dia chat
Đề cương môn địa chất
Câu 1: Cấu tạo của Trái Đất
Cấu tạo của TĐ chia làm 3 lớp (quyển) bao gồm: lớp vỏ TĐ, lớp manti, nhân TĐ.
Quyển vỏ TĐ: là phần cứng ngoài cùng của TĐ, ngăn cách với quyển manti bên dưới bằng mặt danh giới Moho, có bề dày thay đổi từ 5 - 10km ở đại dương và 20 - 70 km ở lục địa. Vỏ TĐ chiếm khoảng 15% thể tích và khoảng 1% trọng lượng của TĐ.
- Căn cứ vào sự khác nhau về thành phần cấu tạo, độ dày,… vỏ TĐ chia thành 2 kiểu chính: vỏ lục địa và vỏ đại dương.
+ Vỏ lục địa: phân bố ở nền lục địa có một phần nằm dưới mực nước biển. Bề dày trung bình 35 - 40 km, ở miền núi cao có thể đạt tới 70 km. Về cấu tạo gồm: lớp trầm tích cổ, lớp granit và lớp bazan.
+ Vỏ đại dương: phân bố ở nền đại dương, dưới tầng nước biển và đại dương. Bề dày trung bình 5 - 10 km. Về cấu tạo gồm: lớp trầm tích trẻ và lớp bazan.
Thành phần hóa học của vỏ trái đất có mặt hầu hết các nguyên tố hóa học trong bảng hệ thống tuần hoàn Mendeleev, trong đó chủ yếu là các nguyên tố Oxi, Si, Al, Na, Ca, Fe, Mg. Trong tám nguyên tố này, Si và Al có hàm lượng lớn nhất nên còn được gọi là quyển Sial.
Lớp manti : quyển manti ngăn cách với vỏ TĐ bằng mặt Moho và ngăn cách với nhân TĐ bằng mặt gutenberg ở đọ sâu 70 - 2900 km. Căn cứ vào tốc độ truyền sóng chấn động chia ra: lớp cứng trên cùng là phần dưới của thạch quyển, tiếp đó là lớp vật chất có tính dẻo nên được gọi là quyển mềm. Phần dưới cùng vật chất ở trạng thái rắn. Thành phần hóa học của quyển manti cũng giống như ở lớp vỏ TĐ, nhưng ở đây ngèo silic, giàu sắt và manhe vì thế còn có tên gọi là quyển sima.
Nhân Trái Đất: Độ sâu từ 2900 km - 6371 km
Theo nhiều nhà khoa học nhân ngoài có trạng thái gần như lỏng (vì sóng ngang không đi qua được), nhân trong rắn và lớp ở giữa có tính chất chuyển tiếp.
Thành phần hóa học của nhân TĐ: Trước kia người ta còn cho rằng toàn bộ nhân là sắt và niken nên còn có tên là nife. Ngày nay nhiều nhà khoa học cho rằng, nhân khác các quyển nằm trên nó không phải do thành phần mà chủ yếu là do trạng thái vật chất của nó. Với áp suất lớn trong nhân (3,5 triệu atm) vật chất tồn tại ở dạng ion mang điện.
Câu 4: Các nguồn nhiệt của Trái Đất
Nhiệt của TĐ gồm có nhiệt bên ngoài (do mặt trời cung cấp) và nhiệt bên trong TĐ.
- Nhiệt bên ngoài: hàng ngày mặt trời bức xạ một lượng nhiệt rất lớn về TĐ nhưng TĐ không hấp thụ hết mà chỉ hấp thụ một phần, còn lại đa số bức xạ lên không trung. Lượng nhiệt mà mỗi điểm của mặt đất nhận được từ mặt trời không những phụ thuộc vào sức nóng của mặt trời mà còn phụ thuộc vào vĩ độ địa lí, độ cao địa hình, bề dày thảm thực vật, sự phân bố lục địa, đại dương…
Nhiệt mặt trời chỉ làm nóng TĐ đến một độ sâu nhất định và xuống tới một độ sâu nào đó, nhiệt độ không còn phụ thuộc vào nhiệt mặt trời thì tầng đó gọi là tầng thường ôn. Nhiệt độ của tầng thường ôn bằng nhiệt độ trung bình năm trên mặt đất, tầng này nằm ở những độ sâu khác nhau tùy theo miền và tùy theo tính dẫn nhiệt của đất đá nằm trên, trung bình ở độ sâu từ 2 - 40m.
- Nhiệt bên trong: là do hoạt động của các phản ứng hóa học tỏa nhiệt, sự phân hủy các nguyên tố phóng xạ hay nhiệt tỏa ra từ các lò magma trong vỏ TĐ. Bên dưới tầng thường ôn, càng xuống sâu nhiệt độ càng tăng dần, song không đều vì còn phụ thuộc vào điều kiện địa chất và môi trường địa lí. Ví dụ: mỏ đồng luôn nóng hơn mỏ than, gần núi lửa hoạt động thì nhiệt độ càng tăng cao.
+ Cấp địa nhiệt: Là khoảng độ sâu tính bằng mét để nhiệt độ tăng lên 1C, cấp địa nhiệt trung bình của vỏ TĐ là 33m.
Câu 5: Khái niệm khoáng vật và cách phân loại khoáng vật
* Định nghĩa: khoáng vật là những nguyên tố hóa học tự nhiên hoặc chất hóa học trong thiên nhiên, hình thành do các quá trình lý hóa học hoặc sinh hóa học khác nhau trong vỏ TĐ hoặc trên bề mặt TĐ
* Phân loại khoáng vật: phân loại theo thành phần hóa học được sử dụng nhiều nhất, theo cách phân loại này khoáng vật được chia ra làm 8 lớp:
- Lớp các nguyên tố tự nhiên: Là các khoáng vật chỉ gồm một nguyên tố hóa học. Đặc điểm là có màu sắc cố định, rất bền vững trong thiên nhiên như các khoáng vật vàng, bạc, platin, kim cương,…
- Lớp sunfua: Là hợp chất của kim loại á kim với lưu huỳnh. Chúng thường là khoáng vật quặng có giá trị công nghiệp về kim loại màu và kim loại quý hiếm như pirit (FeS2), chancopirrit (CuFeS2), galenit (PbS2), sfalerit (ZnS2), thần sa (HgS)…
- Lớp haloit: Là hợp chất của kim loại hoặc á kim với nhóm halogien: (F, Cl, Br, I) như muối mỏ (NaCl), fluorit (CaF2).
- Lớp oxyt: Là hợp chất của kim loại hoặc á kim với oxy. Được chia ra làm 2 phụ lớp: phụ lớp khan nước như thạch anh (SiO2), corindon (Al2O3), hematit (Fe2O3) và phụ lớp ngậm nước như opan (SiO2.nH2O), limonit (Fe2O3.nH2O)
- Lớp carbonat: Là hợp chất của kim loại hoặc á kim với [CO]2-. Được chia ra 2 phụ lớp: khan nước như canxit, azurit (CuCO3) và ngậm nước như malachit (CuCO3. nH2O).
- Lớp sunfat: Là hợp chất của các kim loại hoặc á kim với [SO]2-. Được chia ra lam 2 phụ lớp: khan nướ như barit (BaSO4), anhydrit (CaSO4) và phụ lớp ngậm nước như thạch cao (CaSO4.nH2O)
- Lớp phốt phát: Là hợp chất của kim loại hoặc á kim với [PO4]2-. Thí dụ: apatit Ca5(Cl,F) [PO4]3, photphorit.
- Lớp silicat: Là hợp chất gồm 2 hoặc nhiều nguyên tố hóa học của các kim loại hoặc á kim với nhóm [SiO2]-, [SiO2Al]. Chia ra làm hai phụ lớp khan nước như octocla K(AlSi3O8) và phụ lớp chứa nước như tan (Mg3[Si4O10](OH)2).
Câu 6: Giải thích các dạng cấu trúc của khoáng vật (dạng kết tinh, dạng vô định hình và keo)
- Dạng kết tinh: Là khoáng vật hình thành do sự kết tinh các nguyên tố hóa học thành những tinh thể và gắn kết lại với nhau
- Dạng vô định hình: Là các khoáng vật mà các nguyên tử, ion hay phân tử sắp xếp một cách hỗn độn không theo một qui luật nào như ô mạng tinh thể của thủy tinh, dầu mỏ…
- Dạng keo: Là khoáng vật ở trạng thái keo hoặc từ chất keo kết tinh lại, chất keo gồm những hạt keo có kích thước 1 - 100 mµ hòa tan trong nước.
Câu 7: Thế nào là hiện tượng đa hình, đồng hình và giả hình của khoáng vật?
+ Hiện tượng đa hình là hiện tượng khi một nguyên tố hay hợp chất hóa học do điều kiện khác nhau kết tinh ở dạng tinh thể khác nhau, kèm theo sự thay đổi các tính chất vật lý. Ví dụ: như than chì và kim cương.
+ Hiện tượng đồng hình là hiện tượng khi 2 khoáng vật thành phần khác nhau cung kết tinh ở một dạng tinh thể như nhau, ví dụ như manhezit và siderit
+ Hiện tượng giả hình là hiện tượng những khoáng vật có dạng tinh thể của khoáng vật khác mà chúng là sản phẩm phong hóa.
Câu 8: Tính đối xứng của tinh thể khoáng vật?
Tính đối xứng của tinh thể khoáng vật thể hiện bằng sự lặp lại đều đặn các yếu tố giới hạn của chúng. Các yếu tố giới hạn đó là mặt, cạnh, đỉnh và các yếu tố đối xứng gồm: tâm đối xứng, trục đối xứng và mặt phẳng đối xứng.
- Tâm đối xứng là một điểm tưởng tượng nằm trong tinh thể mà tại điểm này mọi đường thẳng đi qua nó được chia ra thành hai đoạn bằng nhau. Mỗi tinh thể khoáng vật chỉ có một tam đối xứng hoặc không có tâm đối xứng. Kí hiệu là C.
- Trục đối xứng là một đường thẳng tương đương đi qua tinh thể để khi quay tinh thể một góc 360 độ thì tất cả các yếu tố giới hạn bên ngoài của nó sẽ lặp lại hai, ba, bốn lần. Kí hiệu là L.
+ Khi lặp lại 2 lần là trục bậc 2 (L2)
+ Khi lặp lại 3 lần là trục bậc 3 (L3)
+ Khi lặp lại 4 lần là trục bậc 4 (L4)
+ Khi lặp lại 6 lần là trục bậc 6 (L6)
Không có trục bậc 5 và lớn hơn L6.
- Mặt phẳng đối xứng là mặt phẳng tương đương đi qua tinh thể, chia tinh thể làm 2 nửa và đối xứng với nhau như ảnh và vật qua gương phẳng.
Bằng phương pháp tổ hợp các yếu tố đối xứng của tất cả các tinh thể khoáng vật trong thiên nhiên, các nhà tinh thể học rút ra được 7 nhóm lớn hay 7 tinh hệ với các yếu tố đối xứng sau:
- Tinh hệ lập phương: 3L4,4L3 6L2 9P C
- Tinh hệ lục phương: L6 6L2 7P C
- Tinh hệ tứ phương: L4 4L2 5P C
- Tinh hệ tam phương: L3 3L2 3P C
- Tinh hệ trực thoi: 3L2 3P C
- Tinh hệ một nghiêng: L2 P C
- Tinh hệ ba nghiêng: C
Câu 10: Các tính chất vật lý của khoáng vật?
* Độ cứng (độ rắn): là khả năng của khoáng vật chống lại sự cọ xát của khoáng vật khác lên trên bề mặt của nó. Thường dùng bảng độ cứng tương đối Mohs với 10 bậc, mỗi bậc dùng 1 khoáng vật thường gặp làm vật chuẩn, xếp theo độ cứng tăng dần từ 1 đến 10.
Độ cứng 1: tan, CTHH: Mg3(Si4O10)
Độ cứng 2: thạch cao, CTHH: CaSO4.nH2O
Độ cứng 3: canxit, CTHH: CaCO3
Độ cứng 4: fluorit, CTHH: CaF2
Độ cứng 5: apatit, CTHH: Ca5(PO4)3(F.Cl)
Độ cứng 6: octocla, CTHH: K(AlSi3O8)
Độ cứng 7: thạch anh, CTHH: SiO2
Độ cứng 8: topa, CTHH: Al2(SiO4)(OH)2
Độ cứng 9: corindon, CTHH: Al2O3
Độ cứng 10: kim cương, CTHH: C
* Tỉ trọng: khoáng vật trong thiên nhiên có tỉ trọng từ 0,8 - 21. Thông thường, tỉ trọng của khoáng vật được xác định là tỉ trọng tương đối - nghĩa là tỉ trọng so sánh giữa hai hoặc nhiều khoáng vật với nhau. Tỉ trọng tương đối được chia thành 3 nhóm:
- Tỉ trọng nhẹ có chỉ số từ 1 đến 2.
- Tỉ trọng trung bình có chỉ số từ 3 dến 4.
- Tỉ trọng nặng có chỉ số lớn hơn 4.
* Tính cát khai (cắt khai - vỡ phẳng)
Khi tác dụng lên bề mặt khoáng vật một lực, khoáng vật sẽ bị tách ra theo những mặt phẳng song song. Sự tách ra này được gọi là tính cát khai của khoáng vật.
Tính cát khai phụ thuộc vào lực liên kết giữa các hạt vật chất cấu tạo nên khoáng vật. Chia ra bốn loại cát khai:
- Cát khai rất hoàn toàn, khi khoáng vật dễ dàng ra thành tấm mỏng, tạo nên mặt cát khai bằng phẳng óng ánh, điển hình là khoáng vật mica.
- Cát khai hoàn toàn, láy búa gõ vào khoáng vật tách thành những miếng nhỏ giới hạn bởi những mặt cát khai, điển hình là khoáng vật canxit.
- Cát khai trung bình, khi vỡ ra vừa có mặt cát khai vừa không có mặt cát khai, điển hình là khoáng vật fenspat.
- Cát khai không hoàn toàn, khó tìm thấy mặt cát khai, gặp ở nhiều khoáng vật.
* Vết vỡ
Khi dùng búa đập vào khoáng vật, khoáng vật sẽ bị vỡ ra với các dạng vỡ khác nhau: người ta phân biệt các loại sau: vết vỡ vỏ trai, hình móc, sợi, hạt, đất…Ví dụ: pirit có dạng hạt, thạch cao có dạng sợi, dạng cỏ trai như khoáng
* Màu
Mỗi khoáng vật có màu sắc riêng, màu do màu của nguyên tố hóa học tạo nên khoáng vật gọi là màu tự sắc. Song trong thực tế, nhiều khoáng vật ngoài màu tự sắc còn có nhiều màu sắc khác. Chẳng hạn thạch anh có màu trắng, song trong tự nhiên còn có màu hồng, tím, xám, lục… Màu đó được gọi là màu ngoại sắc do các nguyên tố hóa học có màu khác lẫn vào. Màu thay đổi do sự giao thoa của ánh sáng gọi là màu giả sắc.
* Màu vết vạch: Màu của bột khoáng vật còn để lại khi vạch khoáng vật trên bản sứ trắng không tráng men. Đa số màu vết giống màu khoáng vật. Tuy nhiên cũng có nhiều khoáng vật có mùa vết vạch khác với màu khoáng vật, thí dụ như: hematit có màu nâu, vết vạch màu đỏ rượu vang, pirit có màu vàng rơm, vết vạch có màu xám đen.
* Ánh
Ánh là khả năng phản xạ ánh sáng của khoáng vật. Có hai loại ánh là:
+) Ánh kim loại: là ánh khi nhìn trên bề mặt khoáng vật thấy có chấm sáng tối óng ánh. Điển hình cho loại ánh này khoáng vật galen, pirit.
+) Ánh phi kim: trong ánh phi kim chia ra:
- Ánh thủy tinh: là ánh trong suốt tựa như thủy tinh, VD: thạch anh, mica trắng
- Ánh xà cừ: là ánh khi nhìn trên bề mặt không trong suốt, thấy sự tán sắc trông tựa như phần phía trong của vỏ con trai. VD: apatit, canxit
- Ánh mỡ: là ánh nhìn trên bề mặt khoáng vật thấy tựa như có một lớp màng mỏng, bóng. VD: tan, graphit
* Từ tính
Một số khoáng vật có từ tính như sắt, bạch kim. Một số có từ tính yếu như pirotin và một số lại có tính phản từ như bismut tự nhiên.
Ngoài các tinh chất trên, một số khoáng vật còn có tính chất khác như tính phóng xạ, tính dẫn nhiệt, dẫn điện,...
Câu 14: Các khái niệm về đá?
Khái niêm: Đá là tập hợp có quy luật của một hay nhiều khoáng vật và là bộ phận chủ yếu cấu tạo nên vỏ TĐ
Khi nghiên cứu về đá cần phải xét tới kiến trúc, cấu tạo và thế nằm của nó vì chúng phản ánh điều kiện tạo thành của đá
Phân loại: Có nhiều cách phân loại: cách phân loại theo nguồn gốc và thành phần vật chất, với ba nhóm chính: macma, trầm tích và biến chất. Sự khác nhau của các nhóm cũng như từng loại đá trong mỗi nhóm thể hiện qua các dấu hiệu sau:
- Thế nằm: là đặc điểm về hình dạng, kích thước và sự phân bố không gian của đá trong vỏ hoặc trên bề mặt TĐ.
- Cấu tạo: là sự sắp xếp và phân bố không gian giữa các thành phần vật chất tạo nên đá. Nó đặc trưng cho tính đồng nhất hoặc không đồng nhất về vật chất, kích thước vật chất theo các phương.
- Kiến trúc là những dấu hiệu quy định bởi trình độ kết tinh của khoáng vật hoặc kích thước, hình dạng tinh thể khoáng vật, hoặc các hạt vụn trong mối quan hệ giữa chúng với nhau.
- Thành phần hóa học, khoáng vật chính là những khoáng vật, thành phần hóa học chủ yếu cấu tạo nên từng nhóm hoặc từng loại đá.
Câu 15: Khái niệm và cách phân loại của đá magma?
- Khái niệm: Đá magma là loại đá được tạo thành do quá trình ngưng kết của các silicat nóng chảy gọi là magma xảy ra trong lòng hoặc ở bề mặt TĐ
- Có hai cách phân loại đá:
* Phân loại theo độ sâu:
+ Đá magma xâm nhập: là loại đá magma được tạo thành do dung nham magma xâm nhập vào vỏ TĐ rồi ngưng kết lại.
+ Đá magma phun trào: là các đá được tạo thành do magma phun lên trên mặt đất rồi mới ngưng kết lại
* Phân loại theo thành phần hóa học: dựa vào hàm lượng SiO2 chia ra:
· Nhóm đá siêu axit khi hàm lượng SiO2 > 75%
· Nhóm đá axit khi hàm lượng SiO2 = 65 - 75%
· Nhóm đá trung tính khi hàm lượng SiO2 = 52 - 65%
· Nhóm đá bazơ khi hàm lượng SiO2 = 40 - 52%
· Nhóm đá siêu bazơ khi hàm lượng SiO2 < 40%
Câu 30: Trình bày các yếu tố của một nếp uốn?
* Khái niệm: Vận động nếp uốn là những vận động daanx đến sự vò nhàu của các lớp đá, tạo nên các nếp uốn, song vẫn giữ được tính liên tục của chúng.
Hiện tượng nếp uốn có thể xảy ra với các loại đá, song có thể quan sát rõ ràng đối với đá trầm tích do tính phân lớp của chúng.
* Các yếu tố của nếp uốn:
Nếp uốn có hai dạng: nếp uốn lồi và nếp uốn lõm.
- Nếp uốn lồi: Có phần vòm hướng lên phía trên, các lớp đá thành tạo trước nằm ở trung tâm, các lớp các lớp thành tạo sau nằm ở ngoài.
- Nếp uốn lõm: Có phần vòm hướng xuống phía dưới, các lớp đá thành tạo trước nằm ở ngoài, các lớp thành tạo sau nằm ở trung tâm
- Các yếu tố cơ bản của nếp uốn bao gồm:
+ Nhân nếp uốn: là lớp đá trong cùng, tạo nên phần uốn cong của nếp uốn.
+ Vòm: là phần uốn cong nhất của mỗi lớp đá.
+ Cánh: là phần tiếp theo của vòm hướng về hai phía. Nếp lồi và lõm kế tiếp nhau có chung một cánh.
+ Mặt trục: là mặt phẳng hoặc cong do các điểm bản lề của nếp uốn tạo nên
+ Trục nếp uốn: là đường giao nhau giữa mặt trục và bề mặt địa hình.
+ Độ cao nếp uốn: là khoảng cách thẳng đứng giữa bản lề nếp uốn lồi và nếp uốn lõm kế tiếp nhau.
+ Độ rộng nếp uốn: là khoảng cách giữa hai trục nếp uốn lồi hoặc hai trục nếp lõm kế tiếp nhau.
Câu 31: Các yếu tố của một đứt gẫy.
* Khái niệm: Vận động kiến tạo làm cho các đá bị gãy vỡ và di chuyển tương đối với nhau gọi là vận động đứt gãy.
Các yếu tố của đứt gãy:
- Mặt đứt gãy: là một bề mặt mà dọc theo nó có xảy ra sự dịch chuyển của đất đá.
- Góc dốc mặt đứt gãy: là góc hợp bởi mặt đứt gãy và mặt phẳng nằm ngoài.
- Cành đưt gãy: là 2 phần của lớp đá bị đứt ra, di chuyển trên mặt đứt gãy. Phần di chuyển lên gọi là cành nâng, phần di chuyển xuống gọi là cành hạ.
- Cự ly đứng: là khoảng cách dịch chuyển theo chiều thẳng đứng của cành đứt gãy.
- Cự ly ngang: là khoảng cách dịch chuyển theo chiều ngang giữa 2 cành đứt gãy.
Câu 32: Hãy trình bày về các kiểu đứt gãy?
- Đứt gãy thuận: là đứt gãy có mặt đứt gãy nghiêng cùng chiều với cành hạ xuống. Đứt gãy thuận đặc trưng cho sự giãn của vỏ TĐ
- Đứt gãy nghịch: là đứt gãy nghiêng ngược chiều với cành hạ xuống. Đứt gãy nghịch đặc trưng cho sự nén ép của vỏ TĐ.
- Đứt gãy ngang: là đứt gãy các cành đứt ra di chuyển theo phương ngang.
- Địa hào: là hệ thống đứt gãy thuận hay nghịch, có đặc điểm là đá ở phần trung tâm trẻ hơn các đá ở 2 bên (phần trung tâm hạ xuống tương đối).
Ở VN vùng tũng ĐB Bắc Bộ là 1 địa hào phức tạp, phân bậc, được lấp đầy các trầm tích Neogen và Đệ Tứ.
- Địa lũy: là hệ thống đứt gãy thuận hay nghịch, có đặc điểm là các đá ở phần trung tâm luôn có tuổi cổ hơn các đá ở 2 bên (phần trung tâm nâng lên tương đối). Dải núi Con Voi ở bờ trái sông Hồng là địa lũy điển hình nằm kẹp giữa 2 đứt gãy sông Hồng và sông Chảy.
Câu 33: Thế nào là địa hào, địa lũy?
- Địa hào: là hệ thống đứt gãy thuận hay nghịch, có đặc điểm là đá ở phần trung tâm trẻ hơn các đá ở 2 bên (phần trung tâm hạ xuống tương đối).
Ở VN vùng tũng ĐB Bắc Bộ là 1 địa hào phức tạp, phân bậc, được lấp đầy các trầm tích Neogen và Đệ Tứ.
- Địa lũy: là hệ thống đứt gãy thuận hay nghịch, có đặc điểm là các đá ở phần trung tâm luôn có tuổi cổ hơn các đá ở 2 bên (phần trung tâm nâng lên tương đối). Dải núi Con Voi ở bờ trái sông Hồng là địa lũy điển hình nằm kẹp giữa 2 đứt gãy sông Hồng và sông Chảy.
Câu 34: Những dấu hiệu để nhận biết đứt gãy?
- Là ranh giới các miền trường có đặc tính khác nhau như cường độ, cấu trúc trường. Các đường đẳng trị song song kéo dài theo 1 phương xác đinh; Các đứt gãy sâu xác định theo dấu hiệu của trường từ, trọng lực và các trường từ biến đổi của chúng; Các đứt gãy nông chủ yếu xác định theo các trường dư từ và dư trọng lực lọc kích thước nhỏ và trường phổ gamma.
- Xuất hiện những nguồn lộ nước nóng có độ khoáng hóa cao, các điểm tích tụ quặng. Những nhà nghiên cứu đều cho rằng các nguồn lộ nước khoáng nóng thường liên quan tới các đưý gãy trẻ.
- Có dăm kết kiến tạo, mặt trượt dọc theo đới phá hủy.
- Các đá nằm cạch nhau, khác biệt nhau về thế nằm hoặc thời gian thành tạo tuổi của đá.
Câu 35: Trình bày về phong hóa vật lý.
* Khái niệm: Quá trình phong hóa là quá trình phá hủy cơ học và phân giải hóa học các khoáng vật và đá dưới tác dụng của các tác nhân nhiệt độ, nước, oxi, cacbonnic và của sinh vật.
Quá trình phong hóa xảy ra mạnh mẽ ở gần bề mặt TĐ, do tại đây chịu tác động trực tiếp của ánh sáng mặt trời, khí quyển, thủy quyển và sinh quyển.
* Phong hóa vật lí:
Là quá trình làm các đá bị biến đổi mà không kèm theo sự biến đổi về thành phầnkhoáng vật mà chỉ biến đổi về kiến trúc, cấu tạo của đá và biến đá từ nguyên khối thành cục, vụn, hạt.
Có thể phân biệt 4 kiểu phong hóa vật lý.
- Phong hóa nhiệt:
Động lực thúc đẩy các quá trình phong hóa nhiệt là sự nung nóng bởi bức xạ mặttrời: các lớp đất đá ở những độ sâu khác nhau có nhiệt độ khác nhau, do đó bị giãn nở khác nhau, khiến cho độ liên kết giữa các lớp bị phá hủy dần rồi vỡ thành nhiều mảnh vụn.
Các loại đá có cấu tạo tinh thể, ví dụ granit hoặc đá có dạng cấu tạo hạt như cát kết,cuội kết, v.v…, có các hạt với thành phần khoáng vật khác nhau, do đó có độ hấp phụ năng lượng mặt trời và độ giãn nở khác nhau, dẫn đến sự phá hủy các khối đá cứng chắc thành những hạt vụn, như trong trường hợp thành tạo cát kết acko ở các vùng khô nóng.
Nhìn chung, các loại đá có màu sẫm và có thành phần đa khoáng bị phong hóa mãnh liệt hơn cả.
Mặt khác, trong những điều kiện đất đá giống nhau thì khi dao động nhiệt độ càngđột ngột và có biên độ càng lớn, hiệu ứng phong hóa nhiệt càng mạnh.
Như vậy, đối với loại phong hóa này, dao động nhiệt độ giữa ngày và đêm đáng chúý hơn cả. Phong hóa nhiệt hoạt động rất mạnh ở các khí hậu khô nóng – các vùng samạc và bán sa mạc, ở các vùng ẩm ướt, do lớp phủ thực vật và thổ nhưỡng phát triển mạnh, bề mặt đá gốc được che phủ, biên độ dao động nhiệt độ giữa ngày và đêm nhỏ, nên quá trình xảy ra yếu hơn.
- Phong hóa băng giá:
Về thực chất, đây cũng là một hiện tượng phong hóa nhiệt, nhưng chỉ xảy ra ở những vùng lạnh có dao động nhiệt độ qua điểm 0, nham thạch bị phá hủy chủ yếu do thể tích nước thay đổi khi chuyển hóa từ trạng thái lỏng sang trạng thái đóng băng.
Trong đá bao giờ cũng có ít nhiều lổ hổng và khe nứt, nơi có thể lưu giữ nước và hơi nước.
Khi nhiệt độ hạ thấp tới 0 độ C, nước trong khe nứt đóng băng, đồng thời thể tích của nó tăng thêm, do đó tác động lên thành khe nứt những áp lực rất lớn.
Vì vậy, sau mỗi lần nước trong khe nứt hóa băng, bản thân khe nứt lại bị giãn ra thêm một chút.
Nếu hiện tượng hóa băng – tan băng xảy ra nhiều lần, khối đá bị phong hóa băng giá có thể bị vỡ thành nhiều những tảng và mảnh vụn.
- Phong hóa cơ học do muối kết tinh:
Trong các miền khí hậu khô khan, do hiện tượng bốc hơi rất mạnh mà luôn xảy ravận chuyển nước mao dẫn lên mặt đất. Trên đường di chuyển, nước mao dẫn có thể hòa tan các loại muối khoáng và khi nước bốc hơi, muối khoáng sẽ đọng lại. Trong quá trình muối khoáng kết tinh, thành mạch mao dẫn cũng phải chịu áp lực lớn khiến cho bề mặt đất đá bị rạn nứt và vỡ vụn.
Do hiện tượng này mà nhiều mảnh đá trong sa mạc tuy bề ngoài có vẻ cứng chắc nhưng lại có thể bị bóp vụn dễ dàng.
Trong các miền khí hậu khô khan, do hiện tượng bốc hơi rất mạnh mà luôn xảy ravận chuyển nước mao dẫn lên mặt đất. Trên đường di chuyển, nước mao dẫn có thểhòa tan các loại muối khoáng và khi nước bốc hơi, muối khoáng sẽ đọng lại. Trong quá trình muối khoáng kết tinh, thành mạch mao dẫn cũng phải chịu áp lực lớn khiến cho bề mặt đất đá bị rạn nứt và vỡ vụn.
Do hiện tượng này mà nhiều mảnh đá trong sa mạc tuy bề ngoài có vẻ cứng chắc nhưng lại có thể bị bóp vụn dễ dàng.
- Phong hóa cơ học do sinh vật:
Trong quá trình sống của mình, các sinh vật, và nhất là hệ thống rễ cây, cũng gây tác dụng phá hủy đất đá. Rễ cây cắm sâu vào khe nứt, lớn dần lên và cũng làm cho cáckhe nứt này ngày càng mở rộng. Hiện tượng này còn có thể quan sát rất rõ trên vách đá vôi.
Câu 36: Trình bày về phong hóa nhiệt và các nhân tố ảnh hưởng.
- Phong hóa nhiệt:
Động lực thúc đẩy các quá trình phong hóa nhiệt là sự nung nóng bởi bức xạ mặt trời: các lớp đất đá ở những độ sâu khác nhau có nhiệt độ khác nhau, do đó bị giãn nở khác nhau, khiến cho độ liên kết giữa các lớp bị phá hủy dần rồi vỡ thành nhiều mảnh vụn.
Các loại đá có cấu tạo tinh thể, ví dụ granit hoặc đá có dạng cấu tạo hạt như cát kết,cuội kết, v.v…, có các hạt với thành phần khoáng vật khác nhau, do đó có độ hấp phụ năng lượng mặt trời và độ giãn nở khác nhau, dẫn đến sự phá hủy các khối đá cứng chắc thành những hạt vụn, như trong trường hợp thành tạo cát kết acko ở các vùng khô nóng.
Nhìn chung, các loại đá có màu sẫm và có thành phần đa khoáng bị phong hóa mãnh liệt hơn cả.
Mặt khác, trong những điều kiện đất đá giống nhau thì khi dao động nhiệt độ càng đột ngột và có biên độ càng lớn, hiệu ứng phong hóa nhiệt càng mạnh.
Như vậy, đối với loại phong hóa này, dao động nhiệt độ giữa ngày và đêm đáng chúý hơn cả. Phong hóa nhiệt hoạt động rất mạnh ở các khí hậu khô nóng – các vùng samạc và bán sa mạc, ở các vùng ẩm ướt, do lớp phủ thực vật và thổ nhưỡng phát triển mạnh, bề mặt đá gốc được che phủ, biên độ dao động nhiệt độ giữa ngày và đêm nhỏ, nên quá trình xảy ra yếu hơn.
Câu 37: Trình bày về phong hóa hóa học.
Phong hóa hóa học là sự phá hủy đá dưới tác động của oxi, nước, khí cacbonnic, sinh vật thông qua các phản ứng hóa học. Phong hóa hóa học làm đá bị biến đổi sâu sắc về các tính chất vật lí, cấu tạo, kiến trúc và thành phần hóa học
- Những tác nhân chủ yếu của phong hóa hóa học là hoạt động hóa học của nước và các hợpchất hòa tan trong nước, của một số hợp chất hòa tan trong nước, của một số hợp phần không khí, như CO2, O2 và tác dụng hóa sinh của sinh vật.
- Nước tự nhiên có khả năng hoạt động hóa học của nước là vì nó có bộ phận phân li thànhcác ion H+ và OH-. Đặc biệt khi trong nước có CO2 hòa tan thì khả năng hoạt động hóa học của nó càng rõ rệt.
- Những hiện tượng phong hóa hóa học thường gặp là các quá trình hòa tan, thủy phân, oxyhóa, hydrat hóa, v.v..
+ Quá trình thủy phân: là quá trình phá hủy cấu trúc các khoáng vật silicat hoặc đá có thành phần silicat.
Trong quá trình thủy phân xảy ra hiện tượng thay thế các ion kim loại kiềm và kiềm thổ của các alumosilicat bằng các ion H+ của nước và sinh ra các hydrosilicat nhôm và giải phóng các oxyt kiềm và kiềm thổ ngậm nước.
Ví dụ: octocla tạo thành hydrosilicat nhôm
K2Al2SiO16 + 2H2O à H2Al2SiO16
+ Quá trình hòa tan:
Nước trong thiên nhiên thường phân li thành H+ và OH-. Sự phân li phụ thuộc vào nhiệt độ và lượng CO2 có mặt trong nước. Nếu nhiệt độ của nước tăng từ 0oC đến 30oC thì sự phân li tăng 2 lần. Còn nếu trong nước hàm lượng khí CO2 tự do tăng 10% thì nồng độ H+ tăng 300 lần.
Quá trình hòa tan phụ thuộc vào nồng độ H+ có trong nước, nồng độ H+ tăng làm quá trình hòa tan tăng và ngược lại. Ngoài ra quá trình này còn phụ thuộc vào khả năng hòa tan của khoáng vật trong nước. Các muối halogen có mức độ hòa tan cao nhất, mức độ hòa tan giảm dần tới các muối sunfat, khó hòa tan nhất là muối silicat
+ Quá trình oxy hóa: là quá trình các nguyên tố oxi tự do tham gia vào quá trình oxi hóa.
Quá trình oxi hóa luôn có xu hướng làm cho các nguyên tố chuyển từ hóa trị thấp lên hóa trị cao theo hướng từ kém bền vững sang bền vững hơn.
Quá trình oxi hóa các đá giàu sắt là điều kiện thuận lợi để tích tụ sắt, hình thành các mỏ sắt có nguồn gốc phong hóa
Ví dụ : Pyrite ® Limonite (FeS2): Fe2O3.2H2O.
+ Quá trình hydrat hóa:
Quá trình hydrat hóa là sự tham gia của nước theo một tỉ lệ nhất định vào mạng lưới cấu trúc của tinh thể để tạo nên những khoáng vật mới, đòng thời tăng thể tích làm vỡ các đá vây quanh.
Quá trình này còn biến đổi các khoáng vật oxit khan nước, ít bền vững thành những khoáng vật mới bền vững.
VD: Fe2O3 + 2H2O à Fe2O3.H2O (Hematide Limonite)
Ca SO4 + 2H2O à CaSO4.H2O (Anhydrite Thạch cao)
Câu 38: So sánh sự khác nhau giữa phong hóa hóa học và phong hóa vật lý.
Khái niệm
Nguyên nhân
Kết quả
Phong hóa lý học
Là quá trình làm các đá bị biến đổi mà không kèm theo sự biến đổi về thành phần khoáng vật mà chỉ biến đổi về kiến trúc, cấu tạo của đá và biến đá từ nguyên khối thành cục, vụn, hạt.
- do ma sát, hoạt động sản xuất của con người.
- do sự thay đổi nhiệt độ, sự đóng băng của nước, kết tinh của muối.
Đá bị rạn nứt, vỡ thành tảng và mảnh vụn.
Phong hóa hóa học
là quá trình phá hủy đá có kèm theo sự biến đổi thành phần hóa học và khoáng vật.
- do nước, các hợp chất hòa tan trong nước, khí oxi, khí CO2.
Các dạng địa hình Caxtơ.
Câu 40: Khái niệm vỏ phong hóa và các giai đoạn chính của vỏ phong hóa.
* Khái niệm:
Kết quả của quá trình phong hóa hình thành 3 loại sản phẩm:
- vật liệu vụn( vụn đá, vụn khoáng vật)
- vật liệu sinh thành mới không hòa tan(sét, caolin, sắc tố)
- vật chất hòa tan(K2O, Na2O, CaO,..)
Hai sản phẩm đầu nằm lại trên đá gốc gọi là tàn tích(eluvi) dần dần hình thành voe phong hóa. Sản phẩm hòa tan theo nước đi nơi khác.
* Các giai đoạn chính của vỏ phong hóa:
+) Giai đoạn mảnh vụn: - kết quả của quá trình phong hóa vật lý.
- gồm mảnh vụn đá có kích thước khác nhau.
- phổ biến ở vùng cực, núi cao, hoang mạc.
+) Giai đoạn Sialit kiềm:
- kết quả quá trình phong hóa hóa học không triệt để.
- các kim loại kiềm hòa tan trong nước tạo môi trường thuận lợi để hình thành các khoáng vật sét trung gian: + monmorilonit: ở vùng lạnh
+ hydromica: ở thảo nguyên.
- muối CaCO3 ít tan hình thành tàn tích vôi.
+) Giai đoạn Sialit axit(chua):
- kết quả của quá trình phong hóa mạnh song có quá trình rửa trôi nhanh.
- khí hậu nóng ẩm, thực vật phát triển cung cấp axit humic à sản phẩm trung gian trong môi trường axit bị biến đổi à caolin, muối CaCO3 bị hòa tan và rửa trôi.
+) Giai đoạn alit:
- phong hóa hóa học mạnh mẽ nhất.
- khí hậu nhiệt đới, áp suất, độ ẩm cao, caolin và 1 số khoáng vật khác(chứa Fe) tiếp tục biến đổi thành các hydroxit của Fe và Si dạng keo(limonit, boxit, opan) bền vững.
Câu 50: Giải thích quá trình tạo thành hang động trong đá vôi.
Điều kiện hình thành hang động:
- Đá dễ hòa tan(vôi).
- Nước lưu thông.
- Đá nứt nẻ.
Đầu tiên xảy ra quá trình:
CaCO3 + H2O + CO2à Ca(HCO3)2
tạo thành hang rỗng.
Tiếp đến là quá trình hình thành thạch nhũ: từ trần hang rồi dần dần đến sàn hang khi sàn hang đã nhô cao lên trên.
Ca(HCO3)2 à CaCO3 ↓+ H2O + CO2 ↑.
Rồi qua một thời gian, qua các quá trình phong hóa tạo nên hang động trong đá vôi.
Câu 43: Giải thích hiện tượng cướp dòng của dòng cháy thường xuyên.
Do xâm thực dọc của con sông.
Điều kiện: - hai sông có chung đường phân thủy( thường thường đường phân thủy trùng với các đỉnh núi).Mực xâm thực khác nhau.
Hai con sông có điều kiện để cướp dòng là:
- có mức xâm thực thấp thì quá trình xảy ra nhanh hơn.
- các đá ở 2 con sông là những loại khác nhau nên quá trình phong hóa và bào mòn xảy ra khác nhau.
Câu 44: Giải thích hiện tượng xâm thực ngang và quá trình tạo thành hồ móng ngựa.
- Quá trình xâm thực ngang( bên) là quá trình phá hủy 2 bên bờ con sông để mở rộng lòng sông. Làm cho con sông trở nên quanh co, uốn khúc, bên lở, bên bồi.
- Hồ Móng Ngựa:
+ nhờ quá trình xâm thực ngang.
+ Vào mùa lũ, lưu lượng nước tăng dẫn đến quá trình xâm thực dọc phát triển. Quá trình này sẽ phá vỡ những đoạn sông khúc khửu, uốn khúc gần nhau hình thành dòng chảy mới thoát nước nhanh hơn dòng chảy cũ vì quãng đường được rút ngắn do chảy tắt qua dòng chảy mới hình thành. Người ta gọi đó là hiện tượng đổi dòng của sông, qua thời gian các tích tụ dọc dòng chảy mới tạo nên đê ngăn cách giữa nó và dòng sông cũ. Tạo ra địa hình Hồ Móng Ngựa.
Câu 47: Phân tích các điều kiện để hình thành tam giác châu.
Tam giác châu được hình thành từ các dòng chảy thường xuyên nhờ quá trình tích tụ ở cửa sông..
Điều kiện để hình thành tam giác châu là:
- Sông phải có nhiều phù sa.
- cửa sông phải có đáy nông và bằng phẳng.
- độ mặc cao, sóng và thủy triều ở nơi này phải hoạt động yếu.
- chế độ kiện tạo bình ổn.
Nếu không đủ điều kiện hình thành tam giác châu thì cửa sông này còn được gọi là Vịnh tam giác( cửa sông hình phễu). VD: ĐB châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long.
Câu 49: Tính chất vật lý của nước và đại dương.
+) Mật độ: - được tính =(tỉ số khối lượng 1 đơn vị Vnước biển ở áp suất (nhiệt độ) quan trắc) / (khối lượng 1 đơn vị Vnước cất ở 4oC).
Trong đó: áp suất quan trắc lấy là 17,5oC đến 0oC
- Phụ thuộc độ muối nhưng luôn lớn hơn 1, dao động từ 1,0275-1,0220.
Sự chênh lệch mật độ nước biển là một trong những nguyên nhân gây chuyển động các khối nước, dòng chảy biển.
+) Màu sắc:
- thường có màu xanh lục, tuy nhiên ở mỗi vùng biển có thể có màu sắc khác nhau phụ thuộc : độ sâu, độ bùn(biển Hồng Hải, Hoàng Hải); lượng rong biển, vi khuẩn(biển Bắc Hải); sự phản xạ của nước với ánh sáng mặt trời.
- biển phát sáng vào đêm do sinh vật có khả năng tự phát sáng.
+) Nhiệt độ: - Trung bình là 17,4oC
- Giảm theo chiều sâu, ở 1000m thì dao động từ: - 1,3oC đến + 3o‑C.
- phụ thuộc vào khí hậu và vĩ độ địa lý.
+) Tỷ trọng:
- phụ thuộc áp suất, độ muối trong nước: ở 0oC thì là 35‰ có tỉ trọng là 1,028 à lượng muối càng lớn. Áp suất càng thấp thì tỉ trọng càng lớn.
+) Áp suất: tăng theo chiều sâu, ở 1000m thì p= 107 Pa (1Pa=1N/m2)
Ngoài ra còn có một số tính chất khác như:
- Sự thay đổi mực nước biển.
- Thủy triều.
- Hải lưu.
Câu 45: Nêu tác dụng phá hủy và tích tụ của dòng chảy tạm thời.
* KN: nước chảy tạm thời là nước chảy thành dòng khi có mưa hoặc băng tuyết tan được gọi là dòng chảy ko thường xuyên như khe rãnh, mương xói.
* Tác dụng:
+) Quá trình phá hủy: - quá trình đào sâu lòng dòng chảy (xâm thực sâu hoặc xâm thực dọc).
Nguyên nhân do động năng dòng nước và do các mảnh vụn đá khi di chuyển va đập trên mặt đáy.
Đặc điểm: xâm thực giật lùi từ cửa tỏa nước đến bồn thu nước để hình thành 1 đường cong lý tưởng gọi là trắc địa cân bằng dọc à dòng chảy hoàn thành 1 chu kì xâm thực. Nếu khu vực có chuyển động nâng cao à quá trình xâm thực tiếp tục để hình thành 1 trắc địa cân bằng dọc mới .
Kết quả: Địa hình bị chia cắt mạnh, độ sâu phân hóa lớn.
- quá trình phá hủy đá ở 2 bên bờ dòng chảy, mở rộng thung lũng do động năng dòng nước và các vật liệu vụn cứng va đập khi dòng nước di chuyển.
Xâm thực bên hay xâm thực ngang.
+) Quá trình vận chuyển: 2 kiểu: - vật liệu mịn và nhỏ cuốn trôi theo dòng nước.
- vật liệu thô lăn, trượt (di chuyển nơi nước xoáy) trên bề mặt khe, xói.
+) Quá trình tích tụ: Nón phóng vật:
- K/n: tại cửa tỏa nước, động năng dòng nước giảm, vật liệu phá hủy tích tụ lại.
- Hình dạng: hình chóp, sườn dốc quay về cửa tỏa nước, sườn thoải có hướng ngược lại.
- Các tích tụ: tảng, đá, dăm, mảnh vụn đá gốc, bột, sét.
- Không có định, thay đổi chỗ do lưu lượng nước hàng năm thay đổi.
- Kích thước: vài m đến vài chục m.
- Ở vùng núi cao, khe rãnh phát triển à nón phóng vật bao quanh sườn à địa hình vạt gấu núi.
Câu 46: Nêu tác dụng vận chuyển và tích tụ của dòng chảy thường xuyên.
* K/n: Dòng có nước chảy quanh năm không phụ thuộc vào khí hậu được gọi là dòng chảy thường xuyên. VD như sông, suối.
* Tác dụng:
+) Quá trình vận chuyển:- sông vận chuyển các vật liệu phá hủy dưới tác dụng của động năng dòng chảy. Vật liệu mịn, nhỏ di chuyển theo dòng nước. Vật liệu thô lăn, trượt trên bề mặt đáy của dòng nước.
+) Quá trình tích tụ:
- Trầm tích dọc sông:
Tích tụ hạt mịn, nhỏ thường có cấu tạo phân lớp xiên đơn.
Tích tụ cuội sắp xếp định hướng, chiều dài hạt cuội nằm nghiêng theo hướng của dòng chảy.
Các tích tụ phân dị theo kích thước, hình dạng và tỉ trọng của hạt vụn. Hạt thô, nặng nằm dưới; hạt nhỏ, mịn nằm trên. Ngoài ra còn phân dị theo mùa, hạt thô mùa nước, hạt mịn mùa cạn.
Kết quả: hình thành bãi bồi ở 2 bên bờ sông hoặc giữa lòng sông và chỉ ngập vào mùa nước.
- Trầm tích vùng cửa sông: nơi dòng sông đổ ra biển hoặc hồ lớn, ngoài các tích tụ vụn cơ học còn có các trầm tích nhuồn gốc hóa học, hữu cơ. Tùy thuộc vào đáy và các hoạt động địa chất khác ở vùng cửa sông mà hình thành tích tụ tam giác châu hoặc vịnh tam giác( cửa sông hình phễu).
Câu 42: Giải thích hiện tượng xâm thực doc và tại sao sông lại không thể đạt trắc diện cân bằng dọc.
* Xâm thực dọc(sâu) là quá trình xâm thực dật lùi, xảy ra mạnh ở thượng lưu. Sông trẻ thường có quá trình xâm thực dọc & sông già thường có quá trình xâm thực ngang.
* Trắc diện dọc của sông là hình chiếu những điểm sâu nhất ở đáy sông lên mặt phẳng thẳng đứng.
Trắc diện dọc cân bằng là khi đường cong đáy sông là đường cong trơn nên khi nước chảy qua không thể đào sâu thêm nữa. Nhưng không thể tạo được vì:
- sông chảy qua nhiều đất đá có độ cứng, mềm khác nhau nên sông tiếp tục đào sâu thêm lòng.
- do vận động kiến tạo của vỏ Trái đất: hiện tượng đứt gãy làm đất đá nâng lên và sụt xuống à nước tạo thành thác nên đá vẫn tiếp tục bị phá hủy và xâm thực.
- do lưu lượng nước không đều trong năm. Mùa khô vật liệu được tích tụ ở lòng và 2 bên bờ sông tạo thành các đống đất đá. Mùa mưa nước chảy siết tập trung phá vỡ các tích tụ từ mùa khô và sông lại tiếp tục được đào sâu.
Câu 48: Cho biết các yếu tố hình thái của đáy biển và đại dương.
* Theo độ sâu đại dương được chia ra các miền sau:
- Miền biển nông: được tính từ 0m à độ sâu 200m, đáy cửa nó gọi là thềm lục địa. Thềm lục địa VN được phân bố rộng ở Vịnh Bắc Bộ và khu vực biển Nam Bộ, có nơi rộng tới 200km. Miền Trung thềm lục địa hẹp (từ Đã Nẵng đến Nha Trang).
- Miền biển sâu: được tính từ 200m à độ sâu 2000m và đáy của nó gọi là sườn lục địa.
- Miền biển thẳm: được tính từ độ sâu 2000m trở lên và đáy của nó gọi là đáy đại dương. Trong đó những nơi có độ sâu trên 6000m được gọi là vực thẳm đại dương, nơi sâu nhất là vực Marian có độ sâu 11.034m ở Thái Bình Dương.
Ngoài ra còn có các sống núi giữa đại dương, các sống núi này có chiều dài hàng nghìn km và cao tới 3- 4 km.
Câu 29: Phân tích cột địa tầng biển tiến và biển thoái
Biển tiến là một sự kiện địa chất diễn ra khi mực nước biển dâng tương đối với đất liền và đường bờ biển lùi sâu vào trong đất liền gây ra ngập lụt. Biển tiến có thể làm cho nhấn chìm một vùng đất hoặc tạo các bồn đại dương.
Ngược lại với biển tiến là biển thoái, là sự kiện mực nước biển rút xuống tương đối với đất liền làm lộ ra các phần của đáy biển trước kia.
Biển tiến và biển thoái có thể do tác động của hoạt động kiến tạo như tạo núi, biến đổi khí hậu như các thời kỳ băng hà hoặc chuyển động đẳng tĩnh khi băng tan hoặc bóc mòn trầm tích.
Câu 16: Kiến trúc của đá magma?
Do diều kiện thành tạo tương đối phức tạp nên đá magma có nhiều kiến trúc khác nhau.
- Kiến trúc toàn tinh hạt đều: khi toàn bộ khối đá là những hạt tinh thể khoáng vật có kích thước như nhau: Nếu hạt > 5mm: kiến trúc hạt thô
Nếu hạt từ 1-5mm: ktrúc hạt vừa
Nếu hạt < 1mm: kiến trúc hạt nhỏ
Nếu hạt < 0,1mm: kiến trúc vi hạt
=> Kiến trúc này đặc trưng cho đá magma xâm nhập.
- Kiến trúc toàn tinh hạt không đều: khi trong toàn bộ khối đá là những hạt khoáng vật có kích thước khác nhau nằm xen kẽ nhau. Khi các tinh thể khoáng vật méo mó, màu sắc khác nhau xen kẽ, kéo dài như chữ tượng hình cổ, gọi là kiến trúc pecmutit ( vân chữ).
- Kiến trúc vi tinh: là kiến trúc mà các tinh thể bé, mắt thường khó nhìn thấy được. kiến trúc này thành tạo khi magma phun lên mặt đất gặp nhiệt độ và áp suất thấp nên dung nham nguội nhanh, khoáng vật không đủ thời gian để kết tinh thành tinh thể lớn.
- Kiến trúc thuỷ tinh: là kiến trúc các khoáng vật ở trong đá không kết tinh thành tinh thể mà kết tinh ở dạng vô định hình. Ví dụ: thuỷ tinh núi lửa.
Câu 17: Nêu các loại kiến trúc đặc trưng cho đá phun trào?
- Kiến trúc pocfia: khi trên toàn bộ bề mặt đá là những tinh thể khoáng vật màu rất nhỏ, nổi lên trên những tinh thể lớn có nhiều màu sắc. Đặc trưng cho đá phun trào riolit phân bố ở Lạng Sơn, Tam Đảo.
- Kiến trúc thuỷ tinh: phát triển các khoáng vật không kết tinh thành tinh thể:
+ Khi trên toàn bộ bề mặt đá là vô định hình trông tựa như bề mặt thuỷ tinh.
+ kiến trúc này được hình thành do magma khi ra ngoài, đông cứng, đột ngột không kịp kết tinh thành tinh thể khoáng vật. Ví dụ: thuỷ tinh núi lửa.
Câu 19: Đá có kiến trúc thuỷ tinh có thể là đá xâm nhập hay không? Tại sao?
Không. Vì đá xâm nhập là đá được hình thành sâu trong vỏ trái đất, do điều kiện nhiệt độ, áp suất giảm từ từ nên tạo thành kiến trúc toàn tinh. Đá có kiến trúc thuỷ tinh là đá được hình thành do magma phun trào ra ngoài vỏ trái đát rồi đông cứng lại đột ngột không kịp kết tinh thành tinh thể khoáng vật.
Câu 21: Cấu tạo của đá magma?
* Cấu tạo của đá xâm nhập: đá xâm nhập thường có cấu tạo khối và cấu tạo gơnai
- Cấu tạo khối đồng nhất: là cấu tạo khi các khoáng vật phân bố đều đặn giống nhau trên toàn bộ khối đá theo các phương khác nhau.
- Cấu tạo gơ nai: là trường hợp các khoáng vật sắp xếp song song nằm theo một hướng nhất định, tạo nên các dải có những màu sắc khác nhau (tối màu xen kẽ với sáng màu)
* Cấu tạo của đá phun trào:
- Cấu tạo xốp: là cấu tạo mà trong đá có những lỗ để lại do các chất khí thoát ra khi dung thể magma ngưng kết.
- Cấu tạo bọt là một loại của cấu tạo xốp, thường được thành tạo ở phần rìa của dòng dung nham phun trào.
- Cấu tạo dòng chảy: là cấu tạo mà đá còn giữ được dấu vết dòng chảy của dung nham.
Ngoài những cấu tạo thường gặp trên còn gặp các cấu tạo khác nhau như cấu tạo dòng chảy, cấu tạo mạch.
Câu 22: Các dạng nằm của đá magma xâm nhập?
* Các thể đặc trưng cho đá magma xâm nhập sâu:
- Thể nền: kích thước lớn, rộng, dài. Đường ranh giới lộ ra trên bề mặt đất không đều đặn, ở dưới phình to có sườn dốc dứng.
- Thể trụ: hình trụ, là nhánh của thể nền, ranh giới lộ ra trên bề mặt đất thường đẳng thước khép kín với diện tích nhỏ.
* Các thể đặc trưng cho đá magma xâm nhập nông:
- Thể vỉa: do magma có áp lực lớn theo khe nứt xuyên vào giữa các lớp đá trầm tích gần như song song và gây biến chất giữa mặt lớp tiếp xúc.
- Thể nấm: hình nấm nằm kẹo giữa 2 lớp đá trầm tích, lộ ra trên mặt thường có dạng gàn tròn hoặc bầu dục ở trung tâm.
- Thể thấu kính: dạng tựa như 1 thấu kính, nằm kệp giữa 2 lớp đá trầm tích.
- Thể tường: do magma xuyên lên lớp đầy các khe nứt cắt qua các lớp đá của vỏ trái đất với 2 mặt gần như song song, dốc đứng kéo dài tựa như bức tường.
Ngoài ra tuỳ theo hình dạng thể nằm đá magma xâm nhập nông còn chia ra: thể chậu, thể yên, thể liềm.
Câu 23: Các dạng nằm của đá magma phun trào?
- Thể dòng được hình thành từ magma dễ linh động, thoát ra ở miệng núi lửa chảy theo sườn dốc xuống các thung lũng xung quanh.
- Thể vòm phủ được hình thành từ các magma trung tính khi thoát ra ngoài nằm tren sườn dốc xen kẽ với các lớp mảnh vụn đá.
- Thể vòm được hình thành từ magma có thành phần axit linh động kém, khi thoát ra ngoài không di chuyển mà nằm tại miệng núi lửa hình vòm, hình kim.
- Thể lớp phủ dược hình thành từ magma có thành phần mafic linh động, theo các khe nứt của vỏ trái đát thoát ra ngoài và chảy tràn trên bề mặt đất, sau đó đông cứng lại.
Câu 24: Khái niệm và phân loại đá trầm tích?
- Khái niệm: Đá trầm tích là đá được tạo thành từ các sản phẩm phá hủy của các đá có trước, sản phẩm hoạt động của núi lửa, kết quả của các quá trình hóa học và hoạt động của sinh vật. Các sản phẩm này có thể tích tụ tại chỗ hoặc được gió, nước chảy, băng hà mang đi và tích đọng ở biển, hồ và một phần trên đường vận chuyển (lòng sông, suối)
- Phân loại: Dựa theo nguồn gốc tạo thành, đá trầm tích chia ra làm 4 nhóm:
+ Đá trầm tích cơ học: là đá phổ biến nhất trong các đá trầm tích, được tạo thành do sự phá hủy cơ học của các đá có trước sau đó được lắng đọng lại.
Tùy theo mức độ gắn kết chia làm 2 loại:
- Đá vụn không gắn kết
- Đá vụn gắn kết: thực chất là đá vụn không gắn kết được gắn kết lại bởi xi măng. Gọi tên theo tên đá vun không gắn kêt nhưng thêm đuôi kết vào phía sau. Ví dụ: dăm kết, sạn kết, sỏi kêt, cát kết, bột kết, sét kêt.
+ Đá trầm tích hữu cơ: là đá trầm tích mà toàn bộ hay một phần là sản phẩm của sinh vật. Ví dụ:
* Đá vôi: thành phần khoáng vật chủ yếu là canxit, có thể lẫn đolomit, sét, thạch anh, than… Màu sắc không cố định có thể trắng, xám, nâu đỏ hoặc đen. Độ cứng trung bình dao rạch được, dễ sủi bọt với HCl. Bề ngoài là loại đá đặc xít, hạt mịn.
Nguồn gốc: được tạo thành từ trầm tích vỏ vôi của một số động vật biển hoặc từ các ám tiêu san hô. Tùy theo di tích của động vật biển tạo nên mà đá có tên tương ứng: đá vôi fusulin, đá vôi vỏ sò, đá vôi vỏ san hô…
* Than đá: than đá được tạo thành là doc các di tích thực vật bị chôn vùi dưới đất rồi bị tác dụng lên men mà thành trong điều kiện không có oxi
+ Đá trầm tích hóa học: là đá được thành tạo nhờ con đường hóa học như kết tủa từ dung dịch thật và dung dịch keo. Ví dụ: đolomit, boxit…
+ Đá trầm tích hỗn hợp: là sản phẩm tích tụ hỗn hợp của hai hoặc ba loại có nguồn gốc trên: như đá vôi trứng cá, đá vôi hạt đậu..
Câu25: Đá vôi có những nguồn gốc nào?
- Đá vôi dược hình thành do kết tủa CaCO3 từ dung dịchthật hoặc do xác sinh vật chứa nhiều CaCO3 tích đọng lại.
- Đá vôi được hình thành từ các trầm tích hằng tỷ năm trước bởi các sinh vật có nguồn gốc từ biển giàu cacbonat như san hô, cỏ sò, vi sinh vật...Các kiến tạo địa chất đã nâng đẩy chung lên khỏi mặt nước hình thành những khối đá khổng lồ gãy khúc.
Câu 27: Khái niệm và phân loại đá biến chất?
- Khái niệm: Là kết quả của quá trình biến đổi sâu sắc ở trạng thái cứng của các đá có trước tác động của các quá trình địa chất xảy ra ở các độ sâu khác nhau trong vỏ trái đất.
- Phân loại:
- Biến chất động lực: do các chuyển động kiến tạo ,dưới tác dụng của áp suất định hướng các đá nguyên thuỷ bị cà nát dọc theo đứt gãy làm biến đổi ktrúc và cấu tạo. thành phần khoáng vật ít bị biến đổi.
- Biến chất nhiệt: là dạng biến chất nằm ở vành tiếp xúc quanh khối magma do tác dụng nhiệt của chúng làm biến đổi thành phần cấu tạo ktúc của đá nguyên thuỷ.
- Biến chất tiếp xúc trao đổi: là dạng biến chất có kèm theo sựểtao đổi thành phần hoá học giữa khối magma và các đá vây quanh.
- Biến chất khu vực: là dạng biến chất trong quy mô rộng lớn do tác dụng của cả nhiẹt và động lực.
Câu 28: Các phương pháp nghiên cứu vận động dao động cổ, mới?
Khái niệm: vận động dao động là những vận động nâng lên hay hạ xuống theo phương thẳng đứng một cách hết sức chậm chạp của vỏ TĐ. Vận động này có thể xảy ra ở những khu vực khác nhau, hoặc có thể xảy ra ở cùng một khu vực nhưng trong các thời kì địa chất khác nhau.
* Vận động dao động mới: là các chuyển động diễn ra trong khoảng thời gian từ kỷ Nêogen cho tới nay.
*Các phương phap nghiên cứu:
- Phương pháp lịch sử: dựa trên cơ sở các truyện truyền thuyết, cổ tích, sự thay dổi các di chỉ văn hoá, các công trình xây dựng, khu vực quần cư để nội suy các chuyển động kiến tạo.
- Phương pháp trắc địa: dựa trên các số liệu đo đạc kinh, vĩ độ hoặc xây dựng bản đồ địa hình qua nhiều năm trong 1 khu vực nào đó, sau đó so sánh chúng với nhau để nội suy các chuyển động kiến tạo mới.
- Phương pháp địa mạo: phát hiện các vận động dao động trên cơ sở nghiên cứu dấu vết chúng còn để lại trên bề mặt đất. Ví dụ như độ cao bề mặt san bằng, hốc sóng vỗ, bậc thềm sông, thềm biển. các mực hang động
- Phương pháp địa chất: phát hiện các vận động dao động của vỏ TĐ thông qua nghiên cứu thay đổi qui luật trầm tích, độ dày trầm tích. Trong mặt cắt địa chất, cột địa tầng địa chất các đá trầm tích biến đổi dần từ hạt thô đến hạt mịn là kết quả của quá trình biển thoái, ngược lại từ mịn đến thô là biển tiến
*Các vận động dao động cổ: là các chuyển dộng diễn ra vào thời gian trước kỷ Nêogen. Do được hìh thành từ rât lâu nên bị các trầm tích trẻ phủ lên trên không còn dấu vết trên bề mặt đất. Vì vậy để phát hiện vận động dao động cổ chủ yếu dựa vào phương pháp địa chất
- Phương pháp phân tích quy luật về bề dày trầm tích.
- Phương pháp phân tích mối quan hệ giữa các đá có tuổi khác nhau. phương pháp này dựa trên cơ sở phân tích sự có mặt của các đá theo thứ tự thời gian từ cổ dến trẻ. Sự vắng mặt các đá trong một khoảng thời gian nào đó chứng tỏ trái đất nâng cao mạnh nên không có quá trình tích tụ. Ngược lại nếu có mặt liên tục theo thời gian thì nó chúng tỏ vỏ TĐ có quá trình hạ thấp liên tục
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top