KDCK- Chương2: ptik và định giá CK

Chương 2: Phân tích và định giá chứng khoán

2.1 Doanh lợi và rủi ro trong đầu tư chứng khoán

2.1.1. Doanh lợi trong đầu tư chứng khoán

Mức sinh lời tuyệt đối

   Tổng mức sinh lời= cổ tức (trái tức) ±lãi (lỗ) về vốn +  Thu nhập khác

Mức sinh lời tương đối

Rt =((Pt - P0) + D(hoặc C) + Thu nhập khác)/P0

● Tổng mức sinh lời trong nhiều năm

        Rt = (1+R1) x (1+R2) x… x (1+Rt) – 1

● Mức sinh lời bình quân năm

        Rbq = (R1 + R2 + …. + Rt) / t

● Mức sinh lời danh nghĩa và thực tế

        (1 + R) = (1 + r) (1 + h)   

        → R = r + h + rh

● Mức sinh lời (doanh lợi) kì vọng / mong đợi / dự tính

       E(r)   =  ∑ Pi Ri      i =1→n

● Doanh lợi yêu cầu

     E(r) = Rf + β(Rm – Rf)

     Rf: lãi suất phi rủi ro

     β: hệ số rủi ro của CK

     Rm: lãi suất thị trường

So sánh doanh lợi kì vọng với doanh lợi yêu cầu để quyết định đầu tư

2.1.2. Rủi ro và đo lường rủi ro đầu tư chứng khoán

a.     Rủi ro trong đầu tư chứng khoán

*       Khái niệm rủi ro: Rủi ro trong đầu tư chứng khoán là khả năng xảy ra các biến cố bất lợi làm suy giảm doanh lợi kỳ vọng từ hoạt động đầu tư chứng khoán. Khác với sự không chắc chắn rủi ro có thể đo lường được.

*       Các loại rủi ro

-       Rủi ro hệ thống : Là những rủi ro do các yếu tố, các sự kiện nằm ngoài công ty / tổ chức phát hành CK, cty / TCPHCK không thể kiểm soát được và nó có tác động rộng rãi đến toàn bộ thị trường, đến tất cả các chứng khoán.

+ Rủi ro thị trường : Sự biến động giá CK do phản ứng của các nhà đầu tư trước các sự kiện hữu hình / sự kiện thực tế (các sự kiện kinh tế chính trị xã hội…) xảy ra, hoặc các sự kiện vô hình nảy sinh do yếu tố tâm lí, mặc dù tình hình của công ty/ tổ chức phát hành chứng khoán vẫn không thay đổi.

+ Rủi ro lạm phát (rủi ro sức mua) : là sự suy giảm thu nhập thực tế của chứng khoán do sự sa sút về sức mua của tiền tệ

+ Rủi ro lãi suất : là sự tổn thất, suy giảm hiệu quả vốn đầu tư do biến động của lãi suất thị trường

+ Rủi ro tỉ giá

+ Rủi ro pháp lí

+ Rủi ro khác

-       Rủi ro không hệ thống : Là những rủi ro do các yếu tố nội tại gây nên và tác động lên 1 ngành, một công ty hay 1 số chứng khoán nhất định.

+ Rủi ro kinh doanh

+ Rủi ro tài chính

+ Rủi ro thanh khoản: là sự suy giảm về tính thanh khoản chứng khoán, biểu hiện dưới hình thức tăng chi phí chuyển đổi thành tiền và từ đó làm giảm LN dự kiến của CK

b.     Đo lường rủi ro

● Thống kê rủi ro (phương sai, độ lệch chuẩn)

Var/σ2 = 1/(n-1) x ∑ (Ri – Rbq)2     (i=1,n)

SD/σ = √ Var     

Trong đó: n là số năm trong kì tính toán (số năm thống kê)

Ri : Mức sinh lời trong năm i

Rbq: Mức sinh lời bình quân mỗi năm trong kì thống kê

● Dự kiến rủi ro

+ Phương sai

Var/σ2 =  ∑ { Pi [Ri - E(r)]2 }      (i=1→n)

Trong đó: Pi là xác suất của trạng thái i

Ri là doanh lợi kì vọng ứng với trạng thái i

E(r) là doanh lợi kì vọng của CK

+ Độ lệch chuẩn : SD/ σ = √ σ2

2.2. Phân tích đầu tư chứng khoán

Tại sao phải phân tích?

Đầu tư CK nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận, nên trước khi đầu tư vào bất kì CK nào, cần xem xét việc đầu tư đó trong mối quan hệ so sánh với các cơ hội đầu tư khác -> cần tiến hành phân tích CK.

- Phân tích đầu tư CK gồm phân tích cơ bản (PTCB) và phân tích kĩ thuật (PTKT).

- PTCB để nhận biết loại CK tốt, CK không tốt.

- PTKT để quyết định thời điểm mua bán CK

- PTCB trả lời câu hỏi CK nào (cái gì)? PTKT trả lời câu hỏi khi nào?

2.2.1 Phân tích cơ bản (Fundamental Analysis)

*       Phân tích cơ bản là phân tích các yếu tố tác động đến giá để:

-         Đánh giá CK tốt hay không tốt?

-         Tìm ra giá trị nội tại để so sánh với giá thị trường?

*       Phân tích cơ bản bao gồm:

-         Phân tích môi trường đầu tư (phân tích nền kinh tế toàn cầu, phân tích nền kinh tế quốc gia, phân tích thị trường tài chính & TTCK, phân tích ngành)

-         Phân tích doanh nghiệp

→ Làm cơ sở cho việc ra quyết định thị trường đầu tư, lĩnh vực và danh mục các loại chứng khoán đầu tư.

*       Điểm mạnh

-         Tốt cho đầu tư dài hạn thông qua phân tích xu thế nền kinh tế

-         Lựa chọn được công ty tốt

-         Nhận dạng được các yếu tố chính tác động đến giá trị công ty, ngành

*       Điểm yếu

-         Mất nhiều thời gian

-         Kĩ thuật định giá tùy thuộc vào nhóm ngành/ công ty

-         Tính chủ quan (các giả định về triển vọng phát triển…)

-         Các thtin thu thập được để phân tích có thể không chính xác, không đầy đủ, không kịp thời…

a.      Phân tích môi trường đầu tư

(1)Phân tích nền kinh tế toàn cầu → rút ra xu hướng vận động của nền kinh tế toàn cầu.

- Các diễn biến về chính trị trong khu vực cũng như của từng quốc gia;

- Tốc độ tăng trưởng GDP của các khu vực cũng như của từng quốc gia;

- Các chiến lược và chính sách kinh tế, tài chính của các quốc gia như: chính sách tỷ giá, chính sách lãi suất, hàng rào thuế quan, chính sách bảo hộ cho nền kinh tế nội địa…

- Sự can thiệp của các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế như: chính sách đầu tư, hỗ trợ, chính sách lãi suất...

- Các liên kết kinh tế của các khu vực, các quốc gia, các tập đoàn kinh tế …

(2) Phân tích tình hình kinh tế - chính trị - xã hội của quốc gia → cho phép xác định chiến lược đầu tư lâu dài

* Môi trường chính trị xã hội, pháp luật

-       Tình hình chính trị

-       Môi trường pháp luật

+       Tính đồng bộ của hệ thống pháp luật

+       Tính khả thi của hệ thống pháp luật

+       Tính hiệu quả của hệ thống pháp luật

+       Tính quốc tế của hệ thống pháp luật

+       Tính ổn định của hệ thống pháp luật

* Các điều kiện kinh tế vĩ mô

-       Tổng sản phẩm quốc nội (GDP)

-       Tỷ lệ lạm phát

-       Tỷ lệ thất nghiệp

-       Lãi suất

-       Thâm hụt ngân sách

-       Sự lạc quan hay bi quan của công chúng

-       Chu kỳ của nền kinh tế

-       Chính sách của chính phủ: chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ,

(3) Phân tích thị trường tài chính, TTCK → Đánh giá thực trạng, xu hướng phát triển của thị trường và mối quan hệ tương tác giữa các thị trường…

-         Đánh giá thực trạng và xu hướng phát triển của thị trường

-         Mối quan hệ tương tác giữa các thị trường…

(4) Phân tích ngành → mục tiêu là để lựa chọn những ngành đang có triển vọng phát triển để đầu tư

Phân tích ngành thực chất là phân tích quan hệ cung - cầu một, hoặc một nhóm hàng hóa, dịch vụ do một ngành nào đó đảm nhận

- Phân tích chu kỳ sống của sản phẩm

- Phân tích cơ cấu và các thế lực của ngành

- Xác định hệ số rủi ro của ngành (hệ số β)

Xác định hệ số rủi ro của ngành (β) để xác định mức sinh lợi mà nhà đầu tư đòi hỏi: E(r) = Rf + β(Rm – Rf)

- Phân tích hệ số P/E của ngành,…

Phân tích P/E của ngành, mối quan hệ giữa P/E của ngành với P/E bình quân của thị trường

ØƯớc tính EPS

ØƯớc tính tỉ suất doanh lợi kì vọng

ØQuyết định đầu tư hay không đầu tư

b.     Phân tích doanh nghiệp

*       Phân tích chung về DN

- Lịch sử của doanh nghiệp

- Nguồn nhân lực của doanh nghiệp

- Người lãnh đạo của doanh nghiệp

- Người lao động của doanh nghiệp

- Nguồn lực tài chính của doanh nghiệp

- Khách hàng và nhà cung cấp

- Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp

+ Kế hoạch đầu tư phát triển công nghệ

+ Kế hoạch sản phẩm

+ Kế hoạch phát triển thị trường

+ Kế hoạch huy động vốn dài hạn

*       Phân tích mô hình SWOT

-       Điểm mạnh (Strengths)

-       Điểm yếu (Weaknesses)

-       Cơ hội (Opportunities)

-       Thách thức (Threats)

*       Phân tích tài chính doanh nghiệp

-          Cơ sở dữ liệu: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh tài chính,...

-          Phương pháp phân tích:

  + So sánh (giữa thực tế với kế hoạch, kì này với kì trước, giữa doanh nghiệp với trung bình ngành),

  + Phân tích tỉ lệ (đánh giá mối quan hệ giữa bộ phận với tổng thể),

  + Phân tích xu hướng.

-          Nội dung phân tích:

+ Khả năng thanh toán của DN

(1) Khả năng thanh toán chung        

Khả năng thanh toán chung = Tổng giá trị tài sản/Tổng nợ

(2) Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn (NNH)                                       

Khả năng thanh toán NNH =   Giá trị TS ngắn hạn/Nợ ngắn hạn

(3) Khả năng thanh toán nợ dài hạn (NDH)

Khả năng thanh toán NDH = Giá trị TS dài hạn/Nợ dài hạn

+ Cơ cấu tài sản và nguồn vốn của DN

(1) Hệ số nợ

Hệ số nợ  = Tổng nợ phải trả /Tổng nguồn vốn

(2) Hệ số tự tài trợ

Hệ số tự tài trợ  = Nguồn vốn chủ sở hữu/Tổng nguồn vốn = 1 - Hệ số nợ

(3) Vốn chủ sở hữu / Nợ

(4) Hệ số đầu tư vào TSNH = Tổng gtrị tài sản ngắn hạn/Tổng gtrị tài sản

(5) Hệ số đầu tư vào TSDH = Tổng gtrị tài sản dài hạn /Tổng gtrị tài sản   

(6) Cơ cấu đầu tư  = Tổng gtrị tài sản ngăn hạn/Tổng gtrị tài sản dài hạn

+ Năng lực hoạt động của tài sản

(1)Vòng quay hàng tồn kho

Vòng quay hàng tồn kho= Giá vốn hàng bán/ Tổng gtrị hàng tồn kho bình quân

(2)Vòng quay các khoản phải thu

Vòng quay các khoản phải thu=DT bán chịu/ Số dư bình quân các khoản phải thu

(3)Kỳ thu tiền trung bình / bình quân

Kỳ thu tiền tb= (Số dư bình quân các khoản phải thu/ DT bán chịu) x 360

(4)Vòng quay vốn ngắn hạn

Vòng quay vốn ngắn hạn= Doanh thu thuần/ Vốn ngắn hạn bình quân

(5) Vòng quay vốn kinh doanh

Vòng quay vốn kinh doanh=Doanh thu thuần/ Vốn kinh doanh bình quân

+ Kết quả KD và phân phối thu nhập

(1) Chỉ số lợi nhuận doanh thu = Lợi nhuận sau thuế / Doanh thu

(2) Chỉ số lợi nhuận tài sản  (ROA)= Lợi nhuận sau thuế / Tổng vốn bình quân

(3) Chỉ số lợi nhuận vốn CSH  (ROE) = Lợi nhuận sau thuế / Tổng vốn CSH bình quân

(4) Thu nhập ròng một cổ phiếu thường (EPS)= (Lợi nhuận sau thuế - cổ tức cổ phiếu ưu đãi)/ Tổng số cổ phiếu thường đang lưu hành

(5) Cổ tức 1 CPT (DPS)= LNST dành trả cổ tức cho CPT/ Số CPT đang lưu hành

(6) Hệ số trả cổ tức (Hd)=DPS/EPS

(7) Tỷ suất cổ tức hiện hành= Cổ tức 1 CPT/ Thị giá 1 CPT

+ Các chỉ tiêu về triển vọng phát triển của công ty

(1) Hệ số giá thị trường trên thu nhập (P/E) = Thị giá CPT / EPS

(2) Chỉ số thị giá thư giá (M/B – P/B)= Thị giá cổ phiếu (market price - Pm)/ Giá trị sổ sách 1 CP thường (book value / net asset value - NAV)

NAV = (Tổng TS - Tổng nợ - Tổng mệnh giá CPƯĐ)/ Số CPT đang lưu hành

 (3) Tốc độ tăng trưởng (growth rate - g)

    g = Tỉ lệ thu nhập giữ lại (b) x ROE= (1- Hd) x ROE

2.2.2 Phân tích kỹ thuật (Technical Analysis)

*       Mục tiêu nghiên cứu

-       Hiểu được các khái niệm cơ bản trong PTKT

-       Xây dựng và hiểu được các diễn biến về giá và khối lượng giao dịch

-       Sử dụng các công cụ phân tích để xác định xu thế, các thời điểm đột phá

-       Xây dựng được các chiến lược đầu tư dựa trên PTKT

*       Tại sao sử dụng PTKT?

-       Phân tích cơ bản là nền tảng và không có sự xung đột với PTKT

-       Hạn chế của phân tích cơ bản:

+       Khó tính chính xác giá trị nội tại

+       Bỏ qua vai trò của yếu tố tâm lý của các bên tham gia thị trường

+       Hạn chế trong đánh giá ngắn hạn

*       Phân tích kĩ thuật là gì?

-       PTKT là việc sử dụng các dữ liệu thị trường, các học thuyết thị trường mang tính kỹ thuật, các mô hình và biểu đồ để phân tích, nhận dạng và dự đoán các xu hướng biến động của toàn bộ thị trường, của nhóm ngành, hay của từng loại CK cụ thể.

-       PTKT là việc nghiên cứu các hành vi của các bên tham gia thị trường thông qua sự biến động của giá, khối lượng chứng khoán giao dịch nhằm xác định được xu thế biến động giá và thời điểm đầu tư.

-       PTKT là dự báo giá chứng khoán trong tương lai dựa vào giá và khối lượng giao dịch trong quá khứ.

-       Mối quan tâm

+       Cung ?

+       Cầu ?

+       Xu thế giá ?

-       Công cụ: đồ thị, bảng biểu, các chỉ số kĩ thuật

-       Thời gian: trong ngày, tuần, tháng, quý, năm

*       Các giả định của PTKT

-       Biến động thị trường phản ánh tất cả

-       Giá dịch chuyển theo xu thế chung

-       Lịch sử sẽ tự lặp lại

*       Các bước phân tích

-       Phân tích từ trên xuống (top - down approach)

-       Phân tích thị trường thông qua các chỉ số

-       Phân tích các lĩnh vực để xác định lĩnh vực tốt / kém nhất

-       Phân tích cổ phiếu cụ thể để xác định cổ phiếu tốt / kém nhất

*       Lý thuyết DOW

-       Thị trường phản ánh tất cả các thông tin trong giá CK

-       3 xu thế của thị trường (xu thế sơ cấp, xu thế thứ cấp và các biến động hàng ngày)

*       Xây dựng đồ thị

-       Biểu đồ dạng đường - Line Chart

-       Biểu đồ dạng then chắn - Bar Chart

-       Biểu đồ hình ống - CandleStick Chart

*       Xu thế, đường xu thế và kênh xu thế

-       Xu thế - Trend Gồm có:

+       Xu thế tăng giá: Đường xu thế giá tăng là đường nối các điểm đáy cao dần.

+       Xu thế giảm giá: Đường xu thế giá giảm là đường nối các điểm đỉnh thấp dần

+       Xu thế ngang: giá ổn định

→Hiểu và xác định xu thế để KD theo xu thế chứ không chống lại xu thế

→Câu nói nổi tiếng: xu thế là bạn của bạn

-       Đường xu thế:

+      Đường xu thế hướng lên

+      Đường xu thế hướng xuống

-       Kênh xu thế - Trend channel

+      Định nghĩa: Kênh là khoảng dao động của giá, nếu giá dao động trong một dải thì dải đó gọi là kênh.

+      Dải dao động đó được xác định bởi 2 đường biên là đường xu thế và đường kênh (Channel Line), 2 đường này song song với nhau.

+       Bao gồm: Kênh xu thế hướng xuống và Kênh xu thế hướng lên

*       Mức hỗ trợ và mức kháng cự

Hỗ trợ và kháng cự được tạo ra do tương tác cung (người bán/ gấu) và cầu (người mua / bò tót)

-       Mức hỗ trợ

+      Mức hỗ trợ (cận dưới) là mức giá tại đó cầu được xem là đủ mạnh (có nhiều người muốn mua với khối lượng đủ lớn) để ngăn lại xu thế giảm giá trong một thời kỳ tương đối dài.

+      Mức kháng cự (cận trên) là mức giá mà tại cung được coi là đủ mạnh (có nhiều người bán với khối lượng đủ để thoả mãn các mức đặt mua) làm giá ngừng không tăng nữa trong một khoảng thgian tương đối dài.

-       Giá sẽ khó vượt trên mức kháng cự và dưới mức hỗ trợ. Khi vượt qua, sẽ có mức hỗ trợ và mức kháng cự mới được hình thành.

-       Ý nghĩa

+      Việc nghiên cứu mức kháng cự và hỗ trợ là rất quan trọng trong phân tích kỹ thuật.

+      Hỗ trợ cơ sở cho việc chọn các loại cổ phiếu để mua hay bán, trong dự đoán các biến động tiềm năng, chỉ ra thời điểm mà thị trường gây rắc rối cho nhà đầu tư.

*       Khối lượng giao dịch

-       Khối lượng giao dịch là lượng chứng khoán được mua bán trong một khoảng thời gian nhất định

-       Xác định khối lượng giao dịch nhằm xác định xu hướng giá chứng khoán

-       Khối lượng gdịch khẳng định xu hướng giá

+ Nếu mức giá tăng và khối lượng giao dịch tăng

ØNgười mua đang quan tâm đến thị trường

ØXu hướng giá lên đang tiếp diễn

+ Nếu giá giảm và khối lượng giao dịch tăng

ØNgười bán đang quan tâm đến thị trường

ØXu hướng giá giảm đang tiếp diễn

-       Klượng gdịch không khđịnh xu hướng giá

+      Giá tăng, khối lượng giao dịch giảm

+      Giá giảm, khối lượng giao dịch giảm

*       Các chỉ báo kĩ thuật cơ bản

-       Chỉ báo kĩ thuật phản ánh một chuỗi các giá trị được tính toán từ giá chứng khoán, khối lượng giao dịch hoặc các chỉ báo khác bằng các công thức toán học.

-       Mục đích của việc xây dựng các chỉ báo kĩ thuật là để cảnh báo, xác lập, hoặc dự báo xu thế giá chứng khoán.

-       Một số chỉ báo được sử dụng phổ biến trong PTKT hiện nay là:

+      Đường trung bình động (Moving Average - MA): Bình quân động của giá chứng khoán là mức giá bình quân của chứng khoán trong một khoảng thời gian xác định

Đường trung bình động giản đơn (SMA)

SMA (Simple Moving Average) của một loại chứng khoán được tính bằng cách cộng giá đóng cửa của nó trong khoảng thời gian nhất định rồi chia tổng tìm được cho khoảng thời gian tính toán         SMA = ∑ Pclose/n

Đường trung bình động mũ (Exponential Moving Average - EMA)

EMA = today’s close*0.09 + yesterday’s SMA*0.91

hoặc EMA (hiện tại) = [Giá hiện tại – EMA (trước đó)] x số nhân + EMA (trước đó)

Trong đó:   Số nhân = 2 / (1+ n)    

n là thời gian tính toán, hay thời kỳ trễ

·        Đường MA xu thế lên / xuống => giá chứng khoán lên / xuống

·        Đường giá ở trên / dưới đường MA => xu thế giá tăng / giảm

·        Điểm cắt giữa MA ngắn hạn và dài hạn: MA ngắn hạn ở trên => giá tăng

+      Đường trung bình động hội tụ/ phân kì (Moving Average Convergence Divergence - MACD)

·       MACD chuẩn : MACD chuẩn là trung bình động mũ EMA 26 ngày và 12 ngày.

·       MACD = EMA (12) – EMA (26)

·       Để nhận biết dấu hiệu biến động giá người ta thường sử dụng đường tín hiệu EMA 9 ngày. Khi MACD chuẩn cắt lên trên hoặc xuống dưới đường EMA 9 => dấu hiệu giá tăng hoặc giảm.

·       MACD chuẩn dao động quanh 0.

·       MACD > 0 => EMA 12 cao hơn EMA 26.

·       MACD > 0 và tăng => tốc độ thay đổi của EMA 12 nhanh hơn EMA 26 => giá sẽ tăng và ngược lại.

+      Chỉ số biên độ biến động giá (Bollinger Band - BB)

·        BB do John Bollinger XD, gồm:

Trbình động giản đơn (SMA)

Giới hạn trên (upper band):  SMA + 2 x độ lệch chuẩn

Giới hạn dưới (lower band): SMA – 2 x độ lệch chuẩn

·        Độ lệch chuẩn đo lường mức độ biến động của giá. Khi giá tăng/ giảm mạnh thì ghạn biên sẽ lớn

·        Khi giá đi lên dải trên và tiếp tục => báo hiệu xu thế giá tiếp tục tăng; nếu đảo chiều => cảnh báo về sự suy giảm

·        Khi giá đi xuống dải dưới => ngược lại

+      Chỉ số sức mạnh tương đối (relative streng index - RSI)

·       RSI là một chỉ số động lượng đo sức mạnh tương đối của một chứng khoán nhất định hoặc của cả thị trường. RSI được đo theo thang độ từ 0% đến 100% và lấy hai đường 30% và 70% làm hai đường chỉ báo kỹ thuật

 RSI = 100 – 100/(1+RS)

RS =(∑ Pi tăng / n)/∑ Pi giảm / n

·       Khi đường RSI rớt xuống dưới ngưỡng 70, đó là dấu hiệu giá chứng khoán đó sắp giảm

·       Khi đường RSI từ dưới lên và vượt ngưỡng 30, đó là dấu hiệu giá chứng khoán đó sắp tăng 

+      Động lượng và tốc độ thay đổi giá (Momentum or Rate of Price)

·       Momentum là chỉ số dẫn dắt (leading) vận động giá, nó thể hiện tốc độ thay đổi, hay độ dốc của đường giá chứng khoán.

·       Cách tính: xác định bởi tỷ lệ phần trăm giữa hai mức giá đóng cửa ở 2 thời điểm với khoảng thời gian cố định.

Momentum = (Pclose / Pclose cách x ngày) x 100%

ROC = [(Pclose - Pclose cách x ngày)/( Pclose cách x ngày)] x  100%

·        Dấu hiệu: mua khi momentum âm, bán khi momentum dương

+      Chỉ số dòng tiền (Money Flow Index - MFI)

·       Đường MFI đo sức mạnh của dòng tiền vào và ra với một loại CK. MFI được đo lường trong thang độ từ 0 đến 100 và thường được sử dụng chu kì là 14 ngày. 

·       MFI = 100 – [100 /(1+MR)]

    Trđó: MR=∑Luồng tiền dương / ∑Luồng tiền âm

             Luồng tiền = Giá điển hình theo ngày x Klượng gdịch

             Giá điển hình = (Giá cao+Giá thấp+Giá đóng cửa)/3

·       Cầu về một loại CK được đánh giá là quá lớn khi chỉ báo MFI cắt đường 80 từ dưới lên.

·       Khi MFI cắt đường 20 từ trên xuống được cho dấu hiệu cung đang quá lớn.

*       Điểm mạnh của PTKT

-       Có thể áp dụng với mọi thị trường

-       Không phụ thuộc vào báo cáo tài chính

-       Thu thập thông tin khá dễ dàng và có độ chính xác cao

-       Có thể xem xét trong các khoảng thời gian khác nhau: giờ, ngày, tuần…

-       Cho phép có thể nhanh chóng phát hiện ra xu thế…

*       Điểm yếu của PTKT

-       Giả thuyết hành vi con người lặp lại

-       Dự đoán về giá làm cho xu hướng giá tự điều chỉnh

-       Mang tính chủ quan cao, cách nhận định phụ thuộc vào quan điểm từng người

-       Chỉ mang tính xác suất, không phải là chắc chắn

-       Một số trường hợp phải sử dụng công thức toán học rất phức tạp

-       Vẫn có thể bị chậm trễ vì đến khi phát hiện ra xu thế thì giá đã biến động mạnh…

*       Sử dụng phương pháp phân tích nào?

-       Tùy thuộc vào quan điểm của nhà đầu tư

-       Thông thường kết hợp cả hai phương pháp, vì:

+      Phân tích kĩ thuật cho phép tìm thời điểm tham gia và thời điểm thoát khỏi thị trường.

+      Phân tích cơ bản cho phép tìm loại chứng khoán tốt.

2.3. Định giá chứng khoán

*       KN: là việc xác định giá trị nội tại (giá trị lí thuyết) của CK

*       Ý nghĩa:

-       Đối với nhà đầu tư

-       Đối với tổ chức kinh doanh chứng khoán

-       Đối với tổ chức phát hành

2.3.1 Định giá trái phiếu

● Định giá trái phiếu thông thường: Trái phiếu thông thường có kỳ hạn trả lãi theo định kỳ 1 năm, hoặc 6 tháng... Lãi TP được xác định căn cứ lãi suất danh nghĩa và mệnh giá TP.

Giá của TP là giá trị hiện tại của lãi định kỳ và mệnh giá TP

● Định giá trái phiếu chiết khấu: PV = F / (1+i)n

● Định giá trái phiếu trả lãi sau: PV = (åC + F) / (1+i)n

● Định giá TP trong một số trường hợp đặc biệt

      - Định giá TP tại một thời điểm giữa kì trả lãi

Bước 1: Chiết khấu tất cả các luồng thu nhập trong tương lai về kì trả lãi trước (hoặc về kì trả lãi sau) thời điểm định giá.

Bước 2: Tính FV (hoặc PV) của kết quả tìm được ở bước 1 (PV1 hoặc PV2) tới thời điểm cần định giá.

 + PV = PV1 [1+ (i x T/D)]  hoặc  PV = PV1 [1+ i] T/D

 + PV = PV2/ [1+ i x (D-T)/D] 

     hoặc  PV = PV2/ [1+ i] (D-T)/D

      - Định giá trái phiếu có lãi suất thả nổi

*       Lãi suất TP

-         Lãi suất danh nghĩa

-         Lãi suất hiện hành

-         Lãi suất đáo hạn (i): là mức lãi suất làm cho giá trị hiện tại của các luồng tiền mà người đầu tư nhận được từ trái phiếu bằng với giá mua của trái phiếu.

Trong đó:

i1,  i2: mức lãi suất lựa chọn (i2> i1 và i2- i1≤ 1%)

NPV1: giá trị hiện tại ròng ứng với lãi suất i1 ; NPV1>0

NPV2: giá trị hiện tại ròng ứng với lãi suất i2 ; NPV2<0

2.3.2. Định giá cổ phiếu

*       Định giá CP là gì?

- Là công việc ước tính giá trị lí thuyết của cổ phiếu

- Không bao giờ định giá bằng 1 phương pháp duy nhất

- Giá trị CP được ước tính chỉ có giá trị tại 1 thời điểm cụ thể.

*       Tại sao phải định giá CP?

- Không định giá được CP là đầu tư cho rủi ro và thất bại.

- Để so sánh với giá CP đang bán trên thị trường (đắt hay rẻ) là căn cứ cho việc ra quyết định đầu tư.

Ví dụ: giá CP XYZ đang giao dịch trên thị trường là 100.000đ. Việc định giá CP cho kết quả 120.000đ. Chứng tỏ CP XYZ rẻ.

*       Những khó khăn khi định giá CP?

- Khó khăn trong việc thực hiện các phương pháp định giá

- Khó khăn do những yếu tố bất ngờ

- Do sự nhạy cảm của CP với các thông tin.

*       Các phương pháp định giá Cổ phiếu

a.      Phương pháp giá trị sổ sách

-       Là phương pháp ước tính giá trị CP dựa trên giá trị tài sản theo sổ sách kế toán của doanh nghiệp hiện đang sử dụng vào sản xuất kinh doanh sau khi trừ đi tổng nợ phải trả của doanh nghiệp.

-       Tại sao lại sử dụng phương pháp này để định giá CP?

+       Dễ tính toán

+       Dễ lấy thông tin

+       Dùng để kiểm tra cách tính toán của các phương pháp khác

-       Giá trị sổ sách kế toán có thể không phản ánh đúng giá trị thực của tài sản của doanh nghiệp nên giá trị tài sản ròng của doanh nghiệp có thể được tính theo giá trị thị trường của tất cả các tài sản

Giá CP = (giá trị tài sản ròng + giá trị lợi thế) / Số CP đang lưu hành (hoặc dự định phát hành)

-       Giá trị lợi thế = Vốn SXKD của công ty theo sổ kế toán bình quân của n năm liền kề x Tỉ suất lợi nhuận siêu ngạch

b.     Phương pháp luồng tiền chiết khấu

(1) Phương pháp chiết khấu luồng cổ tức

Trường hợp 1: cổ tức tăng trưởng ổn định hàng năm (constant growth), tỉ lệ tăng trưởng là g

                       P = D0 (1+g) / (r-g)

-       Điều kiện áp dụng: Các doanh nghiệp có tỉ lệ tăng trưởng thấp hơn tỉ lệ tăng trưởng danh nghĩa của nền kinh tế (g<r), hoặc thấp hơn tỉ suất sinh lời theo yêu cầu của nhà đầu tư.

-       Nhược điểm:

+      Không sử dụng cho các công ty không trả cổ tức,

+      Không áp dụng khi g > r, 

+      Nhạy cảm với sự lựa chọn r, g;

+      Không hoàn toàn phù hợp với thực tiễn.

Trường hợp 2: cổ tức không thay đổi qua các năm (Zero growth)            

                              P = D0/r

-       Điều kiện áp dụng: Các doanh nghiệp có chính sách chi trả cổ tức giống nhau ở tất cả các năm. Thường chỉ thích hợp với định giá cổ phiếu ưu đãi.

-       Nhược điểm: không sử dụng cho các công ty không trả cổ tức, không hoàn toàn phù hợp với thực tiễn trả cổ tức cổ phiếu thường.

Trường hợp 3: cổ tức tăng trưởng hàng năm không ổn định (differential growth)

*       Nguyên tắc ước tính các thông số trong định giá cổ phiếu (r, Dt, g)

-       Xác định r: r = if + β(im- if)

Nếu công ty phát hành cả cổ phiếu và trái phiếu thì r cần được theo phương pháp chi phí vốn bình quân gia quyền (WACC)

                       re = ra + (D/E) [ra - rd (1-t)]

Trong đó: re là lợi suất yêu cầu của người đầu tư khi mua cổ phiếu,

ra là thu nhập ước tính trên tài sản công ty,

rd là lãi suất vay nợ, E & D là khối lượng vốn cổ phần và vốn vay,

t là thuế suất thuế TNDN.                

-       Xác định Dt

Thông thường việc ước tính cổ tức năm đầu được dựa trên số liệu về cổ tức trong quá khứ,  chính sách phân chia cổ tức trong tương lai, ước tính thu nhập năm sau của công ty để từ đó ước tính DIV có thể nhận được trong năm tới.  

-       Xác định g

 g = ROE x (1 - hệ số chi trả cổ tức) = ROE x b

Phương pháp luồng tiền chiết khấu

(2) Phương pháp chiết khấu luồng tiền thuần (FCF)

Ø Luồng tiền thuần tự do (FCF)     

Ø Luồng tiền thuần đối với vốn chủ sở hữu FCFE (Free Cash Flows to Equity)

Ø Luồng tiền thuần đối với doanh nghiệp FCFF

(2) Phương pháp chiết khấu luồng tiền thuần (FCF)

(2.1) Luồng tiền thuần tự do (FCF)

FCF = doanh thu – chi phí – đầu tư

(2.2) Luồng tiền thuần đối với vốn chủ sở hữu FCFE (Free Cash Flows to Equity)

FCFE = lợi nhuận sau thuế + khấu hao – Chi ĐTTSDH  ± Giảm (tăng) TSNH không phải là tiền – Các khoản trả nợ gốc + Các khoản nợ mới phát sinh + Vốn cổ phần mới huy động qua phát hành cổ phiếu.

(2.3) Luồng tiền thuần đối với doanh nghiệp FCFF:

FCFF = lợi nhuận sau thuế + khấu hao – chi ĐTTSDH ± Giảm (tăng) TSNH không phải là tiền + lãi vay(1-t%)

c.      Phương pháp P/E

-       Là phương pháp định giá CP dựa trên P/E của các doanh nghiệp tương đương hoặc có thể so sánh để tìm ra giá trị CP của DN đang cần định giá.

-       Cách xác định

   Giá trị CP (DN đang cần định giá) = EPS (DN đang cần định giá)  x   P/E

-       P/E có thể tính theo 1 trong 2 cách sau:

+      Dùng P/E bình quân của ngành, hoặc công ty có CP đang giao dịch rộng rãi có cùng tỉ lệ lợi nhuận, độ rủi ro và mức tăng trưởng tương tự như CP đang cần định giá.

+      Dùng P/E của chính công ty đó, thường là P/E của nhiều năm trong quá khứ, hoặc P/E hợp lí.

                    P/E = (1-b) x (1+g) / (r-g)

-       Ưu điểm: đơn giản, dễ tính

-       Hạn chế của phương pháp P/E là được tính dựa vào thu nhập của năm trước, do đó để khắc phục người ta sử dụng hệ số P/E tương lai. Tuy nhiên việc dự đoán lợi nhuận của năm tới sẽ không hoàn toàn chính xác. Vì vậy, hệ số này chỉ được dùng để đo mức giá trị tương đối của cổ phiếu.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: