GDCD học kì I 11


BÀI 5: CUNG CẦU

I. Khái niệm

a. Khái niệm cầu

Cầu là khối lượng hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng cần mua trong một thời kì nhất định tương ứng với giá cả và thu nhập xác định.

VD: Nhu cầu mua 1kg thịt với giá 65.000đ.

b. Khái niệm cung

Cung là khối lượng hàng hóa, dịch vụ, hiện có trên thị trường và chuẩn bị được đưa ra thị trường trong một thời kì nhất định, tương ứng với mức giá cả, khả năng sản xuất và chi phí sản xuất xác định.

VD: Nhà có 1 tấn thóc, đã bán 5 tạ còn 5 tạ chuẩn bị bán.

2. MỐi quan hệ cung cầu.

- Là mối quan hệ tác động lẫn nhau giữa người bán với người mua hay giữa những người sản xuất với người tiêu dùng diễn ra trên thị trường để xác định giá cả và số lượng hàng hóa, dịch vụ.

* Cung cầu tác động lẫn nhau:

CẦu tăng -> mở rộng sản xuất -> cung tăng.

Cầu giảm -> thu hẹp sản xuất -> cung giảm.

*Cung cầu ảnh hưởng giá cả

Cung > cầu -> giá cả < giá trị.

Cung < cầu -> giá cả > giá trị.

Cung = cầu -> giá cả = giá trị.

* Giá cả ảnh hưởng cung cầu

Giá tăng -> cung tăng -> mở rộng sản xuất

                   -> cầu giảm

Giá giảm -> cung giảm -> thu hẹp sản xuất

                    -> cầu tăng.



BÀI 6: CNH - HDH ĐẤT NƯỚC

1. Khái niệm

- CNH là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động dựa trên sự phát triển của công nghệ cơ khí.

- HDH là quá trình ứng dụng và trang bị những thành tựu KH - CN tiên tiến, hiện đại vào quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lí KT - XH.

- CNH - HDH là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động kinh tế và quản lí kinh tế - xã hội từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến, hiện đại nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao.

b. Tính tất yếu khách quan

- Do yêu cầu phải xây dựng cơ sở vật chất - kĩ thuật của CNXH.

- Do yêu cầu rút ngắn khoảng cách tụt hậu về kinh tế, kí thuật CN giữa nước ta với các nước trong khu vực và thế giới.

- Do yêu cầu phải tạo ra năng suất lao động xã hội cao, đảm bảo cho sợ tồn tại và phát triển của CNXH.

C. TÁc dụng

- TẠo điều kiện để phát triển lực lượng sản xuất và tăng năng suất lao động xã hội, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế, giải quyết việc làm, tăng thu nhập và nâng cao đời sống nhân dân.

- Tạo ra lực lượng sản xuất mới làm tiền đề cho việc củng cố quan hệ sản xuất XHCN, tăng cường vai trò của Nhà nước XHCN, tăng cường mối quan hệ liên minh giữa công nhận - nông dân - trí thức.

- Tạo tiền đề hình thành và phát triển nền văn hóa mới XHCN - nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

- TẠo cơ sở vật chất - kĩ thuật cho việc xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ gắn với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, củng cố và tăng cường quốc phòng an ninh.

2. Nội dung CNH - HDH 

a. Phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất

- NÂng cao chất lượng lực lượng nguồn nhân lực.

- Chuyển nền kinh tế từ dựa trên kí thuật thủ công sang kĩ thuật cơ khí, văn minh nông nghiệp sang văn minh công nghiệp.

- Áp dụng KHCN vào kinh tế quốc dân.

b. XÂy dựng cơ cấu kinh tế hợp lí.

- Xu hướng chuyển dịch kinh tế: NÔng nghiệp sang công nghiệp dujch vụ.

- Xu hướng chuyển dịch lao động: theo hướng CNH gắn với kinh tế tri thức.

3. Trách nhiệm của công dân trong sự nghiệp CNH

- Tích cực ứng dụng công nghệ hiện đại vào đời sống, sản xuất.

- Tích cực học tập và nâng cao kiến thức.

- Nhận thức đúng đắn về tính tất yếu khách quan và tác dụng của CNH.

- Có sự lựa chọn ngành nghề, mặt hàng có khả năng cạnh tranh cao.



BÀI 7. THỰC HIỆN NỀN KINH TẾ NHIỀU THÀNH PHẦN VÀ TĂNG CƯỜNG VAI TRÒ QUẢN LÍ KINH TẾ CỦA NHÀ NƯỚC

I. Nội dung bài học

1. Thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần

a. Khái niệm thành phần kinh tế và tính tất yếu khách quan của nền kinh tế nhiều thành phần.

Khái niệm thành phần kinh tế:

Thành phần kinh tế là kiểu quan hệ kinh tế dựa trên một hình thức sở hữu nhất định về tư liệu sản xuất.

Tính tất yếu khách quan của sự tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta

Về lí luận:Trong thời kì đi lên chủ nghĩa xã hội bất cứ nước nào cũng tồn tại nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần.Về thực tiễn:Trong thời kì quá độ lên CNXH nước ta vẫn tồn tại một số thành phần kinh tế của xã hội trước, trong quá trình xây dựng CNXH xuất hiện thêm một số thành phần kinh tế mới.VN đi lên xây dựng CNXH với lực lượng sản xuất thấp, nhiều trình độ khác nhau, các hình thức sở hữu khác nhau nên thành phần kinh tế là khác nhau.

b. Các thành phần kinh tế ở nước ta

Kinh tế nhà nướcLà thành phần kinh tế dựa trên hình thức sở hữu nhà nước về tư liệu sản xuất.Bao gồm: doanh nghiệp nhà nước, các quỹ dự trữ quốc gia...Giữ vai trò chủ đạo, then chốt.Kinh tế tập thểLà thành phần kinh tế dựa trên sở hữu tập thể về tư liệu sản xuất.Hợp tác xã là đơn vị kinh tế nòng cốtKinh tế tập thể cùng kinh tế nhà nước hợp thành nền tảng kinh tế quốc dân.Kinh tế tư nhânLà thành phần kinh tế dựa trên hình thức sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất.Bao gồm: kinh tế cá thể, tiểu chủ; kinh tế tư bản tư nhân.Kinh tế tư nhân đóng vai trò là động lực của nền kinh tếKinh tế tư bản Nhà nướcLà thành phần kinh tế dựa trên hình thức sở hữu hỗn hợp về vốn giữa kinh tế nhà nước và kinh tế tư bản.Gồm những doanh nghiệp liên doanh (giữa nhà nước với tư bản trong và ngoài nước...)Có tiềm năng to lớn về vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lí.Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoàiLà thành phần kinh yế dựa trên hình thức sở hữu vốn của nước ngoài.Quy mô vốn lớn, trình độ quản lí hiện đại, công nghệ cao, đa dạngThúc đẩy nển kinh tế nước ta tăng trường, phát triển.

=> Các thành phần kinh tế vừa hợp tác, vừa cạnh tranh lẫn nhau, góp phần khai thác mọi nguồn lực để phát triển kinh tế.

c. Trách nhiệm của công dân đối với việc thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần.

Tin tưởng, ủng hộ và chấp hành tốt chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần.Tham gia lao động sản xuất ở gia đìnhVân động người thân tham gia vào sản xuất, kinh doanhTổ chức sản xuất, kinh doanh các ngành, nghề và mặt hàng mà luật pháp không cấm.Chủ động tìm kiếm việc làm trong các thành phần kinh yế.

2. Vai trò quản lí kinh tế của nhà nước.

a. Sự cần thiết, khách quan phải có vai trò quản lí kinh tế của nhà nước

Do yêu cầu cần phải thực hiện vai trò của chủ sở hữu nhà nước về tư liệu sản xuất (vốn) đối với các doanh nghiệp nhà nướcDo yêu cầu cần phải phát huy mặt tích cực và khắc phục mặt hạn chế của kinh tế thị trường.Do yêu cầu cần phải giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong xây dựng kinh tế thị trường ở nước ta.

b. Nội dung quản lí kinh tế của nhà nước

Quản lí danh nghiệp nhà nước với tư cách nhà nước là người chủ sở hữu.Quản lí và điều tiết vĩ mô nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

c. Tăng cường vai trò và hiệu lực quản lí kinh tế của nhà nước

Tiếp tục đổi mới các công cụ kế hoạch hóa, pháp luật, chính sách và cơ chế quản lí.Tăng cường lực lượng vật chất của nhà nước để điều tiết thị trường.Tiếp tục cải cách bộ máy hành chính nhà nước, chế độ công thức theo hướng công khai, minh bạch, tinh gọn, có năng lực, sáng tạo và vững mạnh.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top