Câu 7: cơ chế quản lý kinh tế,khhtt,cctt?
Câu 7: cơ chế và nội dung cơ bản của cơ chế quản lý kinh tế. phân biệt thương mại theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung và theo cơ chế thị trường?
a- cơ chế
-cơ chế là một khái niệm dùng để chỉ quy luật vận hành của một hệ thống. Bất kỳ một sự vật, hiện tượng, quá trình kinh tế xã hội, trong tự nhiên, trong xã hội, trong tư duy cũng có thể được hình dung là một hệ thống đc cấu thành từ những yếu tố có xu hướng trái ngược nhau làm tiền đề cho nhau tồn tại.
- cơ chế là khái niệm dùng để chỉ sự tương tác giữa các yếu tố kết thành hệ thống mà nhờ đó hệ thống có thể hoạt động.
- trong lĩnh vực thương mại cơ chế kinh tế là tổng thể các yếu tố có mối liên hệ tác dộng qua lại lẫn nhau tạo thành động lực dẫn dắt thương mại phát triển.
- cơ chế kt mang tính khách quan của nền kt, và mỗi nền kt đều có một cơ chế đặc trưng.
b- nội dung cơ bản của cơ chế quản lý kinh tế.
khái niệm: cc qlkt là khái niệm dùng để chỉ phương thức mà qua đó nhà nước tác động vào nền kinh tế để định hướng nền kinh tế tự vận động đến các mục tiêu đã định.
Nội dung:
- cơ chế kinh tế là phương thức tự vận động của nền kt, là biểu tượng của nhân tố khách quan.
- Ccqlkt là phương thức tác dộng của nhà nước nhằm định hướng nền kt, nó mang tính chủ quan.
- Nhà nươc tác động thông qua cơ chế kt chứ không thể tác động trực tiếp vào nền kinh tế.
c-phân biệt thương mại theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung và theo cơ chế thị trường.
Cơ chế thị trường: là tổng thể các yếu tố cung, cầu, giá cả và thị trường cùng các mối quan hệ cơ bản vận động dưới sự điều tiết của các quy luật thị trường trong môi trường cạnh tranh nhằm mục tiêu duy nhất là lợi nhuận.
Trong nền kinh tế thị trường, mọi hoạt động sản xuất và trao đổi hàng hóa giữa người sản xuất và người tiêu dùng được vận hành do sự điều tiết của quan hệ cung cầu.
Đặc trưng:
Việc phân bố sử dụng các nguồn tài nguyên, nguyên liệu đầu vào về cơ bản được giải quyết theo quy luật của kinh tế thị trường mà cốt lõi là quy luật cung cầu.
Các mối quan hệ kinh tế thị trường đều được tiền tệ hoá.
Động lực chính phát triển kinh tế là lợi nhuận thu được.
Việc sản xuất kinh doanh và tiêu dùng sản phẩm do hai phía cung và cầu quyết định.
Môi trường, động lực, phương tiện thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển là cạnh tranh.
Nhà sản xuất là nhân vật trung tâm và khách hàng chi phối người bán trên thị trường.
Có sự chênh lệch giàu nghèo trong xã hội.
Có bất cập cần có sự điều tiết của nhà nước như môi trường, khủng khoảng và nhiều vấn đề xã hội.
Có xu hướng phát triển kinh tế mang tính hội nhập khu vực và quốc tế.
Đặc trưng cơ bản nhất của cơ chế thị trường là động lực lợi nhuận, nó chỉ huy hoạt động của các chủ thể. Trong kinh tế thị trường, đặc điểm tự do lựa chọn hình thức sản xuất kinh doanh, tự chịu trách nhiệm: 'lãi hưởng lỗ chịu', chấp nhận cạnh tranh, là những điều kiện hoạt động của cơ chế thị trường. Sự tuân theo cơ chế thị trường là điều không thể tránh khỏi đối với các doanh nghiệp, nếu không sẽ bị đào thải.
Cơ chế kế hoạch hóa tập trung:là một nền kinh tế trong đó Nhà nước kiểm soát toàn bộ các yếu tố sản xuất và giữ quyền quyết định việc sử dụng các yếu tố sản xuất cũng như phân phối về thu nhập. Trong một nền kinh tế như vậy, các nhà làm kế hoạch quyết định loại và khối lượng hàng hóa nào sẽ được sản xuất, các xí nghiệp thực thi việc sản xuất này, trái ngược với một nền kinh tế phi kế hoạch.
Thực chất là cơ chế mệnh lệnh, là một xã hội Chính phủ đề ra mọi quyết định về sản xuất và tiêu dùng. Cơ quan quản lý nhà nước sẽ quyết định sẽ sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và sản xuất cho ai. Sau đó các hướng dẫn cụ thể sẽ được phổ biến tới các hộ sản xuất gia đình, các doanh nghiệp.
Nhà nước không chỉ xác định chính xác số lượng từng loại sản phẩm phải sản xuất mà còn ấn định cả giá cả, theo đó các sản phẩm này được bán cho người tiêu dùng là một công việc khổng lồ. Chỉ cần nhà quản lý phạm sai lầm là có thể dẫn đến tình trạng dư thừa hay thiếu hụt to lớn một loại sản phẩm nào đó. Trước1986, nước ta đã áp dụng cơ chế này.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top