THỰC HÀNH SPSS ( PHẦN 1)
* SPSS gồm hai cửa sổ là IBM SPSS Data Editor gọi tắt là cửa sổ Data và IBM SPSS Viewer gọi tắt là cửa sổ Output.
* Cửa sổ dữ liệu của SPSS Data Editor có hai loại kiểu nhìn (View)
- Data View : kiểu nhìn dùng để nhập và xem dữ liệu đã nhập. Ở trang này, chúng ta nhập dữ liệu theo cột
- Variable view: kiểu nhìn dùng để khai báo biến. Ở trang này, chúng ta khai báo biến theo hàng. ( nhìn thấy được thuộc tính của các câu hỏi mà mình sẽ mã hóa ra)
* Cửa sổ Output SPSS Viewer thể hiện các thao tác, kết quả được thực hiện tại cửa sổ SPSS Data Editor ( sau khi lưu các thao tác đã thực hiện xong, kết quả sẽ được hiện ở cửa sổ Output; không xóa file Output được)
* Giải thích từng thuộc tính:
- Name : ( đặt ngắn gọn thuộc tính) là tên của biến, không bắt đầu bằng số, không kết thúc bằng dấu, không trùng các tên hàm: AND,OR WITH, GT và có độ dài tối đa là 64 ký tự ( cho phép _) ghi đầy đủ vào Label
- Type: là loại dữ liệu ( thường dùng 4 loại numeric, comma, dot,string)
+ Numeric : dạng dữ liệu định lượng : cân , đo, đong, đếm được và tính toán được
Dữ liệu định tính có sự lặp lại nhiều lần ( dạng câu hỏi đóng) --> gán giá trị cho phần Value
vd: GIT ( giới tính) : định tính
+ string : dùng cho dữ liệu định tính ( câu hỏi mở) ( chuỗi ký tự: SĐT,MSSV, CCCD, CMND, Họ tên,..) ít hoặc không lặp lại nhiều lần
+ Dot và Comma : có tác dụng phân cách hàng ngàn, không dùng cho phân cách thập phân ( dot: dấu chấm, comma: dấu phẩy)
vd: 10.000.000 -->dot
10,000,000 --> comma
3.26 --> comma
3,26 --> dot
+ With ( độ rộng) số lượng ký tự hay số lượng chữ số tối đa được cho phép nhập vào với những câu hỏi mở -> nâng lên 8 ( dư không sao, thiếu là sai)
+ Decimals: số lượng chữ số thập phân
( edit - options - hộp thoại options hiện ra - data - chỉnh - apply)
+ Label: nhãn của biến ( giải thích biến "name")
+ Values : nhãn hoặc giá trị của các quan sát trong biến ( phát huy tác dụng tốt trong thống kê mô tả) -> dùng cho câu hỏi đóng. " nếu có khác" thì lưu ý không cần ghi rõ -> phải mã hóa, khác....(ghi rõ) --> không cần mã hóa --> nhập sau, mã hóa sau
+ Missing : số lượng quan sát bị khuyết ( hay là bị bỏ qua không hỏi) -> none
+ Columns: chiều rộng của cột hiển thị --> mặc định
+ Align:vị trí căn lề. Lưu ý đối với mã hóa ngược
- Measure (thang đo)
Nominal (định danh): dữ liệu định tính, không hơn kém, dùng để phân loại
Ordinal (thứ bậc): dữ liệu định tính, có hơn kém, thứ bậc, không biết chính xác bao nhiêu
Scale: dữ liệu định lượng và likert, có sự hơn kém, biết chính xác hơn kém bao nhiêu, đi tính toán được
Ví dụ:
Tuổi :
- Câu hỏi mở, ghi rõ số tuổi (định lượng - scale)
- câu hỏi đóng, khoảng (định tính - ordinal)
Thu nhập:
- câu hỏi mở, ghi rõ số tiền ( địng lượng -scale)
- Câu hỏi đóng, khoảng ( định tính- ordinal)
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top