lỵ trực khuẩn và Cs

Lỵ Trực Khuẩn

CÂU 1:TB DTH,ĐIỀU TRỊ,TRIỆU CHỨNG LS,PHÒNG BỆNH LỴ TRỰC KHUẨN

a)Dịch tễ học

-nguồn bệnh

BN là nguồn quan trọng,họ thải vi khuẩn trong suốt thời gian bệnh và cả trong thời gian hồi phục(6 tuần)

-đường lây truyền

Quan trọng nhất là tay bẩn do tiếp xúc với phân hoặc các dụng cụ,thực phẩm,nước uống…đã bị ô nhiễm.ruồi nhặng cũng có thể truyền shigella

-khối cảm thụ

Các tập thể đông đúc đkiện vệ sinh kém,xử lý phân không tốt,trẻ em và người lớn tuổi dễ nhiễm,khi mắc bệnh thì thường nặng hơn những người khác

b)Triệu chứng lâm sàng

*Thời kỳ ủ bệnh:12-70 giờ,không có triệu chứng

*Thời kỳ khởi phát:1-3 ngày

-đột ngột,với các triệu chứng không đặc hiệu

-hội chứng nhiễm khuẩn:sốt 39-400C,ớn lạnh,đau cơ,mệt mỏi,buồn nôn,biếng ăn

-triệu chứng tiêu hóa:đi tiêu phân lỏng hoặc nước vàng,đau quặn bụng,có khi mất nước(Trẻ em,người già)

*Thời kỳ toàn phát:bệnh cảnh lỵ đầy đủ với

-hội chứng nhiễm khuẩn: sốt 390C,ớn lạnh,mệt mỏi,biếng ăn

-hội chứng lỵ

+đau quặn bụng từng cơn,dọc theo khung ruột già,mỗi lần đau lại kích thích đi tiêu,đi xong hết đau

+mót rặn nhiều,ngày càng tăng,đau thót vùng ruột già,ở người già suy kiệt có thể dẫn đến sa trực tràng

+phân có nhầy,đi 10-40 lần/ngày,lượng phân ngày càng ít đi

-tổng trạng:suy sụp nhanh,mệt mỏi,lờ đờ,hốc hác,môi khô,lưỡi vàng nâu

-trẻ em 1-4 tuổi thường có sốt cao kèm theo co giật,có biểu hiện thần kinh như li bì,lơ mơ,đau đầu,cổ cứng

c)Điều trị

*bồi hoàn nước,điện giải

Uống sớm oresol,truyền dịch khi mất nước và điện giải nặng

*Kháng sinh

Ampicillin 50-100mg/kg/24 giờ(trẻ em),hoặc 2g/ngày(người lớn) hoặc

Cortrimoxazon(trimethoprim sulfamethoxazole)480mg x 1 viên/10kg cân nặng chia làm 2 lần

*Điều trị triệu chứng

-các thuốc giảm nhu động như paregorics,atropin,lopevamind..không nên dùng vì làm triệu chứng xấu đi,kéo dài thời gian thải vi khuẩn

-có thể dùng an thần nhẹ

-ăn thức ăn nhẹ,dễ tiêu,cho uống nước hoặc oresol theo nhu cầu

d)Phòng bệnh

-vệ sinh thực phẩm,VS ăn uống và VS nước,rửa tay trước khi ăn và chế biến thực phẩm

-xử lý phân

-cách ly bệnh nhân,sát khuẩn chất thải

CÂU 2:LẬP KHCS BN LỴ TRỰC KHUẨN

1.Nhận định

1.1 Hỏi bệnh

*bệnh sử

-bệnh xuất hiện từ bao giờ?

-diễn biến of bệnh ra sao?chú ý các dấu hiệu:sốt cao,đau quặn bụng dọc khung đại tràng từng cơn,đi ngoài thì hết đau,mót rặn,phân nhày máu…

*Tiền sử

-đã từng bị bệnh lần nào trước đây?

-liên quan đến dịch tễ với những người xung quanh?

-trong cùng gia đình,tập thể có nhiều người mắc bệnh tương tự

-trong cùng thời gian có nhiều người mắc bệnh

*Hiện tại

-Người bệnh có mệt mỏi?ớn lạnh?đau cơ?

-người bệnh có đau quặn bụng kèm đi ỉa?vị trí-đặc điểm?(đau quặn bụng từng cơn,dọc khung đại tràng,mỗi lần đau lại kích thích đi ỉa,ỉa xong thì hết đau)

-người bệnh đã ỉa bao nhiêu lần/ngày

-số lượng phân?

-phân có nhầy,máu?

1.2 Khám và quan sát

*Toàn trạng

-thể trạng?cân nặng?chiều cao?

-tỉnh hay lờ đờ?mặt hốc hác?

-chỉ số:mạch-nhiệt độ-HA-nhịp thở?

*Tình trạng nhiễm trùng nhiễm độc

-sốt cao kèm theo gai rét?

-vẻ mặt phờ phạc?môi khô?lưỡi bẩn

*Tiêu hóa

-t/c phân,số lần đi ngoài?số lượng phân?

-đánh giá mức độ mất nước-điện giải dựa vào dấu hiệu: mạch,HA,dấu hiệu da ấm,độ đàn hồi da,mắt,đo lượng nước tiểu

*Tình trạng hô hấp

-Người bệnh có khó thở?mức độ

-người bệnh có suy hô hấp?

*Tình trạng tuần hoàn

-nhịp tim?mạch?(đều hay khó bắt)

*phát hiện sớm biến chứng:shock do mất nước điện giải nặng,sa trực tràng ở người già,xuất huyết tiêu hóa,thủng ruột…

1.3 Tham khảo hồ sơ bệnh án

-chẩn đoán và pp điều trị

-thực hiện đầy đủ thuốc và các xét nghiệm

+soi phân

+soi trực tràng

+CTM

-chế độ hộ lý

-CS đặc biệt khác

2.Chẩn đoán CS

-người bệnh mất nước-điện giải liên quan đến tiêu chảy và nôn

-người bệnh tăng thân nhiệt liên quan đến tình trạng nhiễm trùng-nhiễm độc

-dinh dưỡng không đầy đủ liên quan đến rối loạn hấp thu do đại tràng viêm

-người bệnh lo lắng liên quan đến thiếu kiến thức về bệnh

3.Lập KHCS

-người bệnh hết tình trạng tiêu chảy

-đảm bảo thân nhiệt cho BN

-đảm bảo dinh dưỡng cho BN

-GDSK

4.Thực hiện KHCS

4.1 Bù nước và điện giải cho BN

-cho người bệnh cách ly tại buồng riêng,nằm giường có lỗ thủng đặt 2 bô có đựng thuốc sát khuẩn(1 bô đựng chất nôn,1 bộ đựng phân và nước tiểu) để giúp người bệnh đại tiện dễ dàng,đồng thời ước lượng nước phân of người bệnh mỗi lần đại tiện

-theo dõi số lần đi ngoài,số lượng,t/c.màu sắc phân

-BN cần được ngâm rửa bằng nước ấm sau khi đi ngoài,dùng khăn bông mềm thấm khô,giữ sạch vùng hậu môn,vùng cùng cụt vì đi ngoài nhiều lần làm rát hậu môn và có thể sa trực tràng

-đo mạch-HA 3h/1 lần(tùy theo tình trạng of BN)

-đo lượng nước tiểu 6h/1 lần,12h/1 lần, 24h/1 lần(theo y lệnh)

-đánh giá mức độ mất nước-điện giải và mất máu

-bù dịch cho người bệnh

+uống oresol hay các dd thay thế

+nếu người bệnh pải truyền dịch:

Chuẩn bị Truyền dịch

Khi truyền dịch chú ý tốc độ truyền

Phát hiện dấu hiệu phù phổi cấp do truyền quá nhanh

-lấy phân gửi đi xét nghiệm

4.2 Người bệnh hết nhiễm trùng-nhiễm độc

-đo nhiệt độ 3 lần/ngày

-nới rộng quàn áo,nằm buồng thoáng,kín gió

-khi bn sốt cao

+chườm mát cho người bệnh

+dùng thuốc hạ sốt:paracetamol

-theo dõi dấu hiệu nhiễm trùng:môi khô,lưỡi bẩn

-thực hiện y lệnh dùng thuốc kháng sinh

-theo dõi rối loạn tri giác

Trẻ em:li bì,lơ mơ,có thể co giật do sốt cao

4.3 Tăng cường dinh dưỡng cho BN

Cùng với kháng sinh,nuôi dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều trị người bệnh lỵ

-hàng  ngày động viên BN ăn,đảm bảo dinh dưỡng cho BN

+ăn thức ăn dễ tiêu như cháo,súp

+đặc biệt trẻ em nên ăn nhiều lần/ngày,tránh suy dinh dưỡng

-Nguyên tắc chung là

+trong ngày đầu,giai đoạn cấp of bệnh dể cho bộ máy tiêu hóa làm việc nhẹ,sau đó nhanh chóng hồi phục chế độ ăn gần như bình thường

+không để nhịn đói quá 24h,không để ăn hạn chế quá 3-4 ngày

+trong tuần đầu:ăn các thức ăn dễ tiêu hóa,bổ.tránh các thức ăn có nhiều xơ,thức ăn rắn,có nhiều mỡ và gia vị

+ăn nhiều bữa mỗi ngày,mỗi bữa ăn 1 ít(tránh ăn nhiều trong 1 bữa)đối với trẻ bú mẹ vẫn cho bú khi bị bệnh

+chế độ dinh dưỡng of người bệnh lỵ

4.4 Người bệnh an tâm điều trị và có kiến thức về bệnh

-hướng dần nội quy khoa phòng cho BN và người nhà bằng thái độ hòa nhã

-hướng dẫn cách tẩy uế và xử lý phân đúng quy cách để tránh lây lan

-BN cần tắm rửa thay quần áo theo quy định

-khi xuất viện:hướng dẫn pp dự phòng,VS thực phẩm,nước uống,.cách tẩy uế và xử lý phân tại nhà

5.Đánh giá

Đc đánh giá là tốt khi

-sau 1 tuần BN ăn ngủ tốt,đi ngoài phân thành khuôn,không còn đau quặn mót rặn

-người bệnh có kiến thức về bệnh và phòng bệnh

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: