đừng nhân nhượng

Sự kiện: chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954.

Nhân vật thuộc về tác giả!

_________________________

"Trung đoàn 209 chiếm được đồi D1 rồi nhưng bên mình thương vong nhiều lắm", một chị lính trong tiểu đoàn 215 nằm mở mắt thở lấy thở để trên giường bệnh của trạm quân y, với cánh tay trái gần như cụt hẳn tất tả nói bằng chất giọng nghiêm trang nghe thật sầu não.

"Mong Trời phù hộ cho, khổ quá ...", người lính khác đã bị mù vì bị bắn trúng mắt ở giường bên cạnh chắp tay trước ngực và tự lẩm bẩm.

Anh Thắng là một lính thuộc Trung đoàn 209, một con người phi thường đến lạ đã bị bắn trúng chân phải, vết thương rất nghiêm trọng ở ngay đầu gối xộc lên mùi máu tanh vào mũi người khác. Cơ thể anh nặng nề trên võng cứu thương và việc anh thở thôi đã là một chuyện lớn, hơi thở hãy còn ám mùi đất nhọc nhằn bay ra từ miệng và cả mũi anh không lúc nào ngơi. 

Khi người ta khiêng anh vào, cảnh tượng đó cứ như cái gì kinh khủng lắm nên Kiên đã có lúc không dám nhìn con người đó vì sợ sẽ không thấy được thân người nhấp nhô theo nhịp thở của anh. Đôi mắt âu yếm của cậu nhìn trọn cả xác thân nhễ nhại mồ hôi bám trên da thịt và đất cát trên quân phục. 

Vết thương tuy nặng nhưng nếu cầm máu kịp thì vết thương sẽ hồi phục nhanh, mà kể cả khi bị bắn nát cả phần xương đầu gối rồi thì dù đôi chân của anh hỏng song ý chí của anh thì khó mà bị bắn nát được, nên giờ từ phần đầu gối trở xuống của anh phải bị cắt bỏ.

"Kiên, em ... đừng nhân nhượng ...", Thắng sử dụng chút ít sức lực của mình để thốt được ra câu nói ấy, rồi kiệt sức mà ngủ thiếp đi.

Bộ đội Việt Minh đã chiếm được cao điểm E nhờ khai hỏa lúc quân giặc đang đổi ca. D2 cũng không lâu sau đã nằm gọn trong tay của quân ta, lực lượng của ta và quân giặc đều bị tổn thất nặng nề như nhau.

Kiên thuộc Trung đoàn 174 và theo lệnh Trung đoàn trưởng đã nhắm ngay cứ điểm A1 mà bắn vào để yểm trợ cho bộ binh xung kích, không may là cứ điểm được bảo vệ kiên cố và mìn thì được gài khắp nơi. Như một lẽ thường tình cùng với sự bất ngờ trước những bãi mìn mà cậu đã dính phải chúng, do sự nhanh nhẹn đã né kịp nên thứ mìn đó không dính vào chân cậu, nhưng không may là đã trúng bắp tay trái gây ra một vết thương khá trầm trọng.

"Kiên bị trúng bắp tay trái rồi, tôi sẽ đưa Kiên và Văn - bị trúng ở cổ chân về trạm quân y và sẽ quay lại ngay ..."

"Anh Hoàng, anh cứ đưa anh Văn về đi, ít ra chân em cũng không hề hấn gì", đoạn cậu cởi quân phục và xé một đoạn vải thừa của chiếc áo thun mà mình mặc bên trong rồi băng lại vết thương.

Chẳng có lí do quái gì khiến Kiên dừng lại cả, thậm chí còn đun sôi thêm cái máu căm thù trong cậu. Cái thứ vết thương cỏn con này chỉ là chuyện muỗi, có là gì so với những vết thương tinh thần mà dân tộc ta đã phải chịu đựng suốt cả nghìn năm nay, phải quỳ xuống dưới chân quân thù và chưa bao giờ được công nhận là một quốc gia. 

Cha mẹ mất vì không có cái ăn năm Ất Dậu*, chị gái cũng đã nằm xuống mồ vì bị bệnh tả, người thân thì chịu biết bao thương đau về thể xác lẫn tinh thần và rồi phải yên nghỉ với cát bụi khi vẫn chưa biết được cũng như nếm trải được mùi vị của hòa bình là gì. Mình còn trên đời không lẽ chỉ vì vết thương rách da ở vai mà òa khóc như đứa trẻ lên năm lên ba sao? Đôi chân này lớn lên với sự khinh miệt, lớn lên trong nghèo khó, được nuôi nấng bởi nước cháo nhạt nhẽo cùng lòng yêu nước, vẫn còn lành lặn đây thì hà cớ gì không bước tiếp và bước đến cùng?

Quân thù đã dùng đạn pháo trong cuộc phục kích ngày 31 tháng Ba. Đôi chân ấy giờ đây đã được nếm trải vết thương đau đớn kia, phần bắp chân cứ như đống thịt thối nuốt lấy viên đạn bóng bẩy nọ. Còn nhớ hai năm về trước, lần đầu gặp anh Thắng ở Học viện Quân y với cái bàn chân gỗ hình như chưa quen và chưa kịp thắc mắc thì anh vội vã chia sẻ, "Năm ngoái anh tập trận đạn pháo với các anh em, do sơ suất nên đạn trúng phải bàn chân, vết thương sâu và bị nhiễm trùng nên anh phải cắt bỏ và đeo chân gỗ".

"Kiên, em ... đừng nhân nhượng ...".

Không, làm sao mà em nhân nhượng được chứ anh ơi? Cái lòng yêu nước và dòng máu căm ghét quân thù đã ngấm đến tận xương tủy em, ngọn lửa nhiệt huyết như thiêu đốt cả lí trí. Em sẽ chẳng sợ chết tí nào đâu, được chết trong máu của quân thù là một niềm hãnh diện mà em sẵn sàng trao đi để đổi lấy hòa bình cho Tổ quốc. Chẳng bao giờ và sẽ mãi mãi không bao giờ em nhịn nhục, khi nào mà máu trong em vẫn còn chảy, hơi thở vẫn nồng nàn mùi bom, thì đừng ai mong thấy được một em gục ngã trên chiến trường. Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta một lần nữa!**.

Chiến tranh năm ấy kết thúc bằng sự đầu hàng của tướng Đờ Cát dưới vinh quang của một niềm tự hào đáng có. Những anh hùng thầm lặng đã hi sinh trên chiến trường, đã chiến đấu đến tận giọt máu nóng cuối cùng sẽ trở thành những hình ảnh đẹp nhất được trân trọng hơn bất cứ thứ gì quý giá trên đời này, trong lịch sử dân tộc. 

"Kiên, em, đã không nhân nhượng. Anh là rất tự hào về em, rất thương em chàng lính nhỏ ạ."



_______________________________

* Nạn đói năm Ất Dậu 1944 - 1945.

** Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, do Chủ Tịch Hồ Chí Minh soạn thảo, là lời phát động cuộc kháng chiến chống Pháp vào cuối năm 1946 - Wikipedia.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top