dangcamquyen,dangcsvn
b. Quan niệm của Hồ Chí Minh về Đảng cầm quyền
- Theo các nhà chính trị học “đảng cầm quyền” là khái niệm dùng để chỉ một đảng chính trị đại diện cho một giai cấp đang nắm giữ và lãnh đạo chính quyền để điều hành, quản lý đất nước nhằm thực hiện lợi ích của giai cấp mình.
- Trong tư tưởng Hồ Chí Minh Đảng cầm quyền là Đảng tiếp lãnh đạo sự nghiệp cách mạng trong điều kiện Đảng đã lãnh đạo quần chúng nhân dân giành được quyền lực nhà nước và Đảng trực tiếp lãnh đạo bộ máy nhà nước đó để tiếp tục hoàn thành sự nghiệp độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội.
- Mục đích, lý tưởng của Đảng cầm quyền.
Theo Hồ Chí Minh, Đảng ta không có lợi ích nào khác ngoài lợi ích của Tổ quốc và của nhân dân. Đó là mục đích, lý tưởng cao cả không bao giờ thay đổi trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Khi đã trở thành Đảng cầm quyền, mục đích, lý tưởng đó không những không thay đổi mà còn có thêm những điều kiện và sức mạnh nhằm hiện thực hóa mục tiêu, lý tưởng đó.
- Đảng cầm quyền vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ trung thành của nhân dân.
+ Trong tư tưởng Hồ Chí Minh khi xác định “người lãnh đạo” là xác định quyền lãnh đạo duy nhất của Đảng đối với toàn xã hội, khi đã có chính quyền thì Đảng lãnh đạo chính quyền.
+ Với tư cách là “người lãnh đạo” Đảng phải giáo dục, thuyết phục, nghĩa là Đảng phải làm cho dân tin, dân phục để dân theo. Đảng lãnh đạo nhưng quyền hành và lực lượng ở nhân dân cho nên Đảng “phải đi đường lối quần chúng, không được quan liêu mệnh lệnh gò ép nhân dân” mà phải tuyên truyền, giáo dục dân chúng để thức tỉnh họ. Đảng phải sâu sát gắn bó mật thiết với nhân dân lắng nghe ý kiến của nhân dân, khiêm tốn học hỏi nhân dân và phải chịu sự kiểm soát của nhân dân.
+ Với tư cách là người lãnh đạo, theo Hồ Chí Minh Đảng cũng có nghĩa bao hàm trách nhiệm của “người đầy tớ” của dân. Đảng phải tận tâm, tận lực phụng sự nhân dân nhằm đem lại các quyền và lợi ích cho nhân dân. Muốn làm “đầy tớ” tốt của nhân dân, theo Hồ Chí Minh đảng viên và cán bộ phải có tri thức khoa học, giỏi chuyên môn nghiệp vụ, thực sự thấm nhuần đạo đức cách mạng “cần kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”.
+ Tóm lại, Hồ Chí Minh đã sử dụng phương pháp biện chứng để nói lên vị trí, vai trò của Đảng cầm quyền trong việc lãnh đạo nhân dân.
- Đảng cầm quyền dân là chủ.
Theo Hồ Chí Minh, khi cách mạng thành công thì quyền lực phải thuộc về nhân dân, nhà nước đó phải của dân, do dân và vì dân. Đảng lãnh đạo cách mạng là để thiết lập và củng cố quyền làm chủ của nhân dân. Quyền lực thuộc về nhân dân là bản chất, là nguyên tắc của chế độ mới, một khi xa rời nguyên tắc này, Đảng sẽ trở thành đối lập với nhân dân.
1. Về sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam
- Xuất phát từ tình hình ở các nước tư bản, Lênin đã nêu ra quan điểm: Đảng cộng sản là sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác với phong trào công nhân. Sau khi Lênin mất những người cộng sản kế tục đã khái quát qui luật ra đời của các Đảng cộng sản là sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân.
- Trên cơ sở qui luật ra đời chung của các Đảng cộng sản, căn cứ vào diễn biến cụ thể của tình hình cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh đã khái quát qui luật ra đời đặc thù của Đảng Cộng sản Việt Nam là sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước. Điều này hoàn toàn không mâu thuẫn với quan điểm của quốc tế cộng sản mà là sự vận dụng sáng tạo quan điểm của quốc tế cộng sản vào điều kiện cụ thể Việt Nam. Sở dĩ phong trào yêu nước Việt Nam có thể trở thành một trong ba yếu tố dẫn đến sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là vì:
Thứ nhất: Phong trào yêu nước có vị trí vai trò cực kì to lớn trong quá trình phát triển của dân tộc Việt Nam. Là sợi chỉ đỏ xuyên suốt chiều dài lịch sử Việt Nam.
Thứ hai: Phong trào công nhân kết hợp được với phong trào yêu nước vì cả hai phong trào đó đều có mục tiêu chung.
Thứ ba: Phong trào nông dân- một lực lượng chủ yếu của phong trào yêu nước, kết hợp với phong trào công nhân. Công nhân Việt Nam có nguồn gốc từ nông dân.
Thứ tư: phong trào yêu nước của trí thức Việt Nam là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự kết hợp các yếu tố cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Thực tiễn phong trào cách mạng Việt Nam cũng như phong trào cách mạng thế giới đã kiểm nghiệm và chứng minh luận điểm của Hồ Chí Minh gắn chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước dẫn đến sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam là hoàn toàn đúng đắn
2. Vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam
- Hồ Chí Minh nhận thức cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân. Nhưng nhân dân phải được giác ngộ, được tổ chức, lãnh đạo theo một đường lối đúng đắn thì mới trở thành lực lượng to lớn. Vì vậy, Hồ Chí Minh đặt vấn đề:
- Cách mạng trước hết ''phải có Đảng cách mạng, để trong thì tập hợp và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với các dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi. Đảng có vững cách mạng mới thành công cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy''.
- Để đảm đương được vai trò lãnh đạo cách mạng Việt Nam, theo Hồ Chí Minh: ''Đảng phải là đội tiền phong, là bộ tham mưu chiến đấu của giai cấp vô sản, của nhân dân lao động và của cả dân tộc'' Bao giờ Đảng cũng tận tâm, tận lực phụng sự tổ quốc, phục vụ nhân dân, trung thành tuyệt đối với lợi ích của giai cấp công nhân, và của dân tộc.
- Thực tiễn cách mạng Việt Nam gần 80 năm qua đã chứng minh dưới sự lãnh đạo của Đảng cách mạng nước ta đã giành được những thắng lợi to lớn, vĩ đại.
Trong giai đoạn hiện nay, khi chúng ta đang ra sức xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh theo con đường xã hội chủ nghĩa. Kẻ thù đang tìm mọi cách để chống phá cách mạng nước ta chúng coi việc xoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là một khâu then chốt. Tuy nhiên mọi hành động chống phá của chúng không thể đi ngược lại lịch sử, không thể làm thay đổi được thực tiễn là cách mạng Việt Nam rất cần có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
3. Bản chất của Đảng Cộng sản Việt Nam
- Hồ Chí Minh khẳng định: Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân, đội tiên phong của giai cấp công nhân, mang bản chất giai cấp công nhân - giai cấp duy nhất gánh vác sứ mệnh lịch sử lãnh đạo cách mạng đến thắng lợi cuối cùng.
- Cái quyết định bản chất giai cấp công nhân của Đảng không phải chỉ là số lượng đảng viên xuất thân từ giai cấp công nhân, mà cơ bản là ở nền tảng tư tưởng của Đảng, là chủ nghĩa Mác-Lênin. Mục tiêu của Đảng là độc lập dân tộc và CNXH; ở vấn đề Đảng nghiêm túc tuân thủ những nguyên tắc XD Đảng kiểu mới của giai cấp công nhân. Mặc dù tên gọi khác nhau nhưng Đảng ta chỉ có bản chất giai cấp công nhân.
- Đảng cộng sản Việt Nam mang bản chất giai cấp công nhân nhưng không chỉ đại diện cho lợi ích của giai cấp công nhân mà còn đại diện cho lợi ích toàn dân tộc. Do đó Đảng gắn bó máu thịt với giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc trong mọi giai đoạn, mọi thời kỳ phát triển của cách mạng Việt Nam. Trong thành phần của Đảng ngoài giai cấp công nhân còn có những người ưu tú của giai cấp nông dân, đội ngũ trí thức và các giai tầng khác. Tuyệt đại đa số những người dân Việt Nam dù là đảng viên, hay không phải là đảng viên, dù thuộc giai tầng nào, đều cảm thấy ĐCSVN là Đảng của Bác Hồ, là Đảng của mình, tự hào với niềm tự hào của Đảng và thấy mình có trách nhiệm xây dựng Đảng.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top