DLTK 2

Đề 2:

Câu 1

Cương lĩnh chính trị đàu tiên:

    Hoàn cảnh ra đời: cuối  năm  1929,  những  người  cách mạng  Việt  Nam  trong  các  tổ  chức cộng sản đã nhận thức được sự cần thiết và cấp bách phải thành  lập một Đảng cộng sản thống nhất, chấm dứt sự chia rẽ trong phong trào cộng sản ở Việt Nam. Điều này phản ánh quá  trình  tự ý  thức của những người cộng sản Việt Nam về nhu cầu phải thống nhất các tổ chức cộng sản thành một Đảng cộng sản duy nhất.

    Ngày 27/10/1929, Quốc tế cộng sản gửi cho những cộng sản Đông Dương tài liệu  Về  việc  thành  lập một Đảng  cộng  sản  ở Đông Dương,  yêu  cầu  những  người cộng sản Đông Dương phải khắc phục ngay sự chia  rẽ giữa các nhóm cộng sản và thành lập một đảng của giai cấp vô sản.

    Nguyễn Ái Quốc rời Xiêm đến Trung Quốc. Người chủ trì Hội nghị hợp nhất Đảng (họp tại Hương Cảng, Trung Quốc)

   Các văn kiện được thông qua tại hội nghị thành  lập Đảng cộng sản Việt Nam như: Chính  cương  vắn  tắt,  sách  lược  vắn  tắt, Chương  trình  tóm  tắt  của Đảng  hợp thành Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng cộng sản Việt Nam. 

    Cương lĩnh xác định các vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam:

-  Phương hướng chiến  lược của cách mạng Việt Nam  là: “tư sản dân quyền và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”.

-  Nhiệm vụ của cách mạng tư sản dân quyền là và thổ địa cách mạng:

          o  Về chính trị: Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến làm cho nước Việt Nam được hoàn  toàn độc  lập;  lập chính phủ công nông binh;  tổ chức quân đội công nông.

          o  Về  kinh  tế: Thủ  tiêu  hết  các  thứ  quốc  trái;  tịch  thu  toàn  bộ  sản nghiệp lớn (như công nghiệp, vận tải, ngân hàng v.v.) của tư bản đế quốc chủ nghĩa Pháp để giao cho chính phủ công nông binh quản  lý; tịch thu toàn bộ ruộng đất của bọn đế quốc chủ nghĩa  làm của công chia cho dân cày nghèo; bỏ sưu  thuế cho dân cày nghèo; mở mang công nghiệp và nông nghiệp; thi hành luật ngày làm 8 giờ.

         o  Về văn hóa - xã hội: Dân chúng được tự do tổ chức hội họp, nam nữ bình quyền, v.v; phổ thông giáo dục theo hướng công nông hóa.

-  Về giai cấp lãnh đạo và lực lượng cách mạng:  

“1/ Đảng  là đội quân  tiên phong của vô sản giai cấp phải  thu phục cho  được  đại  bộ  phận  giai  cấp mình,  phải  làm  cho  giai  cấp mình lãnh đạo được quần chúng.

2/ Đảng phải thu phục được đại đa số dân cày và phải dựa vào hạng dân cày nghèo  làm  thổ địa cách mạng đánh  trúc bọn đại địa chủ và phong kiến.

3/ Đảng phải  làm cho các đoàn  thể  thợ  thuyền và dân cày (công hội, hợp tác xã) khỏi ở dưới quyền lực và ảnh hưởng của bọn tư sản quốc gia.

4/ Đảng  phải  hết  sức  liên  lạc  với  tiểu  tư  sản,  trí  thức,  trung  nông, thanh niên, Tân Việt… để lôi kéo họ vào phe vô sản giai cấp. Còn đối   17với bọn phú nông,  trung,  tiểu địa chủ và  tư bản An Nam mà chưa rõ mặt  phản  cách mạng  thì  phải  lợi  dụng,  ít  lâu mới  làm  cho  họ  đứng trung  lập. Bộ  phận  nào  đã  ra mặt  phản  cách mạng  (như Đảng Lập Hiến) thì phải đánh đổ.

5/ Trong khi liên lạc với các giai cấp phải rất cẩn thận, không khi nào nhượng một chút  lợi  ích gì của công nông mà đi vào đường  lối  thỏa hiệp”. 

-  Về  đoàn  kết  quốc  tế: Cách mạng Việt Nam  là một bộ phận  của  cách mạng  thế giới. Đảng phải  liên kết với các dân  tộc bị áp bức và quần chúng vô sản trên thế giới, nhất là giai cấp vô sản Pháp để xây dựng một Mặt trận chung nhằm đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc.

-  Về phương pháp cách mạng: Phương pháp cách mạng cơ bản của Việt Nam là dùng sức mạng tổng hợp của quần chúng nhân dân, đó là bạo lực cách mạng: đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và phong kiến, đánh đổ các Đảng phản cách mạng, đánh trúc bọn đại địa chủ và phong kiến.

-  Xây dựng Đảng: Sự  lãnh đạo của Đảng  là nhân  tố quyết định cho mọi thắng lợi của Đảng. Vì thế Đảng không chỉ kết nạp công nhân tiên tiến mà còn phải kết nạp những người tiên tiến trong các giai cấp khác.

Câu 2

    Thực  tiễn quá  trình vận động của cách mạng Việt Nam  trong 80 năm qua đã chứng minh rõ tính khoa học và tính cách mạng, tính đúng đắn và tiến bộ của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng chủ trương "hoàn thiện thể chế gắn tăng trưởng kinh tế với tiến bộ & công bằng xã hội trong từng bước, từng chính sách phát triển và bảo vệ mội trường.

-  Thực  hiện  chính  sách khuyến  khích  làm  giàu đi đôi  với  tích  cực  thực hiện giảm nghèo, đặc biệt ở các vùng nông thôn, miền núi, vùng dân tộcvà các căn cứ cách mạng trước đây. Chính sách giảm nghèo nhằm mục tiêu ổn định và  tạo động  lực cho sự phát  triển. Chính sách đó  tạo điều kiện để mọi công dân nắm bắt cơ hội làm ăn, nâng cao thu nhập và đời sống, được hưởng thành quả chung của sự phát triển. :

+ Đảng ta coi cơ sở phương pháp luận quan trọng và cơ bản nhất để phân tích vấn đề đói nghèo và xóa đói giảm nghèo là giải phóng con người khỏi mọi áp bức, bất công, thực hiện công bằng xã hội. Chủ nghĩa xã hội là quá trình kiến tạo hạnh phúc và cũng là quá trình đấu tranh vì sự công bằng, đấu tranh để thủ tiêu nguồn gốc bất công xã hội.

+ Ngay từ những ngày đầu mới thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, một trong những nhiệm vụ đầu tiên mà Bác Hồ đã chỉ đạo là chống giặc đói. Vấn đề công bằng xã hội - vấn đề có quan hệ trực tiếp và quyết định đối với việc xóa đói giảm nghèo đã được Đảng ta luôn quan tâm chú ý. Những đại hội Đảng gần đây, từ Đại hội VI đến Đại hội X, Đảng ta đã có nhiều nghị quyết, nhiều văn bản đề cập tới vấn đề công bằng xã hội.

Thuc trang: Chương trình 135 thuc hien 1998- 2000 giai doan 2:2006-2010 kết thúc, các mục tiêu cơ bản đã đạt được: giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 30% và tăng thu nhập lên 3,5 triệu đồng/hộ/năm góp phần tạo nên diện mạo mới về kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số. Những kết quả đó được Chính phủ và cộng đồng quốc tế ghi nhận của mô hình giảm nghèo ở Việt Nam.

Chuong trinh 30a cho 61 huyen cua nghèo của 20 tỉnh

-  Xây dựng hệ  thống bảo hiểm xã hội đa dạng và  linh hoạt phù hợp với yêu cầu của kinh  tế  thị  trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Mở  rộng các hình  thức bảo hiểm bắt buộc và  tự nguyện, bảo đảm quyền  lợi của người tham gia bảo hiểm. Chăm sóc các đối tượng bảo trợ xã hội; đảm bảo cho họ có cuộc sống ổn định, hòa nhập tốt hơn vào cuộc sống và tự vươn lên. Phát triển đa dạng các hình thức tổ chức tự nguyện, nhân đạo, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, chăm sóc các đối tượng bảo trợ xã hội.

-  Hoàn  thiện  luật pháp,  chính  sách  về bảo vệ môi  trường,  có  chế  tài đủ mạnh  đối  với  các  trường  hợp  vi  phạm,  xử  lý  triệt  để  những  điểm  ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và ngăn chặn để không phát sinh thêm.

+ hệ thống kinh tế và hệ thống môi trường sinh thái không dung hoà nhau mà bộc lộ những mâu thuẫn mang tính sinh tồn ngày càng trở nên rất rõ nét trong sự phát triển của xã hội hiện đại. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là để làm kinh tế và đạt bằng được các mục tiêu kinh tế, các mối liên quan về môi trường sinh thái đã bị bỏ qua, thiếu sự tôn trọng khi ứng dụng khoa học tự nhiên và khoa học kỹ thuật. Đối với các nước đang phát triển, nguồn tài nguyên thiên nhiên có vai trò rất to lớn, đóng góp đáng kể vào tỉ lệ tăng trưởng kinh tế. Song, nếu khai thác nguồn tài nguyên này một cách quá mức, dẫn đến hệ sinh thái bị mất cân đối nghiêm trọng, ô nhiễm môi trường gia tăng. Đó chính là hậu quả lớn nhất do tăng trưởng kinh tế mà không quan tâm bảo vệ môi trường

+ thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội là 2 trong 10 tỉnh thành phố được điều tra có tỉ lệ ô nhiễm môi trường cao nhất,

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: