CÔNG NĂNG TRÌ CHÚ LĂNG NGHIÊM

CÔNG NĂNG CỦA THẦN CHÚ
THỦ LĂNG NGHIÊM
(Trích trong Kinh Lăng Nghiêm, quyển 7)
"Như hàng Hữu Học chưa thoát khỏi Luân Hồi, có Tâm chí thành cầu tu chứng quả vị A La Hán. Nếu ở trong Đạo Trường, không trì bài Chú này thì thân tâm của Hành Giả khó có thể tránh thoát khỏi được sự quấy nhiễu của Tà Ma.

Nếu có chúng sinh tùy theo vật dụng có được trong nước mình cư ngụ như: Vỏ cây hoa, lá cây Bối, giấy trắng, nhung trắng… đem viết bài Chú này vào rồi đựng trong một cái túi thơm. Như người ấy ngu muội chẳng thể tụng nhớ được thì ở trên thân mình hoặc để trong nhà thì trọn đời người ấy chẳng bị các thứ độc làm hại.

Bài chú Lăng Nghiêm hay cứu chúng sinh thoát khỏi mọi sự sợ hãi và giúp cho chúng sinh tu thành Trí Tuệ xuất Thế Gian.

Trong thời Mạt Pháp. Nếu có người trì tụng hoặc dạy người khác trì tụng Thần Chú Lăng Nghiêm thì kẻ ấy không bị các nạn: Lửa đốt, nước cuốn trôi, độc hại… cho đến tất cả Chú Ngữ độc ác của các hàng Trời, Rồng, Quỷ, Thần, Yêu Tinh, Ma, Mỵ… đều chẳng thể hại được. Khi trì tụng bài Chú này mà Tâm được chính định rồi thì hết thảy mọi thứ bùa chú, nọc độc, thuốc độc, các hơi độc ở vàng, bạc, cỏ cây, rắn, rết, sâu bọ và các loài khác… nếu lọt vào trong miệng người ấy cũng đều hóa thành vị Cam Lộ. Tất cả các vị Hung Tinh, Ác Quỷ, Ác Thần dù có Tâm ác hãm hại người cũng không dám khởi Tâm làm hại Người Trì Chú ấy. Các loài Tần Na Dạ Ca và chúa Quỷ ác cùng với quyến thuộc đã thọ ân sâu của Phật Pháp thường đến ủng hộ những người trì tụng Chú ấy.

Bài Chú Lăng Nghiêm thường có tám vạn bốn ngàn vô số Chủng Tộc Bồ Tát Kim Cương Tạng Vương, mỗi mỗi vị đều có quyến thuộc ngày đêm hộ vệ. Nếu có chúng sinh, Tâm còn tán loạn chẳng thể vào Tam Ma Địa được mà kẻ ấy: Tâm trì, miệng tụng bài Chú Lăng Nghiêm thì các vị Kim Cương thường theo ủng hộ kẻ ấy huống chi là người có Tâm quyết định vào Đạo Bồ Đề. Các vị Kim Cương này thường đem sức thần ủng hộ khiến cho người ấy tinh tiến thân tâm, phát khởi Thần Thức, ngay đó nhớ lại những việc từ tám vạn bốn ngàn hằng hà sa số kiếp cho đến nay, mỗi mỗi đều rõ ràng, chẳng có nghi hoặc. Kể từ lúc mới tu học là Kiếp thứ nhất cho đến khi thành Phật là Kiếp cuối cùng, dù phải trải qua bao nhiêu Kiếp nữa thì chẳng khi nào phải sinh làm Quỷ Dạ Xoa, Quỷ La Sát, Quỷ bệnh tật, Quỷ ung thối, Quỷ Yểm Mỵ, Quỷ hút tinh khí, cùng các loài Ngạ Quỷ có hình vô hình, có tưởng vô tưởng và những xứ ác độc.

Bậc Thiện Tri Thức ấy hoặc đọc tụng hoặc đeo giữ và cúng dường Tâm Chú này thì kiếp kiếp chẳng sinh vào những chốn nghèo nàn hèn hạ và những nơi chẳng an lành. Các chúng sinh này dù cho tự thân chẳng làm Phước Nghiệp thì mười phương Như Lai cũng ban công đức cho họ, do đó trong vô số kiếp thường sinh đồng một chỗ với chư Phật, liên kết chặt chẽ vô lượng vô số công đức để cùng tu tập tại một nơi với nhau.

Cho nên Tâm chú này khiến cho người đã Phá Giới lại được Giới Căn trong sạch, người chưa đắc Giới khiến cho đắc Giới, người chưa tinh tiến khiến cho tinh tiến, người không có Trí Tuệ khiến cho được Trí Tuệ, người chẳng thanh tịnh khiến cho mau chóng thanh tịnh, người chưa giữ được Trai Giới khiến cho giữ được Trai Giới.

Kẻ Thiện Nam Tử ấy. Giả sử trước kia có phạm Giới Cấm thì sau khi trì Chú, các tội Phá Giới chẳng kể nặng nhẹ đều được tiêu diệt. Dù cho đã uống rượu, ăn ngũ tân và các thứ Bất Tịnh thì tất cả chư Phật, Bồ Tát, Kim Cương, Thiên Tiên, Quỷ Thần cũng chẳng cho là có lỗi mà bắt tội nữa. Dù cho có mặc quần áo rách rưới bẩn thỉu, khi đi đứng trì niệm Thần Chú cũng vẫn được coi như người thanh tịnh. Dù chẳng lập Đàn, chẳng vào Đạo Trường cũng chẳng hành Đạo mà trì tụng Chú này thì cũng được công đức đầy đủ như là người lập Đạo Trường hành Đạo.

Nếu những kẻ trước kia đã tạo ra năm tội Nghịch và cái tội nặng đáng đọa vào Địa Ngục Vô Gián, hoặc các Tăng Ni đã phạm tội Tứ Khí, Bát Khí, tuy trong các đời trước chưa kịp sám hối. Nay biết đọc tụng, biên chép bài Chú này, đeo giữ trên mình hoặc để ở nơi cư ngụ thì những Nghiệp tích chứa từ trước đều tiêu tan hết, chẳng bao lâu sẽ được Vô Sinh Nhẫn.

Như người phụ nữ chưa có con. Nếu muốn cầu con mà hay chí Tâm tưởng niệm hoặc đeo Chú này thì sẽ sinh được những đứa con trai, con gái có phước đức Trí Tuệ. Kẻ nào cầu sống lâu được sống lâu, cầu Phước Báo được Phước Báo, cho đến cầu thân thể xinh đẹp khỏe mạnh sẽ đều được như thế. Sau khi chết, tùy Nguyện vãng sinh trong mười phương Quốc Độ, chắc chắn chẳng sinh vào nơi biên địa, giòng tộc hạ tiện và không phải mang những thân hình uế tạp.

Nếu có các Quốc Độ, châu huyện, làng xóm bị nạn đói kém, ôn dịch hoặc những nơi bị binh loạn, giặc cướp đánh nhau và tất cả những nơi có tai nạn khác… thì cứ viết bài Chú này dán ở bốn cửa thành, các Tháp Miếu hoặc viết lên ngọn cờ, cây phướng và khiến chúng sinh nơi ấy thừa phụng bài Chú này, cung kính lễ bái, nhất tâm cúng dường đồng thời khiến mỗi người dân đeo bài Chú trên mình hoặc để ở nơi cư ngụ thì tất cả tai nạn thảy đều tiêu diệt.

Nếu có chúng ở các Quốc Độ. Hễ chỗ nào có bài Chú này thì Trời Rồng vui mừng, mưa gió thuận hòa, ngũ cốc được mùa, dân chúng an vui. Những tai chướng do tất cả Ác Tinh biến quái ở mọi nơi đều chẳng thể khởi sinh, người chẳng chết yểu, gông cùm xiềng xích chẳng dính vào thân, ngày đêm ngủ yên thường chẳng gặp mộng ác.

Cõi Ta Bà này có tám vạn bốn ngàn tai biến do Ác Tinh, do 28 Ác Tinh làm Thượng Thủ. Lại có 8 Đại Ác Tinh làm chủ hay xuất hiện trên đời với nhiều hình dạng hay gây các tai họa kỳ lạ cho chúng sinh, hễ có bài Chú này thì hết thảy đều bị tiêu diệt. Trong phạm vi 12 Do Tuần, các tai biến hung dữ trọng chẳng thể xâm phạm.

Đức Như Lai nói bài Chú này để bảo hộ cho người tu hành mới vào Đạo trong khi tu Thiền Định, thân tâm được như thái an ổn không bị những Tà Ma, Quỷ Thần, Tiền Oan Nghiệp Chướng, nợ nần tích lũy từ đời vô thủy đến quấy phá hãm hại.

Nếu người tu hành y theo Pháp, Trì Giới trong Đạo Trường lại được vị Thầy Truyền Giới trong sạch. Đối với Tâm Chú này chẳng sinh nghi hoặc thì ngay tại thân máu thịt do cha mẹ sinh này sẽ được Tâm sáng suốt. Nếu chẳng được như vậy thì mười phương Như Lai đều nói lời hư vọng"

Giả thử tâm niệm thường bị tán loạn không thể chuyên nhất để phát sinh định lực, nhưng nếu tâm nghĩ về thần Chú Lăng Nghiêm, rồi dùng miệng để trì tụng thì Bồ Tát Kim Cang Tạng Vương sẽ âm thầm hộ trì chúng ta cho đến khi tâm tán loạn tiêu dần và phát sinh định lực. Các Ngài sẽ âm thầm hỗ trợ cho quý vị khai mở trí huệ và chuyển tâm nhất ý đến độ thấu rõ hết tất cả sự việc trong 84.000 hằng hà sa số kiếp.
-----------------((()))-------------------
Công dụng của Thần Chú Lăng Nghiêm, theo Triết Lý Đạo Phật hay Đại Cương Kinh Lăng Nghiêm trong Phật Học Phổ Thông Khoá VI và VII của Hoà Thượng Thích Thiện Hoa, trang 255 và 266 đức Phật nói: “Nếu người nào nghiệp chướng nặng nề không thể trừ được, ông (chỉ ông A Nan) nên dạy họ chí tâm trì chú Lăng-nghiêm này thì các nghiệp chướng đều tiêu diệt” và đức Phật nói tiếp: “Sau khi ta diệt độ các chúng sanh đời sau, nếu có người trì tụng chú này thì các tai nạn: thủy tai, hoả hoạn, thuốc độc, độc trùng, ác thú, yêu tinh, quỉ quái, v.v... đều chẳng hại được”.

Chúng ta muốn đạt thành những ý nguyện cho cuộc sống được an lạc và thành quả trên con đường giác ngộ giải thoát thì phải chuyên cần hành trì thâm nhập Chú Lăng Nghiêm này để nhờ thần lực chuyển hoá hộ. Điều đó chính đức Phật đã nói trong Kinh Lăng Nghiêm: “Ma Đăng Già là kẻ dâm nữ, không có tâm tu hành còn được thành quả Thánh, huống chi các ông là bậc Thanh văn, có chí cầu đạo vô thượng, lại trì tụng chú này, thì quyết định thành Phật rất dễ, cũng như than gió tung bụi, chẳng có khó gì.”�
-----------------((()))------------------
Chú Lăng Nghiêm là triệu thỉnh hết thảy Phật, Bồ Tát, Chư Thiên, Thánh Thần và độ lục đạo chúng sanh
Chú Lăng Nghiêm là Chú quan trọng nhất, hơn hết thảy trong các Chú. Bao gồm hết thảy thể chất và diệu dụng của Phật Pháp. Chú này chia làm năm bộ :

1. Kim Cang bộ : Thuộc về phương Ðông, Ðức Phật A Súc là chủ.

2. Bảo Sinh bộ : Thuộc về phương Nam, Phật Bảo Sinh là chủ.

3. Phật bộ : Thuộc về chính giữa, Phật Thích Ca Mâu Ni là chủ.

4. Liên Hoa bộ : Thuộc về phương Tây, Phật A Di Ðà là chủ.

5. Nghiệp bộ : Thuộc về phương Bắc, Phật Thành Tựu là chủ.

Nếu trên thế gian này, không còn người nào tụng Chú Lăng Nghiêm, thì Ma Vương sẽ xuất hiện. Nếu còn một người trì tụng, thì thiên ma Ba Tuần không dám xuất hiện. Vì chúng chỉ sợ nhất là Chú Lăng Nghiêm. Chúng muốn tiêu diệt nhất là Chú Lăng Nghiêm. Khi pháp bắt đầu diệt, thì Chú Lăng Nghiêm sẽ mất trước nhất, kể cả Kinh Lăng Nghiêm. Lúc đó thiên ma Ba Tuần sẽ xuất hiện, hoành hành đầy dẫy khắp nơi. Lúc ấy sẽ không có trời đất, không có Phật, chúng tuyệt đối chẳng sợ gì. Cho nên tôi khuyên mỗi người Phật tử, (tại gia và xuất gia) học thuộc lòng Chú Lăng Nghiêm và trì tụng mỗi ngày, đây chính là hộ pháp, và khiến cho pháp tồn tại lâu dài, đừng xem thường không có ý nghĩa và quan hệ gì.
Muốn học thuộc Chú Lăng Nghiêm, đừng rơi vào sự tính toán phân biệt, càng phân biệt thì bạn càng khó học, càng tính toán thì càng không hiểu. Ðừng nghĩ : ‘’ Tại sao tôi không thể học Chú này ? ‘’ Ðừng nghĩ gì hết ! Mà phải đọc tụng, đọc tụng như là bổn phận và trách nhiệm của bạn. Ðừng học với sự vọng tưởng phân biệt so lường. Phân biệt là thức thứ sáu, tính toán là riêng về thức thứ bảy. Kinh Lăng Nghiêm mà chúng ta đọc là do nguyên nhân vấn đề của Ngài A Nan. Tại sao ? Vì Ngài chú tâm việc học mà coi nhẹ việc tu định. Nếu bạn muốn thâm nhập Chú Lăng Nghiêm, thì bạn phải trừ khử sạch sự tính toán và phân biệt. Ðừng dùng thức để học Phật Pháp, mà dùng chân tâm, đó mới chính là diệu pháp.

Hoà Thượng Tuyên Hoá
--------------------((()))--------------------
Học Chú thì trước tiên cần phải chánh tâm, thành ý, cách vật

Tâm không chánh thì học chú gì cũng thành tà. Tâm chánh, học Chú mới có cảm ứng. Chánh tâm cũng chưa đủ, cần phải thành ý. "Thành" tức là lúc nào mình cũng hết sức chuyên chú, chuyên tâm, không xao lãng, không làm những chuyện cẩu thả,tắc trách. Ðược vậy thì mới có cảm ứng.
Nếu không "chánh tâm, thành ý," nếu trong lòng đầy dẫy tư tưởng sai lầm,làm hại kẻ khác, tức là mình làm chuyện của ma. Pháp của ma vương là hại người, không lợi ích cho ai cả.
Nếu thật sự muốn tu hành thì trong bất cứ trường hợp nào cũng không được làm hại kẻ khác. Phải nuôi tâm làm lợi chúng sinh; không được học Chú để hàng phục ma quỷ hoặc đi đấu với người khác.
Người theo Phật Giáo không có kẻ thù, không tìm người để trả thù. Ðối với kẻ cố ý hại mình, mình phải nhẫn nại, tu hạnh Nhẫn Nhục Ba-la-mật; không
sinh tâm báo thù. Ðó là chỗ cao siêu, là ưu điểm của Phật Giáo mà các tôn giáo khác thiếu sót.

Thế nào là cách vật ? Tức là cách trừ tất cả vật dục (lòng tham vật chất), cũng tức là không có lòng tham, thì sự nhận thức mới chính xác, mới có thể thành ý chánh tâm, tu thân

Học Chú Lăng Nghiêm rồi thì phải luôn luôn phát tâm từ bi, cử tâm động niệm không được làm hại người khác. Nếu ai
đối với mình không tốt cũng đừng khó chịu, đừng oán ghét. Tâm mình cần phải rộng lớn như ba ngàn thế giới vậy, vạn vật đều có thể chứa gọn trong
tâm mình; đó chính là bản sắc của người Phật tử vậy!

"Tụng trì, mặc niệm, thiểu ý ngôn." Câu chú "Yin two na" (Nhân đa la) dịch
nghĩa là tụng trì, hoặc là mặc niệm, hoặc thiểu ý ngôn; tức là mình không cần nói nhiều, cũng không vọng tưởng nhiều, chuyên tâm thì linh, tán loạn
thì không cảm ứng.

Thế nào là chuyên nhất? Tức là luôn luôn đừng sinh tâm làm hại chúng sinh.

Nếu có tâm làm hại kẻ khác thì tương lai sẽ gặp chuyện hết sức nguy hiểm; bởi vì: "Ða hành bất nghĩa tất tự tệ." (Nếu luôn làm chuyện bất nghĩa, thì mình sẽ tự tiêu diệt mình.)

Mình hại kẻ khác tức là mình đã hại chính mình. Mình giết cha người, thì có kẻ chắc chắc sẽ giết cha mình; mình giết anh người thì sẽ có kẻ giết anh mình; đó là luật nhân quả. Là Phật tử thì cần phải làm lành lánh dữ. Nếu
không tạo nhân ác, thì sẽ tránh được quả ác trong tương lai.

"Thị giáo lợi hỷ hóa đại thiên." Câu này nói rằng lấy Phật Pháp chỉ dẫn, giáo hóa chúng sinh, làm cho tất cả mọi người đạt được chỗ lợi ích, hoan hỷ. Khi
thấy có chuyện gì lợi ích cho người khác thì mình làm ngay:

"Tài bồi tâm thượng địa,

Trưởng dưỡng tánh trung thiên."

Dịch là:

"Vun bồi miếng đất tâm linh,

Nuôi lớn bầu trời bản tánh."

Thường giúp kẻ khác thì lâu ngày tự nhiên sẽ có đức hạnh. Không phải chỉ

kêu gọi người khác làm lợi ích cho mình, mà tự mình không làm lợi ích kẻ

khác. Kẻ nuôi dưỡng tánh ỷ lại và chỉ muốn tận hưởng tiện nghi là kẻ không

có khí phách.

Hãy xem trên đời này, những kẻ chuyên đi tìm tiện nghi cho mình kết quả

đều thất bại; nếu các vị không tin thì hãy nghiên cứu cho kỹ lưỡng. Bất luận

là ai, với lòng tham không đáy, chuyên đi tìm tiện nghi cho chính mình thì

kết quả đều không tốt. Nếu mình đem lại lợi ích cho người khác, làm cho

mọi người hoan hỷ, thì đi tới đâu ai ai cũng kính phục mình.

Khổng Tử nói rằng: "Ngôn tất trung tín, Hành tất đốc kính, Tuy man mạch

chi bang, hành hỹ." (Lời nói chân thật, Hành động chắc thật, cung kính, thì

dù ở nơi nguy hiểm cũng vẫn được an toàn.)

Một lời nói ra thì phải thành thật, không được gian trá, lừa dối kẻ khác.

Hành vi thì phải hết sức thành thực, trung hậu, khiêm nhường, cung cẩn. Bất

cứ làm việc gì cũng có lòng "khiêm cung hòa kiết"; không được cống cao

ngã mạn, coi mình như ông trời, không ai sánh bằng. Như vậy thì không thể

chấp nhận được!
Tụng trì chú Lăng Nghiêm thì có tám vạn bốn ngàn Bồ tát Kim Cang tạng thường theo bên mình hộ trì, đó là điều chân thật. Nhưng khi tụng chú không nên khởi lên vọng tưởng, nếu không Bồ tát Kim Cang tạng sẽ cho rằng : “Người này thật là thấp kém, không có lòng dũng mãnh. Ta muốn đi theo để bảo hộ, nhưng ta thấy người này không có tiền đồ gì cả, làm lãng phí thời gian của ta”, Bồ tát hộ pháp sẽ sanh lòng nóng giận.
Nếu như trong Ðịnh

mà "như như bất động, liễu liễu thường minh," không bị cảnh giới làm cho

dao động, thì mình có thể xoay chuyển tất cả cảnh giới. Ðó chính là sự kỳ

diệu khi nhập Lăng Nghiêm Ðịnh.

Không có Lăng Nghiêm Ðịnh thì mình sẽ tùy theo cảnh giới mà xoay

chuyển, cái gì lại thì mình chạy theo cái đó, luôn luôn bị cảnh giới dắt dẫn.

Khi mình có Lăng Nghiêm Ðịnh này thì mình không còn bị cảnh giới xoay

chuyển nữa. Mắt mình nhìn hình sắc mà bên trong tâm không có rung động;

tai mình nghe tiếng nhưng lòng không bị lôi cuốn theo. Khi thấy việc gì xảy

ra mà mình tỉnh giác thì sẽ ra khỏi vòng phiền trược; nhưng nếu gặp việc mà

mê muội, không tỉnh giác, thì mình sẽ rớt vào vòng luân hồi.

Ở trong Ðịnh mình có thể phát sinh vô lượng trí huệ, cho nên nói rằng Ðịnh

sinh Huệ. Nếu không nhập Ðịnh thì không thể khai được trí huệ,

Tụng chú Lăng Nghiêm cũng như vậy, ngày ngày trì tụng, công đức không luống mất, lâu ngày thì có công dụng của trì tụng.

Nếu quý vị thật muốn trì tụng chú Lăng Nghiêm, thì nên xem chú Lăng Nghiêm quan trọng như là cơm ăn, áo mặc, ngủ nghỉ. Chúng ta nên làm như thế, còn được cảm ứng gì, linh nghiệm gì thì không nên nghĩ đến. Vì quý vị vừa nghĩ đến cũng tức là vọng tưởng, chưa thành công, làm sao mà khởi lên vọng tưởng như vậy được? Giống như một đứa trẻ mới sanh ra, ngay ngồi còn không biết, thì nghĩ chi đến việc chạy? Vọng tưởng đó thật là quá lớn.

Tụng trì chú Lăng Nghiêm cũng như vậy, tu hành thì lo tu hành, không nên chấp giữ cái tâm có sở đắc, nói “tôi phải nhất định có chỗ đắc”. Như quý vị nói: “tôi nhất định không chết”, nhưng đến lúc phải chết thì không có cách nào thoát khỏi cái chết. Cho nên sự mong muốn này chỉ là vọng tưởng.

CHÚ LĂNG NGHIÊM

Kệ và giảng giải

Kệ :

"Cứu kính kiên cố định trung vương

Trực tâm tu học chí đạo tràng

Thân, miệng, ý nghiệp tu thanh tịnh

Tham, sân, si niệm yếu tảo quang

Thành tắc cảm ứng hoạch hiện chứng

Chuyên năng thành tựu đại thần thông

Hữu đức ngộ tư vinh diệu cú

Thời khắc mạc vong thiệu long xương".

Giảng Giải : Lăng Nghiêm là tiếng Phạn dịch là "tất cả sự cứu kính kiên cố", cũng có nghĩa là " định.’’ định này là vua trong tất cả các định.

"Cứu kính kiên cố định trung vương.’’ Lăng Nghiêm là vua trong tất cả các định. ‘’Trực tâm tu học chí Ðạo tràng.’’ Tu đạo phải dùng tâm ngay thẳng, đừng dùng tâm cong vạy. Tâm ngay thẳng mới đạt được mục đích. Nếu bạn dùng tâm cong vạy ngoằn ngoèo tu Phật Pháp, thì tu chẳng thành tựu. ‘’Thân, miệng, ý nghiệp tu thanh tịnh,’’ ‘’Tham, sân, si niệm yếu tảo quang.’’ Tu pháp này thì miệng không nói dối, không nói lời thêu dệt, không nói lưỡi hai chiều, không chưởi mắng. Thân thì không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm. Ý niệm thì không tham, sân, si. Khi thân, miệng, ý ba nghiệp thanh tịnh tức là tổng trì. ‘’ Thành tắc cảm ứng hoạch hiện chứng.’’ Phải thành tâm thì mới có cảm ứng. Hiện tại thì chứng được năng lực không thể nghĩ bàn của Chú này. Lực lượng của Chú không thể nghĩ bàn. ‘’Chuyên năng thành tựu đại thần thông.’’ Nếu bạn chuyên tâm, tâm không phóng túng, không có tạp niệm, thì sẽ thành tựu đại thần thông. Chú Lăng Nghiêm có năm hội (năm đệ), có trên ba mươi đoạn pháp. Trong Chú lại có : Pháp hàng phục, pháp câu triệu, pháp tiêu tai, pháp tăng ích, pháp thành tựu, pháp cát tường .v.v., rất nhiều loại pháp. ‘’ Hữu đức ngộ tư linh diệu cú.’’ Có đức hạnh mới gặp được pháp này. Người không có đức hạnh, thì có gặp được cũng không hiểu. Những câu Chú thâm diệu này, thâm sâu không thể nghĩ bàn. ‘’ Thời khắc mạc vong thiệu long xương.’’ Thời thời phút phút đừng quên pháp này, hay thành tâm chuyên nhất, thì rạng rỡ hưng thạnh Phật Pháp. Ðó là lược nói đại khái về Chú Lăng Nghiêm. Nếu nói tỉ mỉ thì nói không hết được. Bạn muốn minh bạch, thì phải tự mình nghiên cứu kỹ càng. Ðây là diệu pháp trăm ngàn vạn kiếp khó gặp được, đừng để lỡ mất cơ hội.

Đây là phần dành cho công phu khuya (4h00 sáng), như các vị cũng biết các thiên ma đều rất sợ chú Lăng Nghiêm vì nó là Thần chú chung của các đức phật, khi trì chú này lên thì sẽ tạo một lực cực đại làm không những rúng động tam thiên đại thiên toàn thể thế giới mà còn làm chấn động hư tổn cực kỳ khủng khiếp ở cõi thiên ma.

Vì thế các thiên ma luôn muốn diệt trừ người nào trì chú Thủ Lăng Nghiêm, nếu các vị chưa có phép ẩn thân thì Chân Không khuyến cáo không bao giờ được phép tụng một cách đại trà ko giờ giấc, mà hãy niệm vào lúc 4h00 khuya đó là giờ công phu chung của toàn thể tất cả các tăng ni đều tụng chú này khi đó sẽ tạo lực lớn làm thiên ma không thể phát hiện được các vị (ví như 1 kẻ bắn súng thì công an xã sẻ biết, nhưng cả xã bắn súng thì công an cũng bó tay).​

Công năng của chú này theo như các kinh sách đã để thì khi Phật giáo bắt đầu suy tàn thì chú Thủ Lăng Nghiêm là thần chú mất đầu tiên, cho nên chú Thủ Lăng nghiêm coi như là cái ổ khóa cực kỳ quan trọng ngăn cản các tên cướp Thiên Ma bên ngoài phá hoại Phật pháp bên trong.​

Cũng có người nói: Một người tu học theo Phật pháp mà không biết, không trì chú này thì chẳng khác nào một người leo lên đỉnh núi vàng nhưng lại đi về tay không vì không nhận biết đó là vàng. Ý ở đây nói ý nghĩa quan trọng của chú này chứ không phải nói tu theo phật không biết, không trì chú này thì không thành công thì chưa đúng, quý vị chú ý nhé để tránh mê lầm.​

Công năng thì chẳng thể nghĩ bàn nhưng nói nôm na một vài công năng là:

Duy trì Phật Pháp, Tăng Trưởng Tâm Bồ Đề, Triệt phá tà ma ngoại đạo (Khi các vị đọc Chú này lên nên có các phần Chư thiên hoặc vong nào ở gần đó thì:​

1. Nếu phần nào biết tu theo Phật pháp thì vẫn ở đó trì theo quý vị hoặc đảnh lễ cúng dường các vị.​

2. Nếu phần nào không tu theo Phật thì sẽ bị đánh văng xa ra rất xa không bao giờ đến gần các vị được.​

3. Nếu phần nào cố ý làm hại các vị thì sẽ bị tiêu tan)​
Mong các vị có thể phát tâm dành ra một tiếng đồng hồ (4h00 sáng đến 5h00) để có thể trì 1 biến chú này mỗi ngày để có thể duy trì phật pháp và cũng được lợi ích lớn. Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, Nam Mô Phật Đảnh Thủ Lăng Nghiêm. ​
I.Công Đức của Chú Lăng Nghiêm:

Chú Lăng Nghiêm là Vua của hết thảy các Chú. Mỗi câu ấy là kết tinh của Chư Phật đã qua, là Tâm Chú thành đạo của hết thảy Pháp giới chúng sanh.

Chú Lăng Nghiêm là hết thảy chủng trí của Chư Phật cũng tức là tự tánh của chúng sanh suốt Quả gồm Nhân, cùng Lý đầy đủ giáo. Trì tụng Chú này thì hiện chứng Giáo Đạo. Tụng Chú này thì hết thảy Nghiệp chướng của Kiếp trước đều tiêu trừ.

Chú Lăng Nghiêm trên thông lên tới tận hết thảy các cõi trời dưới xuống tới cõi u minh, là chìa khoá của hết thảy Pháp tạng, công đức và oai lực không có Chú nào sánh kịp.

Chú Lăng Nghiêm thu nhiếp bao gồm hết thảy mọi Tam Muội, là tổng trì Pháp môn để vào Đại Định, trì tụng Chú này tức là kẻ tu hành tự mình tạo cung điện vị lai, kẻ tụng Chú này tức là Phật tử chính thức, ở trong Kinh A Di Đà chỗ gọi là địa vị A Bệ Bạt Trí ( bất thối chuyển ), nghiệp hiện sinh đã tới nơi mục đích của mình đạt được. Sau khi qua đời, chắc chắn siêu xuất khỏi cảnh luân hồi khổ ải.

Kinh Lăng Nghiêm Huyền Nghĩa nói: " Trọn bài Chú tức là Phật mà trọn Phật tức là Chú " ( Toàn Chú tức Phật, toàn Phật tức Chú ). Vì lấy nhất tâm trì Chú làm đường lối tắt để mau thành Phật. Sự thần tốc công hiệu của Chú này khác xa hơn bất cứ Kinh điển nào có thể bằng được. Cho nên bất cứ 1 ngôi Chùa danh tiếng nào, 1 vị Cao Tăng nào đều lấy bài Chú này làm môn khoá tụng công phu mỗi buổi sáng ắt phải tu hành.
II.Hoàn Cảnh Trì Tụng Chú Lăng Nghiêm cần phải biết:

Lúc tụng Chú Lăng Nghiêm hết thảy Thần Thánh ở trên không đang trải qua chỗ này đều dừng mây lại, chấp 2 tay đứng hầu đến nỗi có vị Thần quỳ xuống, lắng nghe trong đám mây để đợi bài Chú này tụng xong mới dám đi. Cho nên kẻ tụng Chú này phải nên muôn phần thành kính, chẳng có thể nào trì tụng 1 cách cẩu thả.

Kẻ trì tụng Chú Lăng Nghiêm phải miệng sạch, thường ăn chay, trụ vào giới Bồ Tát, phát Bồ Đề Tâm, chót hơn hết là phải giữ Ngũ giới, ra sức hành Thập Thiện. Nếu chẳng được như thế thì cũng phải ăn Thập Trai, đợi đến ngày ăn chay mới có thể đọc tụng.

Thời gian trì Chú Lăng Nghiêm. Lấy mỗi buổi Sáng lúc giờ Dần, giờ Mão tức là thời gian từ 3 giờ Sáng đến 6 giờ Sáng, là rất thích nghi. Khoảng thời gian này thì vũ trụ thanh tịnh, tụng Chú có thể được Thánh Quả. Nếu lại trì tụng trễ, thì chúng sanh thức dậy tục trần ồn ào rất đổi lại rửa ráy các đồ vật, sát sanh làm món ăn khiến bao nhiêu thứ uế khí xông lên trời đến nỗi can thiệp vào sự bất kính. Nếu quá Ngọ, thời thuộc vào thời gian ác đạo lại chẳng nên tụng lớn Chú này để tránh khỏi bị tội.

Địa điểm trì tụng Chú Lăng Nghiêm. Lấy nơi am, quán, chùa, viện, đặt Đàn tràng ngay đó, xếp đặt 1 cách thích nghi thì tốt nhất. Thứ nữa nơi trong phòng yên tĩnh ở nơi gia đình phải sửa sang sạch sẽ hương hoa. Nếu ở trong thành thị thì lấy tầng cao chót hơn hết hoặc nhà không có gác, chỗ rất thanh tịnhthì cũng có thể được. Nếu ở tầng dưới tụng Chú này trên lầu là phòng ngủ hoặc là phòng chơi bời thì dễ gặp sự tội lỗi.
Chú Lăng Nghiêm là Pháp môn là Pháp môn nhập Đại Định có thể thay thế hết thảy Kinh điển Đại Thừa. Mỗi buổi Sáng có thể tụng trì 1 lần, 3 lần, 5 lần, 7 lần, 19 lần hoặc tụng 1 lần xong thì tiếp tục đọc Tâm Chú ( tức là 10 Câu cuối của bài Chú ) 108 lần thì công đức vô lượng.
Kinh Lăng Nghiêm này từ đầu tới cuối chỉ là trì Đại Phật Đảnh Thủ Lăng Nghiêm thì được thoát khỏi vĩnh viễn tàm ma, nghiệp chướng.

Ngài A Nan bị rơi vào nhà dâm nữ, là vì bị vướng Ma Chú của ngoại đạo Saticala, cho nên Kinh Lăng Nghiêm phân tích 1 cách sâu rộng về tà ma mà đối trị tà ma là PHẬT ĐẢNH THỦ LĂNG NGHIÊM CHÚ vậy.

Ban đầu ở trong bộ phận TỰ trong ánh sáng hào quang phóng ra nơi đỉnh đầu Bảo Liên Hoá Phật tuyên thuyết để tiêu diệt các Chú của nàng Ma Đăng Gìa và mang Ngài A Nan trở về.

Cuối cùng ở trong bộ phận ích lợi của Kinh có thể trì được Chú này như lời dạy của Phật mà hành đạo thì mau chóng tiến thẳng tới thành Bồ Đề, vĩnh viễn không còn có ma nghiệp.

Ở trong khoảng giữa của Kinh lại tuyên thuyết Thần Chú và hiển rộng công đức của Chú này, cùng khên ngợi tán thán công đức của Chú còn chẳng phải 1 thứ mà đủ , vì chưng cái công đức đó rất nhiều nên tôi( Tức Ngài Thái Hư Đại Sư ) chẳng xiết dẫn ra đây cho hết được. Nhưng tà ma là quỷ thần ma, Thiên chủ ma, phiền não ma, ngũ ấm ma, nhị tử ma ( tức phần đoạn sanh tử và biến dịch sanh tử- dịch giả Thanh Tâm chú thích ) phá giới tà, ác kiến tà, ngoại đạo tà, thượng mạn tà, quyền thừa tà. Do đó, muốn vĩnh viễn thoát khỏi tà ma, cho nên KẺ TRÌ CHÚ TỨC THÂN LÀ PHẬT.

Chú này có thể tiêu trừ hết thảy ma nghiệp hoá các trần lao thành diệu công đức. Chú này có thể làm tiêu diệt hết thảy tà kiến, chuyển các tà kiến, đảo kiến thành ra chánh Pháp môn. Vì thế nên Chú này là mẹ của Chư Phật, là Tâm của Chư Phật, là đảnh đầu của Chư Phật, là ấn của Chư Phật, cho nên Kinh này có tên là ĐẠI PHẬT ĐẢNH TẤT ĐÁT ĐA BÁT ĐÁT RA VÔ THƯỢNG BẢO ẤN, THẬP PHƯƠNG PHẬT MẪU ĐÀ RA NI CHÚ QUÁN ĐẢNH CHƯƠNG CÚ vậy.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top