Chuyện tình của ông bà
Ở trong cái xã hội trái phải lẫn lộn như hiện nay, con người chẳng thể nào tin vào thứ tình yêu chân chính nữa. Nhưng câu chuyện tình của ông bà nội tôi lại được mọi người trong làng ví như thứ tình yêu vĩnh cửu, thứ tình yêu vượt qua cả định kiến về môn đăng hộ đối, về ngoại hình và cả thời gian. Nghe nói trước đây bà tôi đẹp lắm, vẻ ngoài của bà còn được ví như nàng Kiều đời thực. Bất kì một người con trai nào gặp cũng say đắm, cũng muốn lấy bà làm vợ. Không những thế bà còn là con nhà giàu có tiếng. Ông tôi thì ngược lại, gia cảnh không được khá giả như thế. Ông là một quân nhân chuyên nghiệp. Trong một lần về thăm quê hai người vô tình gặp nhau và cũng từ đó mà kết duyên. Bà yêu ông, mặc kệ gia đình ngăn cấm bà vẫn quyết lấy ông, ông cũng hi sinh sự nghiệp của bản thân để ở lại nơi thôn quê, làm ruộng vất vả chỉ để bù đắp và gần gũi với bà.
Trước đây, khi còn nhỏ tôi cũng rất ngưỡng mộ tình yêu của hai người. Thậm chí hồi ấy còn có ý nghĩ nếu như tôi cũng lấy được người như ông, có một tình yêu đẹp như họ thì tốt biết bao nhiêu.
Nhưng đó vốn chỉ là vẻ bên ngoài hào nhoáng còn bên trong lại rỗng tuếch. Mộng nào rồi cũng có ngày tan.
Năm tôi 18 tuổi, trong một lần lau dọn bàn thờ của ông, tôi buộc miệng nói với mẹ :
- Ông mất rồi, bà cô đơn biết bao mẹ nhỉ ?
- Sao tự nhiên con nói thế ? Mẹ có chút ngạc nhiên quay qua hỏi tôi.
- Thì con thấy bà hay ra mộ ông, dọn dẹp và nói chuyện với ông. Bà còn ngồi đó nhìn di ảnh của ông rất lâu.
Mẹ im lặng rất lâu, rất lâu. Rồi mẹ trầm giọng nói với tôi.
- Hai ông bà thật ra cũng không hạnh phúc như thế đâu con.
- Sao mẹ nói như thế?
Mẹ quay lưng lại với tôi, đi lại ô cửa sổ trước mặt. Giọng mẹ cứ nhẹ nhàng vang lên , đưa tôi vào dòng kí ức của bà.
Mẹ nói, ông bà cưới nhau và sinh được tám người con, mẹ là con gái út. Những năm tháng đầu tiên hai người sống với nhau tựa như vô cùng hạnh phúc. Mặc dù ban đầu, hai người lấy nhau trong sự phản đối của gia đình, lời miệt thị của dân làng, của miệng đời nhưng cũng vì ngôi nhà luôn tràn ngập tiếng cười của các thành viên mà mọi người cũng dần thay đổi suy nghĩ . Ông tôi quả thực rất tài giỏi, chỉ từ hai bàn tay trắng mà sau vài năm ngắn ngủi nhưng ông đã có một trang trại của riêng ông. Tuy không quá rộng lớn nhưng nó đủ để nuôi sống cả gia đình. Còn về phần bà, bà là người độc lập nên cũng muốn làm gì đó để lo cho gia đình và phụ giúp ông. Vốn học thức cao nên bà trở thành giáo viên trong làng.
Ai ai cũng tưởng hai người họ sẽ giống như cậu chuyện cổ tích. Sau khi vượt qua khó khăn, sẽ mãi mãi bên nhau cùng sống hạnh phúc. Nhưng hỡi ôi, đây là cuộc sống, là hiện thực tàn khốc vô cùng . Nơi mà mọi thứ có thể hao mòn theo thời gian, kể cả thứ gọi là tình yêu vĩnh cửu của ông bà
Sóng gió ập đến là khi, bà tôi được chuyển công tác lên huyện. Ngày bà đi, gia đình buồn biết bao nhiêu. Nhất là ông, ông không muốn xa bà và có lẽ bà cũng thế. Nhưng ông tôi không phải người nhỏ nhen, cổ hủ. Ông yêu bà nhưng cũng nhất mực tôn trọng và ủng hộ công việc của vợ.
Mẹ tôi nói rằng, tuy bà theo ông nhưng từ nhỏ đã từng là tiểu thư lá ngọc cành vàng lại cộng thêm sau khi lên chốn đô thành sầm uất, liệu rằng có mấy ai giữ mình khỏi những cám dỗ xa hoa? Bà tôi khi ấy vốn còn rất trẻ, bà không thể tránh khỏi những thứ ấy. Bà bỏ bê công việc vùi mình vào những cuộc chơi đắt đỏ. Cho đến khi bà không còn gì nữa, công việc cũng mất, bà chỉ còn đường về lại chốn quê cũ. Ông vì thương bà nên không trách ngược lại còn tự dằn vặt vì không cho bà được cuộc sống mà bà mong ước.
Từ ngày đó ông càng lao sức mà làm việc , chỉ có mong ước kiếm nhiều tiền để cho bà một cuộc sống đầy đủ hơn. Nhưng bà tôi vẫn thế, không chịu thay đổi. Bà ỷ vào việc chồng hết mực chiều chuộng mà ăn chơi chác táng. Đến việc nhà cửa, con cái cũng bỏ bê. Ông đi làm về, nhà cửa thì bừa bộn, cơm nước chưa xong, con cái nheo nhóc. Mới đầu ông cũng nhịn, về nhà là sắn tay áo làm việc. Cứ thế, mọi chuyện càng ngày càng tồi tệ hơn khi bà còn đi thâu đêm, vợ chồng không mặn nồng như trước.
Con giun xéo lắm cũng quằn mà, rồi đến một ngày ông không chịu được nữa. Năm ấy chiến tranh xảy ra, vì đã có gia đình và con nhỏ nên ông được miễn nghĩa vụ nhưng ông đã từ chối đặc cách ấy. Ông đồng ý vào trong quân khu. Ngày ông đi, bà cũng không ra tiễn đưa. Chỉ có mình ông lên đường trong cô độc.
Kể đến đoạn ấy, mẹ tôi bất động một lúc tôi thấy giọng bà nghẹn lại. Đoán rằng về sau truyện tình cảm của họ chắc sẽ có biến động lớn.
-Ông ngoại khi vào quân đội có qua lại với một cô gái khác.
Nghe đến đây thôi tôi bỗng sững người. Tôi quay lại phía bàn thờ, nhìn nụ cười của ông trong di ảnh. Chính tôi cũng không bao giờ nghĩ rằng người đàn ông mà tôi coi là tấm gương, là hình mẫu của bản thân, người ông đáng kính có thể làm ra chuyện động trời như thế. Ông vậy mà ngoại tình.
Một lần nữa tôi chìm đắm trong lời kể của mẹ.
Sau khi vào quân đội, ông nổi tiếng phong nhã cộng thêm cả việc trước đây từng giữ chức vụ cao trong đây mà ông lại càng được mến mộ, yêu quý. Lúc ấy trong doanh trại có một vị bác sĩ trẻ tuổi nhưng tay nghề cao. Mà vị bác sĩ này còn là nữ. Khi ấy trong quân đội, con gái vô cùng han hiếm, không thiếu những chàng si tình vì cô mà giả bị thương , chỉ mong có thể gặp mặt. Nhưng ông cũng không quá bận tâm đến sự xuất hiện của cô gái kia.
Nhưng tục ngữ có câu lửa gần rơm lâu ngày cũng bén. Ông là một quân nhân giỏi nên được thăng chức nhanh, chức càng cao, mức độ tập luyện càng nhiều, càng nguy hiểm. Vì thế ông phải lui đi lui lại chỗ người kia rất thường xuyên. Lâu dần vì sự săn sóc tận tình của cô làm cho ông rung động. Mà cũng đúng thôi, với một người đã lâu không cảm nhận được hơi ấm gia đình, sự săn sóc của vợ như ông làm sao tránh khỏi rung động.
Họ không công khai mối quan hệ, người kia cũng đồng ý mối quan hệ mập mờ ấy. Mãi cho tới khi giữa họ có một đứa con chuyện mới lộ ra. Về phần bà, từ lúc ông đi cũng dần nhận ra sai lầm của bản thân. Bà bắt đầu chuyên tâm chăm sóc cho trang trại, đợi ngày ông trở về . Hôm ấy trời đổ mưa to, bà ở nhà nhận được tin, liền bỏ hết công việc đưa mẹ tôi đến nơi ông đóng quân. Mẹ kể với tôi rằng , bà khi ấy chỉ định đi một mình nhưng vì lo, mẹ tôi nhất quyết đi theo (khi ấy mẹ mang thai tôi chưa đầy một tháng) . Nơi ông đóng quân khá xa nhà. Phải mất một ngày một đêm đi tàu. Nhưng suốt quãng đường dài ấy, ngoại không hề chợp mắt cũng không hề rơi một giọt lệ. Bà chỉ ngồi đó, im lặng và nhìn qua ô cửa . Bà nói với mẹ tôi rằng bà tin ông. Nhưng tôi hiểu, dù có tin thì trong lòng vẫn có chút khúc mắc. Nếu không bà cũng không đến quân khu tìm ông.
Khi đến doanh trại , cảnh tượng mà bà và mẹ đầu tiên là bóng lưng quen thuộc của ông, nhưng cạnh ông còn một người phụ nữ nữa. Hai người còn đang ôm nhau. Lúc ấy mẹ tôi lo lắng cho ngoại lắm, mẹ quay qua nhìn nội. Nhưng theo như mẹ kể, gương mặt của bà lúc ấy không có chút cảm xúc nào, chỉ có đôi mắt bồ câu là khe động. Nó toát lên sự đau khổ tột cùng, thất vọng, hối hận, tự trách và có cả bất lực. Có lẽ lúc ấy bà đau khổ lắm, nỗi đau giằng xé tâm can bà. Lúc ấy bà có nói với mẹ tôi
- Con gái, gọi cho bố dùm mẹ.
Mẹ không rõ ý của bà là gì nhưng ba vẫn làm theo. Ông lúc đó nhấc máy rất nhanh , tuy ông vẫn đang nắm tay người phụ nữ kia..
- Alô, anh đây.
- Dạo này ở đó có khỏe không?
- Khá tốt. Con và em vẫn ổn chứ?
- Vâng, con út lấy chồng đang bầu anh ạ.
- Vậy em chăm sóc nó cho tốt.
- Anh này, nếu như sau này anh có lỡ yêu hai người thì anh nhất định phải chọn người thứ hai, bởi vì nếu anh đủ yêu người thứ nhất thì sẽ không còn chỗ trống cho người khác.
- Em đang nói gì thế? Thôi có người gọi anh rồi. Anh cúp máy nha. Giữ gìn sức khỏe nha em.
- Em cầm một ít thức ăn và đồ dùng cho anh, em để đây, anh giữ sức khỏe nhé. Em yêu anh.
Ông nghe thế liền hướng ánh mắt nhìn xung quanh, đến khi quay người lại liền thấy bà và mẹ đứng ở đó. Không biết có phải bị "bắt gian" tại trận mà sợ quá đứng hình hay không mà ông cứ đứng chôn chân ở đó, tay vẫn nắm tay người kia.
Bà chỉ nhìn ông, mỉm cười rồi quay đi.
Trở về nhà, bà vẫn sinh hoạt như thường nhưng tờ giấy ly hôn đã hiện diện ở trên bàn , tựa hồ chỉ đợi ông về kí tên. Bà ngoại nói không phải vì bà hết yêu ông mà vì bà không muốn ngăn ông tìm đến hạnh phúc.
Nhưng có lẽ tờ giấy ấy ông sẽ mãi mãi không thể kí tên được nữa bởi vì cuộc đấu tranh năm ấy đã lấy đi mạng sống của ông.
Ngày hôm ấy, bà đã ngất đi. Rất lâu, rất lâu sau khi tỉnh lại bà cứ nhìn thi thể ông, nước mắt bà cứ rơi nhưng nó rơi trong thầm lặng. Bà không gào khóc như mọi người tưởng tượng, chỉ im lặng nhìn ông mà khóc. Nhưng giọt nước mắt của bà lại như con dao sắc lẹm cứa vào lòng của mọi người. Cảnh tượng ấy khiến con người ta nhìn thôi cũng thấy xót, bà khóc mà khiến người ta cũng như cảm nhận được nỗi đau thấu xương. Bà ngồi đó, co cả người lại như một đứa trẻ làm sai bị người lớn trách phạt. Đầu bà cứ liên tục lắc, có lẽ bà muốn phủ nhận sự ra đời của ông, ngón tay bà vẫn mân mê chiếc nhẫn cưới.
Hình ảnh ấy ám ảnh mẹ tôi đến tận bây giờ.
- Vậy chuyện sau đó như thế nào, người đàn bà kia ra sao rồi mẹ ?
- Đến giờ mẹ cũng không rõ nhưng nghe nói người kia cũng sinh một người con trai, bây giờ phỏng chừng ngang tuổi con.
- Vậy sau đó bà làm sao vượt qua cú sốc ấy ạ?
- Bà của con chưa bao giờ vượt qua nó cả.
Tôi cũng không rõ mẹ nói như thế là có ý gì, chỉ biết rằng tuy chuyện tình cảm của hai ông bà không hạnh phúc như truyện cổ tích nhưng tình yêu mà bà dành cho ông là không bao giờ có thứ gì thay thế được.
Ngày 17/5/2019. Bà nội tôi chính thức ra đi. Khi nhắm mắt trong tay bà vẫn nắm chặt bức hình cưới của hai người, phía sau nó còn ghi một dòng chữ :
"Đến cuối cùng thì anh vẫn không biết em yêu anh đến nhường nào".
Vậy đấy cuộc đời này ngắn lắm, ngắn đến mức ta còn chưa kịp nói với nhau hai từ " Tạm biệt ". Vì thế khi còn thời gian hãy đối tốt với những người bên bạn đừng để như ông bà tôi, mất rồi mới biết quý trọng.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top