Hồi trống cổ thành - Tranlamhp2
1. Thể loại
Tam quốc diễn nghĩa thuộc loại tiểu thuyết chương hồi, có nguồn gốc từ Trung Quốc xa xưa – dựa trên đề cương, bản ghi chép để nghệ nhân dân gian dựa vào đó kể chuyện.
2. Tác giả
1400 ?) là nhà văn Trung Quốc, tên là La Bản, tự Quán Trung, hiệu Hồ Hải tản nhân, người Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây, sống vào khoảng cuối Nguyên đầu Minh. Ông là người có nguyện vọng phò vua giúp nước, nhưng bất đắc chí, bôn tẩu phiêu bạt khắp nơi, tính tình cô độc lẻ loi. Có tài liệu nói ông từng làm mưu sĩ của Trương Sĩ Thành, một người khởi nghĩa chống Nguyên. Khi Minh Thái Tổ thống nhất Trung Quốc, ông chuyển sang biên soạn dã sử. Tam quốc diễn nghĩa có lẽ được ông viết vào lúc này. Ngoài Tam quốc diễn nghĩa, ông còn viết Tuỳ Đường lưỡng triều chí truyện, Tấn Đường ngũ đại sử diễn nghĩa, Bình yêu truyện và vở tạp kịch Tống Thái Tổ long hổ phong vân hội. -La Quán Trung (1330 ?-
đặc biệt là Tam quốc diễn nghĩa, La Quán Trung trở thành người mở đường cho tiểu thuyết lịch sử Trung Hoa.-Với tác phẩm của mình
3. Tác phẩm
đến 280, nhà Tấn thống nhất Trung Quốc. Vào thời Linh Đế nhà Hán, vương triều thối nát, kỉ cương rối bời. Bên ngoài, khởi nghĩa nông dân "Khăn vàng" nổi lên, tập hợp tới ba mươi vạn người tham gia. Bên trong, triều đình hỗn loạn, bè đảng xâu xé, chém giết lẫn nhau. Ngoại thích Hà Tiến cho vời Đổng Trác ở Lũng Tây đưa quân vào Kinh đô để chống lại hoạn quan. Hoạn quan bị diệt, song Đổng Trác lại thao túng triều đình, bỏ vua cũ lập vua mới. Lấy cớ bảo vệ nhà Hán, quân phiệt các nơi chiêu binh mãi mã, tập hợp lực lượng. Một mặt họ hợp sức tiêu diệt khởi nghĩa "Khăn vàng", mặt khác lăm le kéo quân vào kinh đô để trừ loạn trong triều. Bắc có Lưu Biểu, Viên Thuật, Viên Thiệu, Tào Tháo ; Nam có Tôn Sách, Tôn Quyền ; Tây có Lưu Bị. Dần dà Tào Tháo thôn tính xong các tập đoàn phương Bắc, làm chủ Trung Nguyên. Năm 208, Tào Tháo kéo quân về Nam định thôn tính Tôn Ngô, thống nhất Trung Quốc nhưng Tôn Quyền đã phối hợp với Lưu Bị đánh tan Tào Tháo ở Xích Bích. Từ đó hình thành thế chân vạc : Nguỵ, Thục, Ngô. Cũng từ đó diễn ra cuộc chiến tranh khi căng thẳng, khi ôn hoà giữa ba tập đoàn phong kiến về quân sự, chính trị và ngoại giao. Phía Tào Nguỵ nắm được vua nhà Hán, uy thế ngày một lớn, cất quân đánh Tôn Ngô mấy lần nhưng không thành, lại đánh nhau với Lưu Thục, nhưng sự nghiệp dở dang thì Tào Tháo ốm chết. Con thứ là Tào Phi phế Hán lập Nguỵ. Quyền bính dần dần rơi vào tay Thừa tướng Tư Mã Ý. Phía Lưu Thục, từ sau trận Xích Bích, mới mượn được đất Kinh Châu của Tôn Ngô rồi dần dần lấy được một số quận huyện khác. Nhờ các võ tướng Quan Công, Trương Phi, Triệu Vân và các mưu sĩ Khổng Minh, Bàng Thống giúp nên đất đai ngày một mở rộng, thế lực ngày một phát triển. Khi Quan Công bị Tôn Ngô bắt giết, Lưu Bị cất quân báo thù nhưng việc chưa thành thì ốm chết. Con là Lưu Thiện kế vị. Khổng Minh phụ chính, bảy lần cất quân thu phục Mạnh Hoạch, một tù trưởng ở Tây nam và sáu lần ra Kì Sơn chặn đứng thế nam tiến của quân Nguỵ. Sau khi Khổng Minh chết, Lưu Thục dần suy. Văn có Tưởng Uyển rồi Phí Vĩ, võ có Khương Duy, nhưng chủ trương không thống nhất. Năm 263, quân Nguỵ tràn xuống thì Lưu Thiện đầu hàng. Phía Đông Ngô nhờ địa thế hiểm trở nên Tôn Kiên rồi con là Tôn Sách và em Sách là Tôn Quyền kế tiếp nhau làm vua. Văn có Gia Cát Cẩn, Lỗ Túc ; võ có Chu Du, Lục Tốn,… phù trợ. Sau khi Tôn Quyền chết, nội bộ lục đục mãi. Đến 279, Tư Mã Viêm (cháu Tư Mã Ý) đem đại quân xuống thì Tôn Hạo đầu hàng. Tư Mã Viêm lập ra nhà Tấn (208), chấm dứt thế chân vạc và thống nhất Trung Quốc (Theo Từ điển văn học, NXB Thế giới, 2004).- năm các tập đoàn phong kiến hợp sức tiêu diệt khởi nghĩa nông dân "Khăn vàng" -Tam quốc diễn nghĩa là tiểu thuyết lịch sử viết theo kiểu chương hồi của nhà văn La Quán Trung. Tác giả dựa vào sử sách, vào truyền thuyết và truyện dân gian, kết hợp với tài năng sáng tạo của mình để hoàn thành tác phẩm. Tam quốc có nhiều bản ; bản 120 hồi lưu hành rộng rãi cho đến ngày nay là do cha con nhà phê bình Mao Tôn Cương đời Thanh chỉnh lí. Tam quốc kể về quá trình hình thành, phát triển, diệt vong của ba tập đoàn phong kiến chủ yếu thời Tam quốc là Tào Nguỵ, Lưu Thục và Tôn Ngô trong thời gian 97 năm, từ 184
4. Tóm tắt
Đoạn trích Hồi trống Cổ Thành thuộc hồi 28. Quan Công đưa hai chị sang Nhữ Nam. Kéo quân đến Cổ Thành thì nghe nói Trương Phi đang ở đó. Quan Công mừng rỡ sai Tôn Càn vào thành báo Trương Phi ra đón hai chị.
Trương Phi khi ấy đang tức giận, nghe tin báo liền sai quân lính mở cổng thành, rồi một mình một ngựa vác bát xà mâu lao đến đòi giết Quan Công. Quan Công bị bất ngờ nhưng rất may tránh kịp nên không mất mạng. Đang nóng giận, Trương Phi nhất quyết không chịu ghi nhận lòng trung của Quan Công dù cả hai vị phu nhân đã hết lời thanh minh sự thật.
Giữa lúc đang bối rối thì đột nhiên ở đằng xa, Sái Dương mang Quân Tào đuổi tới. Trương Phi càng thêm tức giận, buộc Vân Trường phải lấy đầu ngay tên tướng đó để chứng thực lòng trung. Quan Công không nói một lời, múa long đao xô lại. Chưa đứt một hồi trống giục, đầu Sái Dương đã lăn dưới đất. Bấy giờ, Phi mới tin anh là thực. Phi mời hai chị vào thành rồi cúi đầu sụp lạy xin lỗi Quan Công.
5. Đọc hiểu
Thanh đã rất quen thuộc với chúng ta ngày nay như Tây du kí, Nho lâm ngoại sử, Thuỷ hử truyện, Tam quốc diễn nghĩa, Hồng lâu mộng… Trong đó, Tam quốc diễn nghĩa là tác phẩm phản ánh một thời kì dài và đầy biến động của lịch sử Trung Quốc, đó là thời Tam quốc. La Quán Trung viết tác phẩm này dựa trên ba nguồn tư liệu chính là sử liệu (cuốn sử biên niên Tam quốc chí của Trần Thọ đời Tấn và cuốn Tam quốc chí của Bùi Tùng Chi người Nam Bắc triều) ; dã sử, truyền thuyết trong dân gian ; tạp kịch, thoại bản đời Nguyên (cuốn Tam quốc chí bình thoại). Vì thế tác phẩm vừa là một thiên sử kí, vừa là một tác phẩm văn học có giá trị nghệ thuật.-Thanh khác với tiểu thuyết hiện đại sử dụng ngày nay. Có thể kể đến những đỉnh cao tiêu biểu của tiểu thuyết Minh - Thanh là giai đoạn phát triển cuối cùng của văn học cổ điển Trung Quốc. Đây là thời kì nền văn học Trung Quốc khá đa dạng, phong phú và đạt nhiều thành công về mặt nghệ thuật. Trong đó có sự lên ngôi đầy vẻ vang của tiểu thuyết. Tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc là một loại truyện dài, được kể thành chương hồi và theo trật tự trước sau của sự việc. Khái niệm tiểu thuyết trong văn học Minh -Bên cạnh kho tàng văn học dân gian rất đồ sộ với tác phẩm Kinh Thi nổi tiếng, nhân dân Trung Quốc còn rất tự hào với hai đỉnh cao chói lọi là thơ Đường và tiểu thuyết Minh – Thanh. Văn học Minh
Qua việc kể lại những câu chuyện về cuộc chiến tranh cát cứ giữa ba tập đoàn phong kiến Nguỵ, Thục, Ngô, bằng nhãn quan chính trị của mình, La Quán Trung đã bày tỏ khát vọng về một xã hội công bằng, ổn định với vua hiền tướng giỏi, nhân dân ấm no. Mặc dù, lấy đề tài từ những câu chuyện lịch sử đã lùi sâu vào quá khứ nhưng tác giả đã khắc hoạ một thế giới nhân vật sinh động trong những mối quan hệ rất chặt chẽ, với đủ những nét tính cách khác nhau. Không một nhân vật nào trùng lặp nhân vật nào trong thế giới hàng nghìn nhân vật ấy. Đoạn trích Hồi trống Cổ Thành đã phần nào bộc lộ một trong những nét tính cách tiêu biểu của hai nhân vật xuất hiện khá nhiều trong tác phẩm là Quan Vân Trường và Trương Phi. Đoạn trích rất ngắn so với sự đồ sộ của tác phẩm nhưng cũng đã thể hiện được một đặc trưng bút pháp nghệ thuật của La Quán Trung cũng như đặc điểm chung của tiểu thuyết cổ điển Minh – Thanh.
Đoạn trích Hồi trống Cổ Thành có kết cấu hoàn chỉnh và đầy kịch tính. Đây là một đặc điểm trong nghệ thuật trần thuật của tiểu thuyết cổ điển, mỗi chương hồi thường là một câu chuyện có giới thiệu, mở mối, mở nút và thắt nút như kết cấu một vở kịch. Sau khi giới thiệu nhân vật và sự việc thì mở ra mâu thuẫn, rồi mâu thuẫn được đẩy lên đỉnh điểm rồi được giải quyết bằng một hành động nào đó. Trong đoạn Hồi trống Cổ Thành, mở đầu tác giả giới thiệu việc Quan Công đang trên đường tìm về Nhữ Nam gặp Lưu Bị, ngang qua Cổ Thành biết được Trương Phi ở đó bèn đưa hai chị dâu vào. Đồng thời tác giả cũng giới thiệu cảnh ngộ của Trương Phi. Mâu thuẫn bắt đầu khi Trương Phi nghe tin Quan Công đến, vác xà mâu, lao ngựa ra đánh Quan Công, và được đẩy lên cao hơn khi quân mã Sái Dương xuất hiện. Là câu chuyện đậm màu chiến trận nên mọi mâu thuẫn giữa các nhân vật đều được giải quyết bằng hành động. Mâu thuẫn giữa Quan Công và Trương Phi xuất phát từ sự hiểu lầm của Trương Phi nhưng cũng được giải quyết bằng hành động. Hành động chém đầu tướng giặc. Mâu thuẫn chỉ được giải quyết khi đầu Sái Dương rơi xuống đất, còn mọi lời giải thích đều không có ý nghĩa gì. Về mặt nội dung, đoạn trích là một câu chuyện hoàn chỉnh, đặc điểm này giúp cho việc nắm bắt nội dung dễ dàng hơn. Mỗi hồi của tiểu thuyết chương hồi thường giải quyết hoàn chỉnh một mâu thuẫn hoặc hoàn thành diễn biến một sự kiện, đồng thời lại mở ra một câu chuyện mới tạo nên phần nối kết với hồi sau. Vì thế kết thúc mỗi hồi bao giờ cũng có câu : "muốn biết sự việc thế nào xem hồi sau sẽ rõ". Mỗi hồi đều được kết thúc khi mâu thuẫn đang ở cao trào là một kiểu tạo sức hấp dẫn của nghệ thuật kể chuyện trong tiểu thuyết cổ điển.
Vốn là những truyện kể dân gian được sưu tầm và ghi chép lại nên phương thức trần thuật của Tam quốc diễn nghĩa mang đặc điểm truyện kể rất rõ. Truyện được kể theo trật tự thời gian trước sau của sự việc. Nếu sự việc xảy ra đồng thời hoặc muốn chuyển từ nhân vật này sang nhân vật khác thì dùng từ chuyển "lại nói". Truyện kể ít quan tâm đến diễn biến tâm lí và suy nghĩ nội tâm của nhân vật. Tính cách nhân vật được bộc lộ qua hành động và cử chỉ. Tác giả ít xen vào lời giới thiệu hoặc bình luận. Nếu bình luận một trận đánh hoặc một sự việc, hành động nào đó của nhân vật thì tác giả trích một bài thơ, một bài vịnh nào đó của người đời sau. Và tên mỗi chương bao giờ cũng là câu văn đối ngẫu tóm tắt sự việc chính xảy ra trong hồi đó. Nội dung của câu chuyện Hồi trống Cổ Thành được tóm tắt trong câu : "Chém Sái Dương anh em hoà giải ; Hồi Cổ Thành tôi chúa đoàn viên". Đoạn trích này đã thể hiện khá rõ những đặc sắc nghệ thuật trần thuật và nghệ thuật xây dựng nhân vật của Tam quốc diễn nghĩa. Những nét tính cách không thường nổi bật trong tác phẩm của hai nhân vật Quan Công và Trương Phi đã được thể hiện trong đoạn trích. Quan Công vốn rất tự phụ, ít khi nhún nhường ai, nhưng trong trường hợp đặc biệt này, trước cơn giận của Trương Phi, lại rất nhũn nhặn, mềm mỏng. Ở đây hiện lên một Quan Công oai hùng trong tư thế chém đầu tướng giặc nhưng cũng lại là một người anh chín chắn, đúng mực. Còn Trương Phi tính tình vốn xốc nổi, đơn giản nhưng mối nghi ngờ đã làm cho vị anh hùng này thận trọng hơn. Đó là những nét tính cách khác tạo nên sự đa chiều trong nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật của tác giả. Dù thế nào thì mỗi nhân vật của Tam quốc diễn nghĩa vẫn có một tính cách đặc trưng rất cá tính, không thể trộn lẫn vào đâu được. Đoạn trích này ca ngợi tài năng phi thường của Quan Công, lòng dạ thẳng ngay của Trương Phi và trên hết là lòng trung nghĩa sắt son của cả hai người.
Trương Phi nổi tiếng là người ngay thẳng, nóng nảy và trung thực. Nên mọi lí lẽ với Trương Phi đều không có sức thuyết phục. Người như Trương Phi không bao giờ chấp nhận và cũng khó có thể hiểu được những uẩn khúc trong việc Quan Công về ở với Tào Tháo. Vì thế khi nghe tin Quan Công đến Cổ Thành, Trương Phi đã phản ứng rất quyết liệt : "Phi nghe xong, chẳng nói chẳng rằng, lập tức mặc áo giáp, vác mâu lên ngựa…". Nhìn thấy Quan Công thì không thèm nói một lời, "Trương Phi mắt trợn tròn xoe, râu hùm vểnh ngược, hò hét như sấm, múa xà mâu chạy lại đâm Quan Công". Không có lời bình luận, không miêu tả tâm lí nhân vật nhưng tính nóng nảy và sự tức giận của Trương Phi được thể hiện rất rõ qua hành động, nét mặt, lời nói. Phản ứng của Trương Phi thể hiện tính trung thực, yêu ghét rõ ràng. Lời thanh minh của Quan Công, lời giải thích của Cam phu nhân, Mi phu nhân đều chỉ như dầu đổ vào lửa. Trương Phi không thích nghe lí lẽ, chỉ tin vào những điều mắt trông thấy. Cơn giận đang ngùn ngụt lại trông thấy quân mã kéo tới. Cơn giận của Trương Phi được đẩy lên đỉnh điểm "múa bát xà mâu hăm hở xông lại đâm Quan Công". Nhân vật của tiểu thuyết cổ điển tuy có tính cách rất rõ nét nhưng vẫn mang tính ước lệ của văn học trung đại. Vì vậy, hành động của nhân vật bao giờ cũng minh hoạ cho tính cách và tư tưởng giai cấp chứ không nhất thiết tuân theo lôgic tâm lí. Tình nghĩa anh em thuở hàn vi sẽ chẳng có ý nghĩa gì nếu ai đó bị nghi ngờ là phản bội. Chỉ có lí tưởng trung nghĩa là nguyên tắc ứng xử duy nhất. Và mọi mâu thuẫn chỉ được giải quyết trên cơ sở lợi ích cộng đồng. Anh em Quan, Trương đoàn tụ khi đầu Sái Dương rơi xuống đất. Trương Phi thẳng tay đánh trống giục giã Quan Vũ và "rỏ nước mắt thụp lạy Vân Trường" khi nỗi nghi ngờ được giải toả. Việc Trương Phi buộc Quan Công phải chém đầu Sái Dương trong ba hồi trống thể hiện một thái độ dứt khoát và cương quyết, đây cũng là chi tiết đậm màu sắc Tam quốc nhất. Trương Phi biết rõ tài năng của Quan Công, Quan Công từng chém rơi đầu Hoa Hùng, một viên tướng giỏi và trở về doanh trại mà chén rượu vẫn còn nóng. Việc Quan Công chém được Sái Dương không phải là việc khó nhưng lại rất có ý nghĩa bởi đó là cách duy nhất để Quan Công minh oan. Sự minh oan cũng không mấy khó khăn nhưng nó thể hiện thái độ dứt khoát và trắng đen rõ ràng của Trương Phi. Tác giả đã tạo nên một tình huống rất đặc sắc để vừa ngợi ca tình cảm anh em gắn bó nghĩa tình của Lưu, Quan, Trương vừa bộc lộ rõ tính cách thẳng ngay của Trương Phi và đức độ của Quan Công.
Trương Phi và Quan Công là những tướng tài của nhà Thục, tiêu biểu cho nhà Thục. Lưu Bị và nhà Thục là nơi tác giả gửi gắm ước mơ của quần chúng nhân dân về một ông vua hiền, một triều đình chính nghĩa và nhân đạo.
Với lối kể chuyện dân gian, đơn giản hoá tình tiết trong sự đa dạng của sự kiện, Tam quốc diễn nghĩa đã đạt đến chuẩn mực của nghệ thuật kể chuyện. Tam quốc diễn nghĩa là tiểu thuyết cổ điển tiêu biểu ở cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật. Thành công của tác phẩm không chỉ bởi giá trị lớn của tác phẩm về quân sự, lịch sử và về đạo đức mà còn bởi thế giới nhân vật được xây dựng rất thành công. Những nhân vật tiêu biểu của Tam quốc diễn nghĩa đã trở nên rất quen thuộc đối với văn hoá và người đọc phương Đông. Không đi sâu khai thác tính cách bằng diễn biến tâm lí nhân vật như tiểu thuyết hiện đại mà xây dựng tính cách nhân vật bằng những hành động, cử chỉ có ý nghĩa khái quát, La Quán Trung vẫn xây dựng được một thế giới nhân vật đa dạng có khả năng bao quát và tái hiện sinh động một thời kì lịch sử dài gần một trăm năm với rất nhiều biến động. Qua đây tác giả đã gửi gắm những suy nghĩ và thể hiện cái nhìn của mình về xã hội Minh Thanh. Chỉ với một đoạn trích Hồi trống Cổ Thành nhưng hai nhân vật Quan Công và Trương Phi đã nổi lên vẻ đẹp sáng ngời về lòng nhân nghĩa, sự trung thực và chân thành của tình anh em, tôi chúa. Là tiểu thuyết khai thác đề tài trận mạc nhưng Tam quốc đã để lại rất nhiều những câu chuyện giáo dục nghĩa tình, giáo dục lối sống, lối ứng xử theo tiêu chuẩn Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín của người quân tử phương Đông.
* Lời bình hồi 28 Tam quốc diễn nghĩa của Mao Luân (cha) và Mao Tôn Cương (con) :
"Người đời chỉ biết Vân Trường hàng Hán, không hàng Tào, thì khen là tiết tháo, nhưng không biết Dực Đức còn tiết tháo hơn.... Bởi vì có vua tôi rồi mới có anh em, nghĩa vua tôi đã đơn sai thì tình anh em cũng đoạn tuyệt. Đã lấy sự công phẫn ghi trong tờ phiếu gài ở đai áo làm trọng, thì cũng phải lấy lời thề chỗ vườn đào làm khinh. Suy cái nghĩa ấy mà xem, nếu Dực Đức ở vào cảnh bị vây ở núi Thổ Sơn thì quyết dấn mình vào lưỡi gươm giáo mà chết chứ không khi nào chịu tòng quyền cơ biến mà ăn cạnh nằm kề với tên giặc họ Tào.
Dực Đức bình sinh rất ghét Lã Bố, coi là kẻ diệt luân tuyệt lí, cho nên hễ trông thấy mặt là chửi thằng đi ở ba họ. Đối với Tào Tháo cũng ghét và giận như vậy. Ghét Lã Bố vì không biết đạo cha con, ghét Tào Tháo vì không trọng đạo vua tôi. Coi vậy, Dực Đức thật đáng khen là bậc hiếu tử và trung thần.
Dực Đức đánh mất Từ Châu mà bị Vân Trường trách mắng. Vân Trường ở nhờ Hứa Đô mà bị Dực Đức trách mắng, có đem nghĩa lớn trách mắng nhau như vậy mới là anh em thật tình".
(Nguyễn Xuân Lâm dịch, Trích Tam quốc chí diễn nghĩa, Tân Dân xuất bản, 1931)
Hướng dẫn hồi trống cổ thành - La quán trungI. Tìm hiểu chung.
1. Tác giả.
- La Quán Trung : 1330 - 1400.
- Là người sưu tầm và biên soạn dã sử.
- Đóng góp xuất sắc cho trường phái tiểu thuyết lịch sử thời Minh - Thanh ở Trung Quốc.
- Tác giả của nhiều tác phẩm nổi bật là Tam quốc diễn nghĩa.
2. Tác phẩm.
* La Quán Trung dựa vào cốt truyện Tam quốc được lưu truyền trong dân gian + lịch sử -> soạn thành Tam quốc diễn nghĩa.
* 1679 cha con Mao Luân, Mao Tôn Cương, đã chỉnh lí viết các lời bàn -> lưu hành đến ngày nay.
a) Nguồn gốc và quá trình hình thành tác phẩm.
I. Tìm hiểu chung.
1. Tác giả.
2. Tác phẩm.
a) Nguồn gốc và quá trình hình thành tác phẩm.
Ra đời vào đầu thời Minh (1368 - 1644).
b) Thể loại
Tiểu thuyết chương hồi
c) Tóm tắt tác phẩm
d) Giá trị tác phẩm
II. Đọc hiểu
1. Đọc văn bản.
Vị trí đoạn trích: Hồi thứ 28
Gồm 120 hồi kể chuyện 1 nước chia ba: Nguỵ - Thục - Ngô.
Bố cục đoạn trích
2. Đọc hiểu văn bản
a) Quan Công gặp Trương Phi
=> Cuộc gặp gỡ đón tiếp hiếm thấy.
b) Quan Công thanh minh.
Xuất hiện quân Tào => Trương Phi càng tức giận, mâu thuẫn phát triển tới đỉnh điểm, căng thẳng.
c)Quan Công chém đầu giặc, tự minh oan
=> Mâu thuẫn được giải quyết, anh em nhận nhau trong niềm xúc động.
d) ý nghĩa của Hồi trống Cổ Thành
=> Hồi trống thách thức, minh oan, và đoàn tụ.
- Loại tiểu thuyết được chia làm nhiều hồi.
- 1 hồi: + bắt đầu: 2 câu thơ khái quát nội dung chung.
+ Kết thúc chỗ gay cấn khi mâu thuẫn đến lúc cao trào.
- Kết cấu theo trình tự thời gian, khái quát chuyện xa xôi -> chuyện cần kể.
- Tiểu thuyết lịch sử: 7 phần thực + 3 phần hư (chủ yếu dựa vào các sự kiện lịch sử, hư cấu ít).
- Tính cách nhân vật thể hiện qua hành động và ngôn ngữ; con vật, con người thường được chấm phá bằng những ước lệ truyền thống.
- Chia 3 phần
+ Hồi 1 -> hồi 14: nguyên nhân phân tranh, cát cứ.
+ Hồi 15 -> hồi 50: Quá trình cục diện TQ chia3.
+ Hồi 51 -> hết: Kể lại cuộc chiến tranh giành quyền lợi của 3 tập đoàn PK: Nguỵ - Thục - Ngô -> Tư mã Viêm thống nhất đất nước lập ra nhà Tấn.
* Nội dung: - Miêu tả cuộc đấu tranh phức tạp giữa các tập đoàn quân sự khác nhau trong nội bộ giai cấp phong kiến.
Vạch trần bản chất tàn bạo dã man, giả dối của giai cấp thống trị.
Phản ánh cuộc sống loạn li bi thảm của nhân dân.
Phản ánh ước mơ của nhân dân: ông vua hiền tướng giỏi.
Đề cao tình nghĩa huynh đệ, thuỷ chung.
* Đặc sắc nghệ thuật:
- Là cuốn binh thư có giá trị của lịch sử chiến tranh phong kiến.
- Giá trị văn học lớn: Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, khắc hoạ tính cách nhân vật -> xây dựng những nhân vật điển hình.
* 3 sự việc chính:
- Quan Công gặp Trương Phi.
- Quan Công thanh minh.
- Quan Công chém đầu giặc, tự minh oan
Quan công
Trương Phi
- Mừng rỡ, bất ngờ, ngạc nhiên, vui sướng, sai Tôn Càn vào báo.
- Mắt trợn tròn xoe, râu hùm vểnh ngược, hò hét như sấm, múa xà mâu chạy lại đâm Quan Công
- Giật mình, tránh mũi mâu
- Chẳng nói, chẳng rằng, lập tức vác áo giáp, vác mâu lên ngựa, dẫn 1000 quân, đi tắt ra cửa Bắc.
-> hành động của người giao chiến
+ Hầm hầm quát: kẻ bội nghĩa.
- Giao long đao, tế ngựa đón.
-> Bất ngờ, trước hành động của Trương Phi.
-> Thể hiện tính cách nóng nảy, cương trực, thẳng thắn.
Quan Công
Trương Phi
- Cầu cứu 2 phu nhân
- Quan Công than: Hiền đệ đừng nói vậy, oan uổng quá.
-> Quan Công trọng nghĩa, muốn thanh minh nhưng rơi vào tình huống không lí giải được
- Cho rằng: QC bỏ anh, hàng Tào, đến đánh lừa.
- Một mực: để tôi giết thằng phụ nghĩa này đã.
-> Trương Phi rạch ròi trắng đen rõ ràng, lòng kiên định trước sau như một, không chấp nhận sự quanh co
- Ta thế nào là bội nghĩa.
+ Hai chị bị lừa dối đấy.
+Trung thần thà chịu chết không chịu nhục. Có lẽ đâu đại trượng phu lại thờ hai chủ.
Quan Công
Trương Phi
- Nhận lời -> Hướng duy nhất giải quyết mâu thuẫn, chứng minh lòng trung nghĩa
- Hành động: chẳng nói, múa long đao xô lại...đầu Sái Dương lăn dưới đất.
-> Hành động của 1 dũng tướng tài ba đầy nghĩa khí.
- 3 hồi trống
- Thẳng tay đánh trống.
-> Hành động biểu hiện thái độ kiên quyết, thách thức có sức nặng ngàn cân thử thách đức - tài. Câu hỏi chờ sự trả lời của Quan Công, phơi bày hiềm nghi của Trương Phi.
+ Hành động giải toả mọi nghi ngờ, khẳng định lòng trung nghĩa.
+ Hành động chứng minh con người lấy tín nghĩa làm trọng.
+ Hành động minh oan của người anh hùng.
- Đoạn văn ngắn, bừng bừng không khí chiến trận nhờ âm vang của hồi trống Cổ Thành. Đặc biệt: ra quân - thu quân, Trống trận giải quyết vấn đề tình cảm.
- Biểu dương lòng cương trực của Trương Phi, trung nghĩa của Quan Công, ca ngợi tinh thần kết nghĩa vườn đào của 3 anh em.
- Nhắc nhở, cảnh tỉnh con người vong ân, bội nghĩa, phê phán sự mập mờ trong hành động.
III. Củng cố, luyện tập.
1. Nội dung
* Ghi nhớ: SGK.
* Hiểu thêm về các nhân vật trong tác phẩm: Trương Phi ngay thẳng, nóng nảy, khẳng khái là người biết phục thiện. Quan Công trung nghĩa, một lòng gìn giữ tình anh em kết nghĩa vườn đào.
2. Nghệ thuật
* Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn trong đoạn trích ngắn: tính kịch cao, tạo bối cảnh chiến trận vừa hào hùng vừa đặc sắc.
* Nghệ thuật xây dựng nhân vật: ngắn gọn, nổi bật tính cách từng nhân vật.
---------------------------------------- Bài khác -
Hồi trống cổ thành là một đoạn khá hay trong "tam quốc diễn nghĩa" đấy. Thuyết minh bài nay hơi bị khó đấy. Mình giúp bạn chút nha, đây là một số ý chính trong bài bạn có thế triển khai này:- Vị trí của đoạn trích trong cả tác phẩm
- Tóm tắt lại một cách khái quát nhất nội dung đoạn trích
- Tầm quan trọng của đoạn trích trong việc làm rõ tính cách của hai nhân vật Trương Phi và Quan Công
- Sơ lược về tác giả nữa(nếu bạn muốn).
Chúc bạn thành công!!!!!!!!!
I . Phân tích “Hồi trống Cổ Thành”
1. Tóm tắtđoạn trích
Biết tin anh là Lưu Bị ở Hà Bắc trên đất Viên Thiệu, Quan Vũ đưa hai chị (vợ của Lưu Bị) đi tìm anh. Tào Tháo tránh không tiếp Quan Vũ đến từ biệt vì muốn lưu giữ Quan Vũ để dùng. Tháo không cấp giấy qua ải, nhưng cũng không cho tướng đuổi bắt. Các tướng giữ ải vẫn không cho Quan Vũ qua ải, Quan Vũ phải mở đường máu mà đi.
- Qua ải Đông lĩnh chém Khổng Tú
- Đến ải Lạc Dương chém Hán Phúc và Mạnh Thầu
- Qua Nghi Thuỷ giết Biện Hỷ
- Vượt ải Huỳnh Dương chém Vương Thực
- Đến bờ Hoàng Hà, giết Tần Kỳ
- Đến Cổ Thành, Quan Vũ ngỡ là gặp được em xiết bao vui mừng, ai ngờ Trương Phi “mắt trợn tròn xoe” râu hùm vểnh ngược, hò thét như sấm, múa xà mâu chạy lại đâm Quan Công”. Bất ngờ Sái Dương lại kéo quân đến bắt Quan Vũ. Phi càng nghi ngờ… Chỉ đến lúc đầu Sài Dương bị Quan Vũ chém đứt, Phi mới đánh một hồi trống, Phi mới nguôi giận dần. Và chỉ sau khi nghe tên lính kể đầu đuôi mọi chuyện,… Phi mới tin, “rỏ nước mắt, thụp lạy Vân Trường”.
2. Hình ảnh Trương Phi
Người anh hùng trong thời loạn đề cao trung nghĩa: “Trung thần thà chịu chết không chịu nhục. Có lẽ đâu đại trượng phu lại thờ hai chủ?”. Trong suy nghĩ của Trương Phi thì Quan Công đã hàng Tào, “được phong hầu tử tước”, đã “bội nghĩa” đến Cổ Thành là để lập mưu bắt Phi! Nên phải đâm chết: “Phen này tao quyết liều sống chết với mày”. “Xin hai chị thong thả, để tôi giết thằng phụ nghĩa này đã…”.
- Trung thực, nóng nảy, quyết liệt. Nghe Tôn Cào vào báo tin hai chị và Quan Vũ đến, mời Trương Phi ra đón, Phi “chẳng nói chẳng rằng lập tức mặc áo giáp vác xà mâu lên ngựa, dẫn một nghìn quân đi tắt qua Cửa Bắc”. Hành động dữ dội, sôi sục “mắt trợn tròn xoe, râu hùm vểnh ngược, hò thét như sấm, múa xà mâu chạy lại đâm Quan Công”. Mạt sát Quan Công: “mày đã bội nghĩa còn mặt nào đến gặp tao nữa”.
- Ai phân trần khuyên bảo cũng không nghe. Chỉ có một điều kiện “xong 3 hồi trống phải chém đầu tướng Tào” để làm tin. Đầu Sái Dương rụng, tên lính nói rõ mọi chuyện thì Phi mới tin: “rỏ nước mắt, thụp lạy Vân Trường”. Phục thiện và biết điều.
Tóm lại, tác giả miêu tả Trương Phi rất sống động: cương trực, thẳng thắn, quyết liệt, trong sáng và trung nghĩa.
3. Quan Vũ – đó là một võ tướng: tuyệt nghĩa. Vượt qua nguy hiểm để đi tìm anh, quá ngũ quan trảm lục tướng.
4. Nghệ thuật: “Hồi trống Cổ Thành” hấp dẫn bởi tình huống và kịch tính.
Tình huống1: Trương Phi ngỡ là Quan Công đến lừa bắt mình nộp Tào Tháo. Phi phải giết Quan Công.
Tình huống 2: Sái Dương mang quân đến hỏi tội Quan Công… Phi ngỡ là âm mưu của Quan Công.
Tình huống 3: Trương Phi đánh ba hồi trồng thì Quan Công phải chém chết Tào. Đầu Sái Dương bị Quan Công chém lăn dưới đất, Trương Phi vừa đánh xong một hồi trống. Mâu thuẫn được giải quyết, Phi khóc, thụp lạy Vân Trường.
Nhân vật được miêu tả bằng hành động các tình tiết diễn biến nhanh, đẩy xung đột nên căng thẳng và hấp dẫn.
Tóm lại, “Tiếng trống Cổ Thành” vang lên là đầu giặc bị chém rụng xuống đất để người anh hùng minh oan bằng tài năng. Đó là tiếng trống hội ngộ của tình nghĩa, của lòng trung thực, của khí phách anh hùng. Cũng là tiếng trống thúc quân, tiếng trống thắng trận tưng bừng giòn giã.
HỒI TRỐNG CỔ THÀNH
(Trích hồi 28 - Tam quốc diễn nghĩa –La Quán Trung).
I.
Ổn định lớp:
Học sinh trật tự.
Kiểm tra sĩ số, vệ sinh.II. Kiểm tra bài cũ:Kiểm tra phần tóm tắt đoạn trích trong vở soạn của 3 học sinh.
III. Giới thiệu bài mới:
Tiết học trước chúng ta phần nào đã có được những hiểu biết nhất định về tác giả La Quán Trung và tác phẩm tiểu thuyết chương hồi tuyệt tác của văn học Trung Quốc thời Minh – Thanh: Tam Quốc diễn nghĩa cũng như bước đầu tiếp cận văn bản: Hồi trống Cổ Thành - một trích đoạn thuộc hồi 28 của tác phẩm này. Các em đã nắm được những nét chính của đoạn trích qua phần tóm tắt, phân đoạn và hiểu được phần nào diễn tiến cũng như sự hoá giải mâu thuẫn giữa Quan Công và Trương Phi . Bài học của chúng ta hôm nay sẽ phân tích cụ thể tính cách nhân vật Trương Phi, Quan Công và lí giải ý nghĩa âm vang hồi trống Cổ Thành.Hoạt động của GV – HS
Nội dung cần đạt
GV: Giới thiệu về Trương Phi:
ü
Là một trong ba người anh em kết nghĩa vườn đào.
üĐứng thứ hai trong Ngũ hổ tướng.üCó dung mạo phi phàm: mình cao tám thứơc, đầu báo, mắt tròn, râu hùm hàm én, tiếng vang như sấm, dáng như ngựa phi và có sức mạnh bằng mười vạn quân. Tay cầm ngọn xà mâu dài một trượng tám thước. ( Ngoại hình của một võ tướng nóng nảy, thẳng thắn)ü
Là người anh hùng, chính trực, nóng tính.
GV: Qua lời giới thiệu gián tiếp của người dân địa phương và lời giới thiệu của tác giả, Trương Phi hiện lên như thế nào? Lời giới thiệu ấy cho biết điều gì về tính cách nhân vật?
HS trả lời.GV: Sau khi gián tiếp giới thiệu nhân vật, Trương Phi đã được miêu tả trực tiếp qua lời nói và hành động cụ thể.Khi nghe tin Quan Công đến, Trương Phi có thái độ và hành động gì, thái độ và hành động ấy nói lên điều gì?
HS trả lời.
GV: Thường thì anh em lâu ngày gặp nhau là hân hoan đón tiếp, hỏi han ân cần. Trương Phi có chào đón Quan Công như thế không? Vậy Trương Phi đã ứng xử với Quan Công như thế nào?
HS trả lời.
GV: Tại sao Trương Phi lại có cách ứng xử như thế.HS: Tại vì Trương Phi có lập trường kiên định, rạch ròi về trung thần, đại trượng phu. Nghi ngờ người anh phản bội lời thề nguyền anh em tại vườn đào. Đối với người tiết nghĩa như thế kẻ phản bội bị coi khinh, đáng lên án và phải bị trừng phạt.GV: Căn cứ vào đâu mà Trương Phi nảy sinh mối ngờ vực với Quan Công? Qua đó em hiểu thêm gì về Trương Phi?HS trả lời.GV: Khi nghe tin Sái Dương đến, mối ngờ vực của Trương Phi tăng lên đến đỉnh điểm, vậy Trương Phi đã làm gì? Có ý kiến cho rằng “ nóng như Trương Phi” còn là nóng lòng muốn biết sự thật, nóng lòng xác định phải trái đúng sai, chứ không phải chỉ là nóng nảy do cá tính gàn dở. Em có đồng ý không? Tại sao?HS trả lời.
GV: Bao nhiêu uất ức, bao nhiêu mối ngờ vực đã dồn vào cánh tay gấp gáp, hối hả của Trương Phi rồi bật lên thành tiếng trống hối hả, gay cấn. Đó là cách của Trương Phi phân biệt đúng sai bằng mũi tên, đường giáo, kiểm định chữ nghĩa bằng sự sống và cái chết.
GV: Sau khi Quan Công lấy được đầu Sái Dương, Trương Phi ứng xử thế nào? Qua đó em thấy được điều gì ở con người này?HS trả lời.GV: Như vậy nhân vật Trương Phi trong đoạn trích này được khắc họa nổi bật ở nét tính cách nào?
HS trả lời.
GV: La Quán Trung đã rất thành công khi khắc hoạ nhân vật Trương Phi. Nghệ thuật miêu tả nhân vật Trương Phi ở đây như thế nào?GV: Theo Trần Xuân Đề nhận xét về Trương Phi, có đoạn viết:Lòng cương trực quyết định lối sống cương trực. Trương Phi sống ngay thẳng, đường hoàng, không dung hoà nhân nhượng, không quanh co giấu giếm, thẳng như làn tên bắn, trong sáng như gương soi.
GV: Giới thiệu Quan Công là
üMột trong ba anh em kết nghĩa vườn đào.üMột dũng tướng đứng đầu Ngũ hổ tướng.ü
Nhân vật tuyệt nghĩa của Tam Quốc diễn nghĩa.
ü
Ngoại hình: Mình cao tám thước, râu dài hai thước, mặt đỏ như gấc, môi tô như son, mắt phượng mày ngài, oai phong lẫm liệt. ( Ngoại hình của con người tiết nghĩa, có khí phách)
GV: Trước khi gặp Trương Phi, nhân vật Quan Công đã trải qua những tháng ngày như thế nào? HS trả lờiTại sao nói cửa quan thứ 6 này là khó khăn nhất đối với Quan Công.
HS trả lời
GV: Khi gặp Trương Phi, Quan Công ứng xử ra sao? Ứng xử của Quan Công nói lên điều gì ?HS trả lời
GV: Khi cờ Tào và Sái Dương xuất hiện, mối ngờ vực của Trương Phi đẩy lên đỉnh điểm, Quan Công đã làm gì để hoá giải mâu thuẫn ấy?
Hành động ấy nói lên điều gì về Quan Công?HS trả lời.
GV: Qua những gì đã phân tích ở trên em hãy cho biết tính cách Quan Công được bộc lộ trong đoạn trích là gì?
HS: Trả lờiGV : Vầng hồng sáng mãi dạ Quan Công!(Hồ Chí Minh)
GV: Tính cách ấy được khắc họa thành công nhờ nghệ thuật miêu tả nhân vật tài tình của La Quán Trung. Nghệ thuật miêu tả nhân vật Quan Công như thế nào?
GV: Hồi trống Cổ Thành được tả như thế nào? Em có nhận xét gì về cách miêu tả này? HS trả lời.GV: Theo em, con số 3 hồi trống có ý nghĩa gì?
HS:
Ba hồi trống là dụng ý nghệ thuật của tác giả đối với Trương Phi. Mặc dù rất giận anh mình nhưng thẳm sâu trong tâm thức vẫn còn tình anh em nên muốn lấy cuộc thách đấu này để thử thách anh mình. Nếu lấy một hồi mà Quan Công không lấy được đầu Sái Dương thì sẽ phải nhận cái chết từ Trương Phi giành cho kẻ bội nghĩa, đó là điều mà Trương Phi không muốn. Nếu lấy 5 hồi thì thời gian lại quá dài không xứng với tài năng của Quan Công mà Trương Phi nóng nảy cũng không đủ kiên nhẫn để chờ đợi.GV: Lời thách thức đưa ra ba hồi trống nhưng Quan Công chỉ cần chưa đầy một hôì đã lấy được đầu Sái Dương. Ý nghĩa của một hồi trống ấy?HS:Biết bao uất ức của Quan Công, biết bao phẫn nộ của Trương Phi đã dồn nén, cô đặc lại trong một hồi trống ấy. Nó là khoảng thời gian giàu kịch tính nhất của đoạn trích.
GV: Vì sao đoạn trích này có tên Hồi trống Cổ Thành?
Tại sao nói: Nếu không có chi tiết Trương Phi thẳng tay giục trống thì đoạn văn sẽ tẻ nhạt, mất hết ý vị Tam Quốc?HS trả lời.Liên hệ: Qua bài học, em rút ra được kinh nghiệm gì trong cuộc sống, trong tình bạn?
HS: Bài học: Rút ra cách ứng xử trong cuộc sống: bình tĩnh, độ lượng, không được nóng vội. Trân trọng tình bạn, tình anh em, tôn trọng sự thật, chính nghĩa.
GV: Em hãy tổng kết giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản Hồi trống Cổ Thành.HS: Tổng kết.GV: Gọi học sinh đọc ghi nhớ SGK tr 79
HS: Đọc ghi nhớ.I. Vài nét về tác giả tác phẩm.II. Đọc hiểu văn bản.1.Nhân vật Trương Phi (Dực Đức) (20p).
Giới thiệu gián tiếp về Trương Phi
üLời kể của dân địa phươngüLời giới thiệu của tác giảØ
Trương Phi tính tình nóng nảy, liều lĩnh, anh hùng.
Giới thiệu trực tiếp về Trương Phi:ü
Trương Phi khi nghe tin Quan Công đến:
- Thái độ: Chẳng nói chẳng rằng
- Hành động: lập tức mặc áo giáp, vác mâu lên ngựa đi tắt ra cửa Bắc.ØCái im lặng của Trương Phi là cái im lặng chất chứa, sục sôi một mối căm hờn bức thiết cần được giải quyết bằng hành động.ü
Trương Phi khi giáp mặt Quan Công:
-
Thái độ: mắt trợn tròn xoe, râu hùm vểnh ngựơc, hò hét như sấm-Hành động: múa xà mâu chạy lại đâm Quan Công (2 lần)
-Kết luận về Quan Công: Thằng phụ nghĩa.
-Xưng hô: mày – tao - thằng – nó.
-
Thái độ và hành động của Trương Phi được miêu tả bằng những động từ mạnh liên tiếp với nhịp văn nhanh, mạnh thể hiện sự tức giận đến hung dữ, thô bạo, lối xưng hô miệt thị, lỗ mãng như với kẻ thù-Lập trường tư tưởng của Trương Phi: Trung thần thà chịu chết không chịu nhục. Có lẽ đâu đại trượng phu lại thờ hai chủ?
ØLâp trường tư tưởng về đại trượng phu của con người cương trực; phân định trắng đen, đúng sai rạch ròi; trọng nghĩa tình.-Lập luận của Trương phi về thằng phụ nghĩa:
Mày:§bỏ anh
§hàng Tào
§được phong hầu tứ tước
§
đến đây đánh lừa tao§lừa dối đấy
§đâu có bụng tốt
§lại đây là để bắt ta đó
Ø
Lập luận một chiều, không để tâm suy xét bản chất sự việc, kết luận sự việc vội vàng theo lập trường cá nhân nhất quán, kiên định.
üTrương Phi khi nghe tin Sái Dương đến: - Thách Quan Công chém đầu Sái Dương trong ba hồi trống.- Thẳng cánh đánh trống
Ø
Trương Phi gấp gáp, nôn nóng muốn biết sự thật, tỏ thái độ mạnh mẽ, dứt khoát của con người trung thực
.
üTrương Phi sau khi Quan Công đã lấy được đầu Sái Dương: -Hỏi kĩ tên lính việc ở Hứa Đô
-Nghe hết chuyện Quan Công đã trải qua
-
Rỏ nước mắt khóc, thụp lạy Vân TrườngØ
Trương Phi là con người thận trọng.
Ø
Trương Phi là con người biết phục thiện.
ðTrương Phi là con người nóng nảy nhưng cương trực, ngay thẳng, nghĩa tình, biết phục thiện. Đó là hình ảnh đẹp của con người thượng võ.
ð
Tính cách ấy được lột tả đậm nét là thằng lợi của nghệ thuật miêu tả nhân vật Trương Phi qua ngoại hình, hành động, ứng xử của nhân vật.2.Nhân vật Quan Công(10p)
ü
Trước khi vào đoạn trích, Quan Công đã:
-
Thân tại doanh Tào, tâm tại Hán.-Vượt qua 5 cửa quan, chém 6 tướng giặc đưa hai chị tìm về với Lưu Bị.
ØTiết nghĩa, tận trung, dũng mãnh.ü
Đến cửa quan thứ 6, gặp gỡ Trương Phi, Quan Công bị kết tội là phụ nghĩa.
Ø
Đây là cửa quan khó khăn nhất đối với Quan Công vì nó là cửa quan của nghĩa tình chứ không đơn giản là chuyện binh đao.
üỨng xử của Quan Công:-Mừng rỡ vô cùng(…) tế ngựa lại đón.
-Vội tránh mũi mâu.
-
Lời lẽ mềm mỏng, ôn tồn giải thích-Nhờ hai chị dâu thanh minh
ØQuan Công là người độ lượng, từ tốn, chín chắn, nhẫn nại.ü
Khi cờ Tào và Sái Dương xuất hiện
-
Quan Công lâm vào thế bí khó lí giải tấm lòng trung của mình.-Quan Công nhận lời giao chiến với tướng Tào để hoá giải mối ngờ vực
-Quan Công chém đầu Sái Dương khi chưa dứt một hồi trống.
ØQuan Công có tài năng, khí phách.ðQuan Công là người thông minh, mưu trí, chính trực, độ lượng, bình tĩnh, biết chớp thời cơ để biến từ thế bị động sang thế chủ động.
ðNghệ thuật miêu tả nhân vật thông qua ngoại hình, lời nói và hành động.
3.
Âm vang hồi trống Cổ Thành (10p)-Tả bằng 3 câu ngắn gọn:
Quan Công chẳng nói một lời, múa long đao xô lại, Trương Phi thẳng cánh đánh trống. Chưa dứt một hồi, đầu Sái Dương đã lăn dưới đất. Quân Tào chạy tan tác.=>Cô đọng, hàm súc, nhiều ý nghĩa
- Hồi trống tạo âm vang chiến trận hào hùng, tạo đỉnh điểm cho cuộc xung đột đầy kịch tính. - Hồi trống giải nghi với Trương Phi, ngợi ca tính cương trực, dứt khoát của Trương Phi.- Hồi trống minh oan cho Quan Công, ngợi ca khí phách, tài năng của Quan Công.
- Hồi trống thách thức và đoàn tụ, biểu tượng của nghĩa tình anh em.
4. Tổng kết:
üNội dungØNgợi ca tấm lòng trung thực, ngay thẳng của Trương Phi.Ø
Ngợi ca tinh thần nghĩa hiệp, sự thông minh, đức khiêm nhường của Quan Công.
Ø
Âm vang hồi trống Cổ Thành hội tụ anh em, ngợi ca nghĩa tiết thuỷ chung.
üNghệ thuậtØNghệ thuật kể chuyện li kì, hấp dẫn với tình huống mâu thuẫn giàu kịch tính.Ø
Khắc hoạ đậm nét tính cách nhân vật qua ngoại hình, lời nói, hành động.
Ø
Ngôn ngữ ngắn gọn, súc tích.
Ghi nhớ: SGK.IV. Bài về nhà:
1.Viết đoạn văn phát biểu suy nghĩ về nhân vật Trương Phi.
2.
Làm bài tập, học bài và soạn bài Truyện Kiều phần I về tác giả Nguyễn Du.(Trích Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung)I
.Mục tiêu
: Giúp học sinh:1.Kiến thức :-Tính phức hợp của hình tượng điển hình Tào
Tháo- kẻ gian hùng- thông minh, cơ trí,đa nghi, nham hiểm và tàn bạo.Từ đó thấy được thái độ “ khiển trách và đùa cợt” nhân vậtTào Tháo của tác giả.
-Lưu Bị như tấm gương trong suốt có thể soi rõ lòng dạ nham
hiểm, tâm địa đen tối của Tào Tháo2. Kĩ năng:Thấy được nghệ thuật khắc họa tính cách nhân vật. Bước đầu biết cách đọc tiểu thuyết chương hồi.
3.Thái độ: - Giáo dục tính cách con người sống ngay thẳng, không nham hiểm.
II.Chuẩn bị:
1
. Chuẩn bị của giáo viên
: -Giáo viên thiết kế giáo án, làm một số sơ đồ biểu bảng.2. Chuẩn bị của học sinh
: -Học sinh đọc bài, soạn bài, làm bài tập, chuẩn bị tài liệu và đồ dùng học tập.III. Hoạt động dạy học:
1 . On định tình hình lớp: (1phút) Kiểm tra sĩ số, vệ sinh phòng học, đồng phục .
2. Kiểm tra bài cũ: (5phút)
* Tính cách, phẩm chất của Trương Phi và ý nghĩa hồi trống?
3. Giảng bài mới:
* Giới thiệu bài : (1phút) Trong “Tam quốc chí”, có bốn nhân vật được gọi là tứ tuyệt: Tào Tháo là “tuyệt gian”, Lưu Bị là “tuyệt nhân”, Khổng Minh là “tyuệt trí”, Quan Công là “tuyệt nghĩa”. Đoạn trích “Tào Tháo uống rượu luận anh hùng”, sẽ làm rõ tính cách của hai nhân vật nầy.
-Tiến trình bài dạy:Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
5’
20’
3’
7’ Hoạt động 1:Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu chung:
Giáo viên giới thiệu.Hoạt động 2
:Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc- hiểu văn bản:
Gọi học sinh đọc bài và giải thích những từ ngữ khó. Giáo viên nhận xét.
Hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản theo hệ thống câu hỏi sau:Khi nương náu ở Tào Tháo, Lưu Bị đã hành động như thế nào?Thái độ của Lưu Bị khi đối thoại với Tào Tháo? Lời nói của Lưu Bị?Tính cách của Lưu Bị được thể hiện như thế nào?Người đời khen Lưu Bị như thế nào?Quan niệm anh hùng của Lưu Bị?
*Nhóm 1:Qua đoạn trích em thấy giữa Lưu Bị và Tào Tháo đang ở vào tình thế như thế nào? Tình thế ny cĩ ảnh hưởng gì đến tính cách của hai nhân vật?*Nhĩm 2:Hy tìm những chi tiết cĩ lin quan để chứng minh tính cách đặc trưng của hai nhân vật.
*Nhĩm 3:Theo em mâu thuẫn giữa hai nhân vậtTào Tháo và Lưu Bị là gi?Đỉnh điểm và mở nút của câu chuyện được thể hiện qua chi tết nào?Em có nhận xét gì về nghệ thuật xy dựng tình huống giu tính kịch của đoạn trích?
*Nhĩm 4:Em cĩ nhận xt gì về quan niệm anh hng của Tào Tháo và Lưu Bị?Em đồng ý với quan niệm anh hng của ai? Vì sao?Tào Tháo có những hành động, thái độ, lời nói như thế nào?
Tính cách, quan niệm anh hùng của Tào Tháo? Cho học sinh thảo luận về tính cách hai mặt của Tào Tháo.Hỏi học sinh khá: Cho biết những nét đặc sắc về nghệ thuật? Quan niệm của tác giả? Cách xây dựng nhân vật?
Hoạt động 3:
Giáo viên hướng dẫn học sinh Tổng kết và luyện tập: Hoạt động 4:
Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện tập: Câu 1: Theo em, quan niệm về anh hùng của Tào Tháo khác với Lưu Bị như thế nào ?
*
Câu 2
:Những điểm khác nhau về tính cách giữa Lưu Bị và Tào Tháo ?
*Câu 3
: Đoạn trích thể hiện quan điểm của La Quán Trung như thế nào ?
* Câu 4 :
Theo em , cuối đọan trích, Tào Tháo có biết được ý đồ của Lưu Bị hay không ? Vì sao ?
Hoạt động 1: Học sinh tìm hiểu chung:Vị trí đọan trích :- Đọan trích được trích ở hồi 21của “Tam Quốc diễn nghĩa” .
Cốt truyện :
Đọan trích có một cốt truyện hòan chỉnh :+ Trình bày : Giới thiệu nhân vật, sự việc, hòan cảnh của Huyền Đức khi đang nương nhờ trên đất Tào.+ Khai đọan : Giữa tiệc rượu, câu chuyện “ luận anh hùng” đến một cách tự nhiên do sự xuất hiện của hiện tượng vòi rồng hút nước.
+ Phát triển: Huyền Đức nêu tên những người là anh hùng nhưng Tào Tháo bác bỏ.
+ Đỉnh điểm : Tào Tháo tỏ rõ thâm ý về việc luận anh hùng.+ Kết thúc : Lưu Bị giật mình nhưng kịp thời che dấu ; Tào Tháo không nghi ngờ Lưu Bị nữa.Cốt truyện là dấu ấn của truyện kể
( thoại bản – loại truyện viết ra để kể chứ không phải để đọc) ; cốt truyện li kỳ, hấp dẫn, chứa đựng nhiều tình huống gay cấn, tạo ra ở người nghe sự hồi hộp chờ đợi.
Hoạt động 2:
Học sinh đọc- hiểu văn bản: Học sinh đọc bài và giải thích những từ ngữ khóHọc sinh tìm hiểu văn bản theo hệ thống câu hỏi :
Học sinh trả lời theo hệ thống câu hỏi :
Học sinh thảo luận về tính cách hai mặt của Tào Tháo.Học sinh nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật . Cách xây dựng nhân vật
Hoạt động 3
:Học sinh Tổng kết và luyện tập:
Hoạt động 4:
Học sinh luyện tập:
A.
Tìm hiểu chung
:-Vị trí đoạn trích: 21, trước Hồi trống Cổ Thành.
Hoàn cảnh:Lưu Bị chưa có đất lập nghiệp phải sống nhờ Tào Tháo, Lưu Bị tìm cách giấu mình, không để Tào Tháo nghi ngờ.
-Đại ý: Tào Tháo mời Lưu Bị uống rượu để cùng luận về anh hùng.B.Đọc- hiểu văn bản:1. Đọc: sáng tạo thể hiện tính cách của các nhân vật.
II.Tìm hiểu văn bản
:Nhân vật chính trong đọan trích
:
- Lưu Bị là người anh kết nghĩa của Quan Công và Trương Phi.
- Tào Tháo là địch thủ của ba anh em Lưu- Quan- Trương.
1.Sự đối lập giữa hai tính cách và quan niệm anh hùng của hai hình tượng nhân vật – Lưu Bị, Tào Tháo: a.Hình tượng nhân vật Lưu Bị:*
Tình thế của Lưu Bị
:+ Tào Tháo đang ở thế rất mạnh .
+ Lưu Bị do thực lực còn yếu nên phải nương nhờ vào Tào Tháo ở Hứa Đô
.
=> Trong tình thế ấy, Lưu Bị phải luôn giữ kín ý đồ chiến lượccủa mình (trồng rau, ngày ngày làm người canh điền… để che mắt Tào Tháo)* Cuộc đấu trí giữa Lưu Bị và Tào Tháo :- Khi được Tào Tháo mời uống rượu quá bất ngờ à lúc đầu Lưu Bị mất bình tĩnh ( Huyền Đức giật mình …).- Khi nghe Tào Tháo bảo ông đang “ làm một việc lớn lao”
à
“ Huyền Đức sợ tái mặt”
- Khi Tào Tháo “lấy tay trỏ vào Huyền Đức, rồi lại trỏ vào mình và nói: Anh hùng trong thiên hạ bây giờ chỉ có sứ quân và Tháo mà thôi”
à
Huyền Đức giật nảy mình … thìa, đũa cầm ở tay rơi cả xuống đất”
=> Lưu bị bị Tào Tháo đẩy vào tình huống gay cấn : hai lần Lưu Bị “ giật mình” và một lần “tái mặt” tỏ ra lúng túng trước Tào Tháo.- Nhưng do khôn ngoan, thận trọng nên Lưu Bị đã lấy lại được bình tĩnh, ứng phó trót lọt :+ Tào Tháo chất vấn về anh hùng
à
Lưu Bị từ chối bình luận.
+ Tình thế buộc phải nói
à
Lưu Bị nêu ra tên tuổi những người đáng chú ý, mặc cho Tào bác bỏ, không tranh luận.
+ Bị Tào chỉ đích danh là người anh hùngà Lưu Bị lợi dụng tiếng sấm rền vang để che giấu điều tuyệt mật.* Những đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả tính cách nhân vật Lưu Bị:
- Miêu tả trực tiếp bằng thái độ, hành động, ngôn ngữ ( làm vườn, giật mình, tái mặt, trấn tĩnh, dùng câu nói của Khổng Tử để biện hộ cho việc đánh rơi thìa, đũa) .- Miêu tả gián tiếp bằng việc miêu tả thiên nhiên ( vòirồng, tiếng sấm rền vang).
* Tóm lại, Lưu Bị là một người coo chí lớn ( là một ông vua tốt “ Trên báo đền ơn nước, dưới yên định lê dân” ; là người khôn ngoan, kiên nhẫn , biết nhẫn nhịn trước đối thủ để chờ thời cơ mưu đồ việc lớn.
b.Hình tượng nhân vật Tào Tháo:- Với Lưu Bị
:+ Bề ngoài có vẻ tôn trọng (cho Lưu Bị ở nhờ, mời Lưu Bị uống ruợu, tỏ thái độ vui vẻ )
+ Bên trong : luôn có ý thăm dò, “ nắn gân” Lưu Bị bằng cái thế áp đảo của người tự coi mình hơn Lưu Bị.
- Quan niệm về người anh hùng:
+ Bác bỏ hết những người mà Lưu Bị nêu lên
à
một cách hạ người để đề cao mình một cách tự kiêu- tự đắc.
+ Theo Tào Tháo, người anh hùng là người : có chí lớn, chí nuốt cả đất trời; có mưu cao, có tài bao trùm cả vũ trụ.=> Quan niệm về anh hùng của Tào Tháo phản ánh rõ con người của Tào Tháo : Có tài thao lược, có nhiều thủ đọan và mưu mô xảo quyệt, mục đích làm bá chủ thiên hạ.- Quan niệm này đại diện cho quan niệmcủa giai cấp phong kiến thống trị trong xã hội Trung Quốc xưa.
- Câu nói “ Anh hùng trong thiên hạ bây giờ chỉ có sứ quân và ta …” đã lột trần bản chất gian hùng củaTào Tháo
+ Đề cao Lưu Bị chính là cách ngầm đề cao mình của Tào Tháo;+Đề cao Lưu Bị cũng là để “dọa” Lưu Bị hãy coi chừng!* Những đặc sắc về nghệ thuật :
- Dựng cảnh tài tình, sống động, đặc biệt cuộc uống rượu bàn về anh hùng rất có không khí .- Xây dựng tính cách nhân vật sắc nét, đặc biệt là nhân vật Tào Tháo qua “ khẩu khí” của y.
- Xây dựng các câu đối thọai hay, lời thoại logic, chặt chẽ.
- Nhiều chi tiết đắt, đáng nhớ.=> Trong đọan truyện, Lưu Bị là nhân vật đối sánh để làm nổi bật tính cách, bản chất và quan niệm về ngườianh hùng của Tào Tháo.C. Tông kết, luyện tập
:
-
Tào Tháo
: Anh hùng là người trong bụng có chí lớn nuốt cả đất trời, có mưu cao, có tài bao trùm cả vũ trụ - Lưu Bị
:
-
Lưu Bị
: nhân nghĩa,, khiêm nhường, thận trọng, kín đáo, khôn ngoan.- Đang thua, mất đất, mất quân, phải nương nhờ Tào Tháo “ nơi hang hùm, nọc rắn” vô cùng nguy hiếm.-Lo lắng, cố che giấu ý nghĩ, tình cảm thật của mình trước Tào Tháo.
-Thận trọng, khôn ngoan, linh họat, biết che giấu được thái độ và hành động có phần sơ suất của mình để qua mặt Tào Tháo.
- Tào Tháo: Gian hùng, đa nghi, tự đại, coi thường người, tự đề cao mình.
-Đang có quyền thế, có đất, có quân, đang thắng thế, lợi dụng vua Hán để khống chế chư hầu.
-Tự tin, bản lĩnh, thông minh, sắc sảo, hiểu mình, hiểu người. -Chủ quan, đắc chí, coi thường người khác.Bị Lưu Bị lừa, qua mặt mà không hề biết.*Câu 3
:
Þ
Tôn Lưu , biếm Tào :
- Gọi Tào Tháo là “Tháo” , gọi Lưu Bị là “ “Huyền Đức”4.Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo: ( 3 phút)
- Ra bài tập về nhà : Bản chất gian hùng của Tào Tháo được thể hiện như thế nào?ØĐoạn trích thể hiện quan điểm của La Quán Trung như thế nào ?
ØTheo em , Tào Tháo có biết được ý đồ của Lưu Bị hay không?Tính cách của hai nhân vật ?
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top