân hàng.
Có phương án kinh doanh khả thi về hoạt động Ngân hàng.
* Thủ tục xin cấp giấy phép thành lập, giấy phép hoạt động:
- Tổ chức tín dụng muốn được cấp giấy phép thành lập và hoạt động phải lập hồ sơ và thực hiện các thủ tục theo các yêu cầu quy định tại Đ22 - 23 Luật các tổ chức tín dụng.
Hồ sơ xin cấp giấy phép thành lập gồm:
1. Đơn xin cấp giấy phép thành và hoạt động
2. Dự thảo điều lệ
3. Phương án hoạt động 3 năm đầu trong đó nêu rõ hiệu quả và lợi ích kinh tế hoạt động Ngân hàng.
4. Danh sách, lý lịch các văn bản chứng minh năng lực, trình độ hoạt động chuyên môn của thành viên sáng lập, thành viên họat động quản trị, ban kiểm soát, tổng giám đốc, tổng mức vốn góp, phương án góp vốn và danh sách những cá nhân, tổ chức góp vốn.
5. Tình hình tài chính và những thông tinliên quan khác về cổ đông lớn.
6. Chấp nhận của UBND có quyền về nơi đặt trụ sở của tổ chức tín dụng.
* Đối với tổ chức tín dụng nước ngoài cần bổ sung thêm:
Điều lệ tổ chức tín dụng nước ngoài
Giấy phép hoạt động của tổ chức tín dụng nước ngoài
Văn bản của cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cho phép tổ chức tín dụng ngoài hợp đồng tại Việt Nam.
Bảng cân đối tài chính, bảng tổng kết lỗ lãi đã được kiểm toán và báo cáo tình hình hoạt động3 năm gần nhất của tổ chức tín dụng nước ngoài (nếu là tổ chức tín dụng liên doanh)
Họ tên, lý lịch của người điều hành tổ chức tín dụng nước ngoài ở Việt Nam.
* Đối với tổ chức không phải là tổ chức tín dụng thì phải có:
Đơn xin cấp giấy phép hoạt động Ngân hàng
Quyết định hay giấy phép thành lập giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ngành nghề hiện tại.
Điều lệ
Danh sách lý lịch thành viên hội đồng quản trị, tổng giảm đốc ban kiểm soát.
Tình hình tài chính 3 năm gần nhất
Phát động hoạt động kinh doanh.
(Đối với doanh nghiệp thông thường nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký kinh doanh thuộc ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở kinh doanh sau 15 ngày có kết quả).
- Trong thời gian 90 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu, thẩm tra, đối chiếu với quy định để cấp giấy phép những từ chối cấp giấy phép.
Từ chối cấp giấy phép Ngân hàng phải có văn bản giải thích rõ lý do. Nếu cấp thì phê chuẩn điều lệ.
* Trách nhiệm của tổ chức tín dụng kể từ khi được cấp giấy phép:
- Tổ chức tín dụng được cấp giấy phép phải nộp một khoản lệ phí cấp giấy phép theo quy định. Pháp lệnh năm 1990 quy định 0,2 vốn điều lệ. Bây giờ BTC có quy định riêng.
- Phải sử dụng đúng tên và hoạt động đúng nội quy ghi trong giấy phép.
- Sau khi được cáp giấy phép tổ chức tín dụng phải đăng ký kinh doanh (tại phòng đăng ký kinh doanh) và khai trương hoạt động theo quy định tại điều 25, 26, 27, 28 Luật các tổ chức tín dụng.
Tổ chức tín dụng khi có thay đổi một trong các điểm sau phải được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản trước khi tiến hành.
Tên của tổ chức tín dụng
Mức vốn điều lệ, mức vốn được cấp.
Địa điểm đặt trụ sở chính, sở giao dịch, chi nhánh văn phòng đại diện.
Nội dung, phạm vi và thời hạn hoạt động.
Chuyển nhượng cổ phần có ghi tên quá tỷ lệ quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Tỷ lệ cổ phần của các cổ đông lớn.
Thành viên hội đồng quản trị, tổng giám đốc, giám đốc và thành viên làm kiểm soát.
Sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận - tổ chức tín dụng phải đăng ký với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về những thay đổi đó và phải đăng ký báo Trung ương và thực hiện theo quy định Điều 31 Luật các tổ chức tín dụng.
** Điều kiện hoạt động
- Tổ chức tín dụng đã được cấp giấy phép, muốn tiến hành hoạt động phải có đủ các điều kiện sau:
1. Có điều lệ được Ngân hàng Nhà nước chuẩn y.
2. Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, có đủ vốn pháp định và trụ sở phù hợp với yêu cầu hoạt động của Ngân hàng.
3. Phần vốn pháp định góp bằng tiền phải gửi vào tài khoản phong tỏa (không được hưởng lãi) mở tại Ngân hàng Nhà nước trước khi hoạt động tối thiểu 30 ngày. Số vốn này sẽ được giải tỏa khi tổ chức tín dụng hoạt động.
4. Đăng báo Trung ương và địa phương theo quy định của pháp luật về nội dung quy định trong giấy phép.
- Đối với các tổ chức không phải là tổ chức tín dụng đã được cấp giấy phép hoạt động Ngân hàng muốn tiến hành hoạt động Ngân hàng phải có đủ đỉều kiện sau:
1. Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, có trụ sở kinh doanh phù hợp với yêu cầu hoạt động Ngân hàng;
2. Đăng báo trung ương, địa phơng theo quy định của pháp luật về nội dung quy định trong giấy phép.
Các tổ chức được Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép thì trong thời hạn 12 tháng phải hoạt động.
** Thu hồi giấy phép: (Điều 29)
Tổ chức tín dụng khi rơi vào một trong các trường hợp sau:
1. Có chứng cứ là hồ sơ xin cấp giấy phép có những thông tin cố ý làm sai sự thật.
2. Sau 12 tháng kể từ ngày được cấp giấy phép mà tổ chức đó không hoạt động.
3. Tự nguyện hoặc bị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền buộc giải thể;
4. Chia tách, sát nhập, hợp nhất, phá sản;
5. Hoạt động sai mục đích;
6. Không có đủ các điều kiện để hoạt động.
Sau khi bị thu hồi giấy phép, Tổ chức tín dụng đó phải chấm dứt ngay các hoạt động Ngân hàng.
Quyết định thu hồi giấy phép được Ngân hàng Nhà nước công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top