Nghệ thuật trong đàm phán kinh doanh!
1. Nghệ thuật "trả lời" trong đàm phán
Làm thế nào để đàm phán trong kinh doanh k bị hớn, đó là vấn đề những ng đàm phán đều cảm thấy đau đầu. Có thể tham khảo sau:
-Kéo dài thơi gian: Khi đối tác nêu vấn đề, đừng trả lời ngay. Ta có thể hỏi lại đối phương một cách lịch sự: "Xin lỗi, tôi chưa nghe rõ ngài vừa nói gì, xin nhắc lại!" Khi đối phương nhắc lại một lần nữa thì tự nhiên ta cũng nghĩ ra câu trả lời.
-Đánh trống lảng: Khi đối ophương đưa ra vấn đề đề cập đến vấn đề uy tín, vốn, chất lượng sản phẩm, hay những vấn đề riêng tư của bên mình thì cần đánh trống lảng, hướng vấn đề sang một hướng khác. Ví dụ, đối tác hỏi: "Ở đây xưởng sản xuất có bao nhiêu dây cáp?" Ta có thể trả lời: "Có rất nhiều loại, đủ mọi quy cách,vì mới nhận chức nên tôi không thuộc các loại quy cách"
-Hỏi lại đối tác: Có những vấn đề ta k tiện trả lời có thể hỏi lại đối phương để họ nói rõ quan điểm trước.
-Mập mờ: Trong đàm phán, ít khi trả lời khẳng định hay phủ định. Đối với một vấn đề khó, ta có thể mập mờ, vòng vo sang vấn đề khác
-Trả lời một số vấn đề: Có khi đối tác đưa ra rất nhiều vấn đề, trong đó có cái không thể nói ra, ta chỉ có thể trả lời đc 1 số câu hỏi.
-Hỏi 1 đằng trả lời 1 nẻo: <Hạn chế dùng> Đây là 1 phương pháp né tránh vấn đề, ta hãy tuỳ cơ mà ứng biến.
-Nhún vai <nghĩa là không có gì để nói> đối với vấn đề k tiện trả lời có thể dùng phương pháp này.
2. Nghệ thuật nghe
Nghệ thuật nghe trong đàm phán cũng rất quan trọng và cần thiết. Khi đối tác đang trình bay ý kiến, quan điểm riêng của họ, ta phải chú ý lắng nghe, thể hiện sự quan tâm, tập trung, không nên cướp lời hoặc nói xen ngang, hãy nhìn thẳng vào mắt của đối tác, tỏ thái độ chú ý lắng nghe. Việc chú ý lắng nghe và quan sát đối tác, vừa gây cho họ tâm lý được tôn trọng, vừa thu thập đầy đủ thông tin chuẩn xác như những biểu hiện bên ngoài để phán đoán những biểu hiện tâm lý của đối phương để có biện pháp xử lý thích hợp.Khi đối tác mời ta nói, ta hãy cố gắng trình bày thật cô đọng, và chú ý quan sát thái độ của đối tác.
3. Nghệ thuật đặt giá
-Khi người bán thách giá thấp thì bán được giá thấp.
-Khi người bán thách giá cao thì bán được giá cao.
-Nếu bán thách giá cao bất ngờ thì có 2 khả năng: Nhu cầu người mua cao thì đàm phán có kết quả. Nếu nhu cầu người mua thấp thì đàm phán sẽ thất bại
4. Nghệ thuật "trả giá" trong đàm phán
-Người mua trả giá thấp thường mua được giá thấp
-Nếu người mua lần đầu đã nhượng bộ quá lớn, thì sẽ làm cho người bán giữ giá. Cho nên người mua cần nhượng bộ dần dần.
-Ngừời nào nhượng bộ trước vấn đề quan trọng thì người đó sẽ thất bại.
-Nếu thông báo cho đối tác giá thành của mình thì thường nhanh chóng đạt đc thoả thuận.
-Đạt được thoả thuận quá nhanh có hại cho cả hai phía.
5. Nghệ thuật khắc phục bế tắc trong đàm phán
Trong quá trình đàm phán thường xuất hiện những bế tắc như cãi nhau, giận nhau, bỏ đi, ảnh hưởng đến quá trình đàm phán. Lúc đó hãy áp dụng những phương pháp sau:
-Dễ trước khó sau: Trước khi đàm phán, cần phải phân tích và đánh giá đầy đủ quan điểm, nhu cầu của hai bên. Nếu hai vấn dề trở nên cần giải quyết thì chọn cái dễ giải quyết trước để tạo ra bầu không khí thuận lợi.
-Nghệ thuật đường vòng: Có vấn đề đưa ra ngay đối tác có thể khó chấp nhận, nên tìm cách tiếp cần dần dần từ nhiều phía, lựa chọn nhhững vấn đề khác có liên quan sau đó trở lại vấn đề chính.
-Chọn cái đồng nhất để lại cái bất đồng: Khi 2 bên có sự bất đồng lớn, ta nên chọn cái đã thoả thuân trước, cái bất đồng sẽ để lại nếu k ta sẽ k thu đc gì cả.
-Chia nhỏ mục tiêu: Trong một số trường hợp nếu ngay từ đầu đưa ra mục tiêu tổng thể thì đối tác sẽ bị choáng ngợp và từ chối. Ta chia nhỏ mục tiêu ban đầu và bàn bạc thoả thuận từng nấc nhỏ sẽ đi tới mục tiêu chung tốt hơn, đối tác sẽ dễ chấp hơn.
-Tạm thời đình chỉ: Khi hai bên giữ nguyên ý kiến của mình, không chịu nhượng bộ, đàm phán có thể bế tắc, nên tạm thời đình chỉ đàm phán để bên kia bình tĩnh hoặc tình hình xoay chuyển thì mở lại đàm phán.
Khi đàm phán thành công là lúc tất yếu phải ký kết hợp đồng, trong khi ký kết hợp đồng phải chú ý đến trình tự ký hợp đồng, nội dung và cách thức viết hợp đồng, các yêu cầu về tính pháp lý, tính rõ ràng, tính đầy đủ và tính toàn diện, tính cụ thể... của hợp đồng.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top