1: Giấc mơ tiền trên giảng đường
"Hiện em chưa đi làm đâu cả. Bây giờ ra trường tìm được công việc làm đúng nguyện vọng không dễ. Cho nên em về quê, đang ở nhà, giúp bà và bố me."
Đó là câu trả lời đơn giản của một sinh viên vừa tốt nghiệp đại học ở miền Trung, sau đó về nhà làm nội trợ cho gia đình. Em còn đi chăm bò thêm để giúp bố mẹ.
Nhưng đó không phải hình ảnh hiếm hoi trong số hơn 225.000 cử nhân và thạc sĩ thất nghiệp sau khi hào hứng tung chiếc mũ tốt nghiệp lên cao trong bức ảnh ngày ra trường.
Có một điều hàng ngàn người đi học đã nhầm lẫn: Họ tưởng đại học đồng nghĩa với đảm bảo có được việc làm và tương lai.
Sự lầm tưởng này có một lịch sử rất dài bắt nguồn từ một nền giáo dục, tuyển dụng, việc làm trong nhà nước quan liêu, nơi bằng cấp là cái cớ để cất nhắc một người lên vị trí cao hơn, lương cao hơn, tương lai rộng mở hơn.
Một người thầy đã kể tôi nghe về những năm 80, lớp trẻ như ông không có lựa chọn. Một là cố gắng học thật giỏi để vào đại học, rồi lại học tiếp và tương lai đi xa hơn. Hai là không thể học được thì sẽ đi làm công nhân ở vùng kinh tế mới, tới những miền đất rất xa xôi. Chọn lựa duy nhất khi ấy mà người ta nghĩ tới là đại học. Nhưng chuyện đó đã rất cũ rồi.
Tại sao những bạn trẻ sinh ra vào năm 1995, 1996, thậm chí trẻ hơn, chưa nếm chút mùi nào của kinh tế nhà nước bao cấp như cha mẹ từng trải qua, lại có thể nhắm mắt đưa chân y hệt như hàng hàng lớp lớp đàn anh của họ? Họ thụ động quá lâu trong lớp vỏ kén được trấn an bởi cái "bảo hiểm" là bằng đại học và sống vì "động cơ" của cha mẹ.
Cử mở mắt bước ra đời, cầm theo tấm bằng, ta có thể an tâm kiếm được chỗ nào đó thảnh thơi an nhàn cả sự nghiệp. Đây là một ảo tưởng gây tổn thương với bất cứ người học nào bắt đầu cuộc đòi trước mặt.
Ảo tưởng đó dẫn đến bốn năm trời kỳ vọng của người trẻ lơ ngơ mộng mơ phó thác vào trường là mình an tâm có tương lai ngon lành.
Nó lần lữa huỷ hoại tâm thế học tập của người bước vào cổng trường, khi họ bắt đầu tính đếm đầy tàn nhẫn như: có bằng này phải đòi chừng này lương; học trường này rẻ mà nên thôi nghỉ ở nhà ngủ cho khoẻ, đợi thi lên cũng được; hoặc tại sao học truòng đắt tiền, học phí hàng chục triệu ra trường cũng chẳng tìm được việc làm.
Sự nhầm lẫn này cũng làm tổn thương cha mẹ người học, dù đôi khi nó bắt nguồn từ chính những người làm cha làm mẹ. Biết bao ông bố, bà mẹ nông dân vắt kiệt mảnh đất nghèo khổ của mình để gửi học phí về đô thành cho con.
Có cha mẹ rơi nước mắt bán đi cặp bò, con trâu, bán đi mảnh ruộng sau nhà... dành tiền cho con học hành thành tài. Sự đầu tư đi kèm với quá nhiều kỳ vọng đổi lại là vô vàn nỗi thất vọng, tủi hổ, buồn bã khi đứa con chẳng thể kiếm nổi ra tiền và lại về quê cúi gằm mình trong căn phòng đơn độc. Vài năm trước, thậm chí có bản tin viết về một em tốt nghiệp cử nhân không tìm được việc làm đá tự tử vì sự căng thẳng, áp lực không thể đối diện. Đại học như thành đường, nơi tín đồ tin vào và không một lần dám đặt câu hỏi.
Ở nhiều nơi tại nông thôn Việt Nam, người ta có thể nhìn thấy những tấm biển cổ động viết: "Học để làm việc", "Học để thoát nghèo".
Khi dạy con trẻ từ bé, nhiều cha mẹ cũng nói "nếu không chăm học mai mốt lớn sẽ nghèo khổ" - như một sự trừng phạt ở thì tương lai để đứa bé chịu học bài. Hàng loạt khẩu hiệu và quan niệm đó đẩy bao người ở nông thôn lên chuyến tàu học vấn nặng nề, vụ lợi theo một đường ray lầm lạc. Ta chỉ cần cầm theo một món tiền, nạp vào một cổng trường nào đó, và bình chân như vại khi nghĩ về một tương lai an toàn.
Như hiệu ứng domino, ảo tưởng đó tiếp tục chén áp lực lên giảng viên đại học. Câu hỏi thực dụng được chất vấn trước người thầy đứng trên bục giảng: "Bài giảng này của thầy có giúp chúng tôi kiếm tiền được không?".
Đồng thời, những giảng viên trang bị đầy học hàm học vị lại nhìn thấy cơ hội thức thời của "đàn cá" sinh viên đang lao vào cái bể đại học.
Họ căng mình chạy từ giảng đường này qua lớp học nọ để kiếm tiền,lặp đi lặp lại bài giảng cũ mèm, lý thuyết không cập nhật, thực hành lệch lạc, chỉ cần thế thôi đã đủ đáp ứng những "khách hàng" trẻ cao riết chạy đưa kiếm một tấm bằng ra trường.
Sự vụ lợi trong học tập làm tổn thương người giảng viên đau đáu và thành tâm với ngành họ đào tạo. Vô số sinh viên không có nhu cầu đối thoại khoa học. Bài luận sao chép y nguyên từ những trang luận văn miễn phí trên mạng. Đề tài nghiên cứu là cuộc chèn, dán dữ liệu công phu chôm của người này, vá cửa người kia. Giảng viên đại học bất lực trước những tập luận văn cuối khoá chỉ cần lật qua đã biết chép từ tiệm photocopy về. Tiếng gọi của học thuật yếu dần và tắt lịm. Bởi chúng ta,một thị trường học tập màu mỡ và sôi nổi, bằng một cách bí mật nào đó, đã giết chết ý niệm về nơi đi học, khi tất cả tuyên ngôn giáo dục chỉ còn là "đại học = bằng cấp = việc làm lương cao".
Nhưng rồi, con số người có bằng cấp đến cử nhân và thạc sĩ kể trên trong quý 2/2016 thất nghiệp xuất hiện sừng sũng như một bằng chứng đầy tủi hổ cho những ai trót "trồng cây" quá nhiều tiền và suy nghĩ quá đơn giản về một cuộc đời được bảo bọc ăn sẵn. Nó thức tỉnh và làm bàng hoàng tất cả những người trẻ đang mơ mộng hão huyền vào một tuong lai sẵn có. Thời điểm đó, tôi đọc thấy hàng chục bài báo mổ xẻ nỗi thất vọng mang tên đại học, thất vọng vì học hai bằng, học thêm thạc sĩ, tiến sĩ vẫn thất nghiệp, học tới tiến sĩ mà lương chưa đủ tiền ăn. Cứ như thể cả người học lẫn người dạy đang chơi một ván bài "lừa nhau" trong một thị trường giáo dục hỗn loạn vỡ chợ và mất niềm tin.
Người ta vẽ ra đủ lý do để giải cho một cộng đồng tràn ngập bằng cấp nhưng vẫn không thể tìm nổi việc làm, và so sánh đám trí thức ngây ngô đó với anh nông dân nuôi gà, chị sinh viên đi bán khẩu trang hay cô gái trẻ bỏ thành phố về quê trồng rau. Có thể vì sinh viên thiếu kỹ năng mềm? Sinh viên ảo tưởng lương cao? Sinh viên chẳng biết mình ở đâu tại sở làm? Làm mấy nghề đại học dạy nhưng thị trường không cần?....
Vô vàn câu hỏi như vậy, và tất cả đều rời xa câu hỏi sơ khởi đơn giản nhất: Khi bước vào đại học, người học đã quy hoạch cuộc học tập ra sao, hay họ đang há miệng chờ tương lai rụng xuống?
Thật đáng thất vọng, trường đại học không thể cam kết chuyển hoá số lượng chữ nghĩa và sácg vở thành tiền dù rằng rất nhiều điều trong trường dạy sẽ tạo ra các chuyên gia, người có kiến thức, kỹ năng và gián tiếp từ đó trở thành kỹ thuật lao động để người học làm ra tiền.
Đại học là nơi cung cấp kiến thức, kiến tạo con người. Đó là nơi đầu tiên ta có thể nghiêm túc nhúng mình xuống dòng chảy của tri thức, học cách tư duy và học các kỹ thuật tự trang bị tri thức cho cả cuộc đời dài phía trước. Ngôi trường đó không phải chuyến du thuyền đưa tất cả hành khách đến bến bờ rực rỡ, nhưng nó là sự khởi đầu cần thái độ nghiêm túc của cả người học lẫn người dạy, để dưa một con người tới tương lai tốt hơn.
Người học phải hiểu rằng: Họ đang tự xây dựng tuong lai cùng với ngôi trường, với những công cụ và sức mạnh ngôi trường sẽ tập luyện cho họ.
Ở truòng không có bán tương lai xôi thịt! 😁✌️
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top